Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 12/11/2019
Ngày cập nhật 13/11/2019
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
 

1.  Vấn nạn tập kết cát trái phép ở KKT Chân Mây- Lăng Cô (Thừa Thiên Huế): Cơ quan chức năng lên tiếng!

Theo Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện tại Khu kinh tế (KKT) Chân Mây- Lăng Cô có 3 bãi tập kết cát sỏi. Như vậy, những bãi tập kết cát mà Báo Tài nguyên và Môi trường đã đề cập là không nằm trong quy hoạch, tức trái phép. Tuy nhiên, việc xử lý của cơ quan chức năng vẫn còn bất cập...

Báo Điện tử Tài nguyên và Môi trường ra ngày 29/10/2019 có bài “Nhức nhối nạn tập kết cát trái phép ở KKT Chân Mây- Lăng Cô”, phản ánh việc nhiều bãi tập kết cát trái phép “mọc” lên ở KKT Chân Mây- Lăng Cô đoạn qua địa bàn các xã Lộc Tiến, Lộc Thủy, Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Những bãi này nằm lộ thiên ở ven đường, các rừng cây... nhưng cơ quan chức năng hầu như “ngó lơ”. Điều này đã và đang khiến tài nguyên cát đang bị thất thoát và người dân địa phương hết sức bất bình. Khu vực này có thuộc quyền quản lý của Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh.

Liên quan đến vụ việc này, lãnh đạo Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc kiểm tra những vấn đề mà Báo Tài nguyên và Môi trường đề cập, Ban đã vào cuộc và vừa có báo cáo cụ thể.

Theo Ban quản lý, tại KKT Chân Mây - Lăng Cô có quy hoạch các điểm bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng cát, sỏi. Cụ thể, tại thôn Phước Hưng (xã Lộc Thủy), tọa độ X=1800045, Y= 600783, bãi nằm dọc sông Bù Lu. Tại thôn Trung Kiền (xã Lộc Tiến), tọa độ X=1798528, Y= 605660, bãi nằm sát đường nhựa vào suối Bầu Ghè, cách QL1A 1km về phía Nam và cách mỏ đá Thừa Lưu 500m về phía Nam. Tại thôn Thủy Yên Hạ (xã Lộc Thủy), tọa độ X=1798992, Y= 602108, nằm bên cạnh đường vào mỏ đá Khe Diều, cách QL1A khoảng 800m.

“Về các bãi tập kết cát theo phản ánh của Báo Tài nguyên Môi trường, Ban chưa có cơ sở để xác định có phù hợp theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt hay không, đề nghị Báo Tài nguyên Môi trường cung cấp tọa độ cụ thể các vị trí tập kết cát để Ban quản lý xác định sự phù hợp quy hoạch phản hồi thông tin báo chí; trường hợp không thuộc các vị trí đã được phê duyệt nêu trên thì không phù hợp theo quy hoạch đã được phê duyệt...”,  đại diện Ban quản lý Khu kinh tế công nghiệp tỉnh cho hay.

Đối chiếu với câu trả lời của Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, PV khẳng định rằng những bãi tập kết cát mà PV đề cập ở bài trước không nằm trong 3 bãi quy hoạch mà cơ quan chức năng đề cập như trên.

Đơn cử như tại xã Lộc Tiến có một bãi tập kết cát nằm sát QL1A, ngay sau lưng trụ sở của Điện lực Phú Lộc. Người dân cho hay với PV bãi này của một hộ tên H. ở cùng xã. Hay như tại thôn Bình An 1 (xã Lộc Vĩnh) có một bãi tâp kết lớn kết hợp với sản xuất vật liệu xây dựng. Người dân xác nhận bãi này của hộ dân tên Trần Đình L. cũng ở cùng xã. Những bãi tập kết cát còn lại đều thuộc KKT Chân Mây- Lăng Cô và nằm rải rác ven đường.

Cũng theo Ban quản lý Khu kinh tế công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, Ban quản lý thường xuyên phối hợp với UBND huyện Phú Lộc tiến hành kiểm tra, phát hiện và xử lý các tình trạng khai thác, tập kết cát trái phép trên địa bàn và đã có Công văn số 245/KKTCN-VPĐD ngày 12/3/2019 gửi UBND huyện Phú Lộc đề nghị xác minh, xử lý theo quy định.

Sau khi nhận được đề nghị của Ban quản lý, UBND huyện Phú Lộc đã ban hành Quyết định số 789/QĐ-UBND ngày 28/3/2019 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra tại các xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh và đã lập biên bản vi phạm. Hiện nay, UBND huyện Phú Lộc đang hoàn thiện quy trình để xử lý vi phạm theo quy định...

Trao đổi thêm với PV về tình trạng tập kết cát trái phép ở KKT Chân Mây- Lăng Cô, ông Phan Văn Trọng - Trường phòng Tài nguyên Môi trường huyện Phú Lộc thừa nhận, tình trạng các bãi tập kết cát trái phép như trên là có thật với khối lượng lớn, tuy nhiên việc xử lý đang gặp nhiều bất cập.

“Khi chúng tôi kiểm tra thì không ai thừa nhận các bãi là của mình nên khó xử lý. Phòng TN&MT đã gửi biên bản cụ thể về các xã yêu cầu niêm yết công khai các bãi đã quy hoạch, tham mưu huyện đề nghị rà soát các bãi không có chủ, đôn đốc địa phương tiến hành cưỡng chế và đấu giá các bãi cát vô chủ trong thời gian sớm nhất. Sắp tới phòng sẽ kiểm tra lại...”, ông Trọng trình bày. (Baotainguyenmoitruong.vn 11/11)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Triển khai thực hiện thí điểm nguyên tắc “4 tại chỗ” tại bộ phận một cửa

Bắt đầu từ ngày hôm 11/11/2019, Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và các Trung tâm Hành chính công cấp huyện sẽ triển khai thí điểm nguyên tắc “4 tại chỗ” trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả tại bộ phận Một cửa.

Nguyên tắc “4 tại chỗ” là đảm bảo việc tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả thủ tục hành chính được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quy trình giải quyết áp dụng cho từng thủ tục hành chính cụ thể. Các thủ tục hành chính thực hiện theo nguyên tắc này phải do một hoặc một bộ phận cán bộ (tại Bộ phận một cửa) được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, các Trung tâm Hành chính công cấp huyện tiếp nhận, trực tiếp thẩm định hồ sơ hoặc trực tiếp tham gia việc thẩm định, trình phê duyệt hoặc phê duyệt hồ sơ.

Nguyên tắc này vẫn tuân thủ quy định của pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính như xin ý kiến cơ quan liên quan, thẩm định trực tiếp tại thực địa, thành lập hội đồng, thủ tục liên thông… hoặc thủ tục thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh, Bộ, ngành Trung ương (nếu có).

Theo ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, việc thực hiện nguyên tắc “4 tại chỗ” nhằm góp phần bảo đảm các thủ tục hành chính được giải quyết thuận tiện, nhanh chóng, cắt giảm chi phí, thời gian của công dân, tổ chức; các hoạt động giải quyết hồ sơ được thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực, quan liêu. “Có thể hiểu rằng thay vì “2 tại chỗ” chỉ tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận một cửa như mô hình đang thực hiện thì “4 tại chỗ” sẽ gồm tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và trả kết quả tại chỗ”. Ông Nguyễn Kim Tùng giải thích thêm.

Theo đó, hồ sơ ngay trước khi tiếp nhận sẽ được kiểm tra thành phần, thẩm tra nội dung, tính pháp lý của hồ sơ rồi mới tiếp nhận hồ sơ. Trước đây, chỉ kiểm tra thành phần hồ sơ rồi tiếp nhận nên khi chuyển hồ sơ về giải quyết tại các cơ quan chuyên môn sẽ xảy ra các tình huống bổ sung hồ sơ, trả lại hồ sơ do không đủ điều kiện giải quyết làm tốn kém thời gian, chi phí, công sức của công dân, tổ chức.

Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển, xử lý và áp dụng chữ ký số trên môi trường mạng, chủ động giải quyết thủ tục hành chính theo hướng linh hoạt, phù hợp quy định và sát thực tiễn, hiệu quả, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, việc in ấn, phê duyệt kết quả, phát hành kết quả thủ tục hành chính sẽ được thực hiện ngay tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Trung tâm Hành chính công cấp huyện.

Dự kiến, nguyên tắc “4 tại chỗ” sẽ được đưa vào hoạt động chính thức từ tháng 12/2019. (Baothuathienhue.vn 11/11)

 
 
 

2.  Kiện toàn nhân sự 4 tỉnh thành

UBND TPHCM, tỉnh Hòa Bình, Thừa Thiên Huế, Tỉnh ủy Bắc Giang vừa tổ chức công bố và trao các quyết định điều động, bổ nhiệm nhân sự.

Ngày 10/11, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Ngọc Thọ đã trao quyết định điều động và bổ nhiệm đồng chí Đặng Hữu Phúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc giữ chức vụ Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian giữ chức vụ 5 năm.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trao quyết định điều động và bổ nhiệm đồng chí Hoàng Tiến Minh, Giám đốc Ban Quản lý khu vực Phát triển đô thị tỉnh giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế. Thời gian bổ nhiệm là 5 năm./. (Baochinhphu.vn 12/11; Cpv.org.vn 11/11; Vietnamnet.vn 12/11) 

 
 
 

3.  Dân vận nhìn từ Hương Thủy: Khó vạn lần dân liệu cũng xong – kỳ 1: Tiền không phải là mấu chốt

Câu chuyện dân vận, nói thì dễ nhưng khi bắt tay thực hiện là cả một vấn đề. Từ thành công trong công tác giải tỏa, di dời của TX. Hương Thủy ở Dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và xây dựng nông thôn mới, nhiều bài học quý về công tác dân vận được khơi gợi.

Có chính sách phù hợp, tăng cường đối thoại, kiên trì vận động... là “nguyên tắc” được những người làm công tác dân vận ở TX. Hương Thủy áp dụng khá hiệu quả.

Cuối tháng 2, đầu tháng 3/2019, nhà ông Nguyễn Quang Trạm (thôn Tô Đà 2, xã Thủy Tân) có người thân qua đời. Đó cũng là thời điểm TX. Hương Thủy đang khẩn trương hoàn thành công tác đền bù, giải tỏa để bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 Dự án mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài (Dự án) đúng tiến độ, là vào cuối tháng 4/2019.

Dự án có tổng diện tích phải thu hồi giai đoạn 1 là 45,94 ha, trong đó, phường Phú Bài diện tích thu hồi là 23,63 ha, bị ảnh hưởng 14 hộ; xã Thủy Tân có diện tích thu hồi 12,6 ha, bị ảnh hưởng 17 hộ; xã Thủy Phù diện tích thu hồi 9,71 ha, bị ảnh hưởng 22 hộ; số lăng, mộ phải di dời 1.755 ngôi.

Trong câu chuyện bàn giao mặt bằng cho dự án, công tác vận động di dời lăng, mộ đến nơi chôn cất mới (nghĩa trang ở xã Thủy Phù) cũng như không chôn cất ở nơi cũ trong khu vực ảnh hưởng bởi dự án thời điểm này là khó khăn nhất. Và nói như ông Trần Tấn Quốc - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TX. Hương Thủy, thì tiền không phải là vấn đề mấu chốt.

Trở lại chuyện nhà ông Trạm. Trước những vận động bước đầu của chính quyền, đoàn thể các cấp, gia đình ông Trạm không đồng thuận đưa người quá cố đến nơi chôn cất mới mà muốn chôn cất người thân ở nghĩa trang của dòng họ - nơi bị ảnh hưởng bởi dự án - do không muốn xa ông bà, tổ tiên.

Nhận định không phải gia đình ông Trạm đòi hỏi, yêu sách mà đây là do tập tục và tâm linh, sau khi đặt vấn đề, UBMTTQ Việt Nam, Ban Dân vận thị xã cùng chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể liên quan có buổi chia sẻ, chuyện trò cùng gia đình ông Trạm trong thời điểm vẫn đang cử hành tang lễ.

“Buổi nói chuyện mới đầu khá nặng nề khi gia đình ông Trạm nhất mực không đồng ý. Nhưng sau khi nghe phân tích nên vì cái chung về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh sau khi Dự án hoàn thành, gia đình ông Trạm đã đồng thuận cũng như không có đòi hỏi nào”, ông Trần Tấn Quốc chia sẻ.

Lăng cao đời có vị trí rất quan trọng về mặt tâm linh của mỗi dòng họ, nên bên cạnh diện tích, quy mô khá bề thế thì thường có hàng chục ngôi mộ, thậm chí cả trăm ngôi mộ của những người trong dòng họ được chôn xung quanh lăng với ngụ ý là muốn luôn bên cạnh tổ tiên ông bà, nên khi di dời thì tâm lý mọi người vẫn là “tổ tiên đi đâu con cháu theo đó”.

Chưa kể, khi các đoàn thể, chính quyền các cấp đến vận động để di dời thì có thời điểm, nơi chôn cất mới vẫn chưa quy hoạch xong nên nhiều người không yên tâm đồng ý di dời lăng, mộ họ tộc. Ngoài ra, khi di dời đến nơi chôn cất mới, do diện tích nhỏ hơn nơi cũ (theo quy định của Chính phủ) nên những ngôi mộ chôn xung quanh lăng cao đời, hoặc sau này nếu có người thân qua đời cũng sẽ không được chôn cùng cũng khiến một số người không yên tâm.

Gia đình ông Ngô Phước Lụa (thôn 9, xã Thủy Phù) có lăng cao đời diện tích khoảng 60-70m2 cùng hàng chục ngôi mộ nằm trong khu vực ảnh hưởng bởi Dự án. Khi bắt tay vận động cũng là thời điểm thị xã chưa có quy hoạch nơi di dời cụ thể, cùng thông tin diện tích nơi cải táng mới không bằng diện tích ở nơi chôn cất cũ, nên khả năng ông Lụa cùng họ tộc đồng thuận gần như là bằng không.

Vậy, vận động, thuyết phục bằng cách nào? Mềm dẻo, kiên trì là hẳn nhiên. Tác động đến những người có uy tín trong họ tộc cũng là một phương pháp. Nhưng với những người làm công tác dân vận, điều này vẫn chưa đủ. “Mình phải tạo được niềm tin mới là điều quan trọng nhất”, ông Trần Tấn Quốc nói.

Để tạo niềm tin cần phải có hành động cụ thể. Sau buổi nói chuyện với gia đình ông Ngô Phước Lụa, khoảng hơn 1 tháng sau, Hương Thủy đã quy hoạch xong nơi chôn cất mới ở xã Thủy Phù. Sau khi có địa điểm, vấn đề tiếp theo là giải quyết “yêu sách” - nếu có - của những họ tộc có lăng cao đời có diện tích lớn, vượt quá quy định của Chính phủ.

“Thị xã đã tính được vấn đề này khi đưa ra chủ trương đất cải táng lăng cao đời có diện tích nhỉnh hơn những lăng mộ bình thường khác để các lăng mộ con cháu có thể chôn theo. Và dù diện tích chỉ tương đối, nhưng bên cạnh cơ bản đáp ứng được yêu cầu về tâm linh, thì từ công tác vận động mềm dẻo, kiên trì và chỉ ra được lợi ích chung, vì cái chung nên sau cùng, câu chuyện di dời lăng mộ của gia đình ông Ngô Phước Lụa được giải quyết êm đẹp, thuận lợi”, ông Quốc nói.

Ông Ngô Phước Đãi (thôn 9, xã Thủy Phù) chia sẻ, họ tộc ông có 7 ngôi mộ, trong đó có một ngôi mộ tổ đã hơn 400 năm, tọa lạc trên diện tích xây dựng 231m2. “Về đền bù, họ tộc chúng tôi hoàn toàn nhất trí. Về diện tích để cải táng thì chưa phù hợp, nhưng một khi đã là quy định của Nhà nước thì phải tuân theo, bởi, mỗi người nên chung sức cùng tỉnh, thị xã phát triển. Tỉnh, thị xã phát triển thì người dân cũng phát triển theo”, ông Đãi nêu quan điểm. (Baothuathienhue.vn 12/11)

 
 
 

4.  Bên lề Quốc hội: Ban hành Luật PPP tạo sự ổn định, công bằng và minh bạch

Sáng 11/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Nhiều đại biểu cho rằng, để thúc đẩy đầu tư PPP cần có khung pháp lý ổn định cho hợp đồng PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn bằng việc sớm ban hành Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư để tạo sự ổn định, công bằng và minh bạch.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Đoàn Thừa Thiên-Huế): Quan điểm của tôi về luật này phải dựa trên cơ sở các luật khác bởi chúng ta có Luật Doanh nghiệp, Luật Đấu thầu.

Luật Đấu thầu nếu Nhà nước đưa ra hình thức đầu tư theo PPP, tức là Nhà nước làm dự án và mời gọi PPP thì hình thức rộng rãi hơn.

Nhưng trong luật này cũng quy định nhà đầu tư lựa chọn dự án. Việc này cũng đưa ra đấu thầu rộng rãi và đấu thầu cả trên mạng là điều chưa phù hợp.

Chẳng hạn như bản thân tôi là nhà đầu tư, nghiên cứu một vùng chăn nuôi phải bỏ tiền ra nghiên cứu nhưng khi đấu thầu rộng rãi có thể tôi lại không được làm.

Trong dự án này nhà đầu tư báo cáo về dự án của mình, chủ động tìm dự án. Đây là vấn đề phải nghiên cứu vì có những vấn đề liên quan đến quốc phòng an ninh, công trình đặc biệt có thể chỉ định thầu.

Vì thế, nên chăng nên đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu vì nhà đầu tư bỏ vốn ra, tự chịu rủi ro và chịu mọi vấn đề khác.

Hiện tại, BOT hay PPP với các dự án giao thông đều là chỉ định thầu nhưng quan trọng là người duyệt dự án hết sức quan trọng.

Vì vậy, phải có năng lực và công khai minh bạch cũng như tạo sự hài hoà giữa lợi ích doanh nghiệp, nhà nước và nhân dân./. (Bnews.vn 11/11; TTXVN 11/11)

 
 
PHÁP LUẬT
 

1.  Thừa Thiên Huế: Đoàn viên thanh niên thi tìm hiểu về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá

Sáng 09/11,Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế, Trung ương Đoàn và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; sáng kiến phòng, chống tác hại thuốc lá” trong đoàn viên, thanh niên, sinh viên.

Phát biểu khai mạc tại Hội thi, đồng chí Hoàng Thị Phương Hiền - Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh nhấn mạnh: Thuốc lá gây nghiệm và có tác hại cho sức khỏe, trong khi tỷ lệ người hút thuốc lá đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nhưng để có thể bỏ thói quen hút thuốc lá không phải là chuyện dễ với nhiều người. Vì vậy, các bạn trẻ, các bạn đoàn viên, thanh niên – những người chủ tương lai của đất nước – sẽ là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác tuyên truyền cộng đồng, xã hội thực hiện luật phòng, chống tác hại của thuốc lá theo Nghị định 176 của Chính phủ.

Tham gia Hội thi có 4 đội thi đến từ Đoàn trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, Đoàn trường Cao đẳng Du lịch Huế, Đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế và đại diện các Câu lạc bộ, đội, nhóm thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh. Các đội đã đem đến Hội thi những phần biểu diễn phong phú bằng hình thức sân khấu hóa với 4 phần thi: chào hỏi, kiến thức, thách thức và phần thi thông điệp từ tiểu phẩm.

Các bạn đoàn viên, thanh niên, sinh viên đã sáng tạo, trình bày các ý tưởng, giải pháp để giải quyết những thực trạng xoay quanh vấn đề hút thuốc lá và tác hại của nó đến sức khỏe của con người.

Kết thúc Hội thi, đại diện Câu lạc bộ, Đội, nhóm sinh hoạt tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi đã xuất sắc nhận được giải Nhất; giải Nhì thuộc về Đội đến từ Đoàn trường Cao đẳng Du lịch Huế; Ban Tổ chức trao giải Ba dành cho Đội thi đến từ trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và giải Khuyến khích thuộc về Đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.

Thông qua Hội thi nhằm tuyên truyền cho các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá, những chính sách và pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, góp phần nâng cao nhận thức và hành động thực thi nghiêm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, tiến tới xây dựng môi trường không khói thuốc.  (Doanthanhnien.vn 11/11; Tiền phong 10/11, tr2) 

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Xây dựng hồ sơ di sản ca Huế để đề nghị công nhận Di sản phi vật thể thế giới

Chiều 11/11, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đơn vị đang xây dựng bộ hồ sơ để đệ trình UNESCO công nhận ca Huế là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại trong thời gian tới.

Năm 2015, Bộ VH - TT - DL đã đưa ca Huế vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Dịp này, từ ngày 11-30/11, Sở VH - TT tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức đợt tập huấn nâng cao chất lượng ca Huế cho hơn 350 diễn viên, nhạc công ca Huế trên địa bàn. Sau đợt tập huấn, Sở VH - TT sẽ tổ chức thẩm định, chấn chỉnh việc tổ chức biểu diễn ca Huế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các chương trình biểu diễn... nhằm xây dựng hình ảnh ca Huế trên sông Hương thành sản phẩm du lịch đặc sắc. (Thanh niên 12/11, tr18)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Đêm định mệnh của làng Eo

Một ngày cuối tháng 10, làng Rồng nằm sát con đường Hồ Văn Đỗ ở tổ dân phố An Hải, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đông người tản bộ tập thể dục. Đây là nơi cư dân từng sinh sống ở làng Eo, cạnh đập Hòa Duân, tổ dân phố Hải Thành, thị trấn Thuận An được đưa đi tái định cư sau khi cơn lũ năm 1999 cuốn trôi 64 căn nhà.

Cứ vào dịp này, ông Trần Văn Thu (53 tuổi) lại từ TP HCM về quê làm mâm cơm tưởng nhớ 12 người thân chết trong cơn lũ đó. Căn nhà nhỏ nằm sâu trong làng Rồng hôm ấy đông đủ bà con nội ngoại, xóm giềng đến thắp nén hương tưởng nhớ những người đã khuất. Bên mâm cơm, những bộ áo giấy được xếp gọn gàng trong một túi ni-lông, bên trong gia chủ bỏ kèm miếng giấy ghi danh "người nhận". Trên bàn thờ là di ảnh của 12 người bao gồm ông bà, cha mẹ, anh em, chị dâu, cùng người vợ và 3 đứa con của ông Thu. Cắm từng nén hương trước di ảnh mỗi người, tay chắp phía trước, mắt ông Thu nhắm nghiền nhưng không thể nào ngăn được hai hàng nước mắt.

Dù đã 20 năm nhưng ông Thu không thể nào quên cái đêm định mệnh ấy. Từ 17 giờ ngày 2-11-1999 (nhằm ngày 25-9 năm Kỷ Mão), nước lũ tràn về, ông đưa vợ con vào nhà cha mẹ ruột tá túc. "Căn nhà cha mẹ tôi cao 2 tầng vừa mới xây dựng nên khi lũ về, gia đình tôi với một người hàng xóm đến tránh lụt" - ông Thu kể.

Sau đó, ông Thu quay lại nhà mình cất dọn đồ đạc. Trong chốc lát, nước lên quá cao. 21 giờ, ông liều mình bơi qua nhà cha mẹ nhưng bị nước đẩy ra hướng biển. Trong lúc nguy cấp, ông nắm lấy được sợi dây điện để lần từng đoạn vào bờ trong tình trạng áo quần bị sóng đánh tan, kiệt sức, máu chảy đầm đìa ở bàn chân trái vì bị tôn cắt. "Tôi vật lộn chừng 1 giờ mới vào được gần sát bờ. Khi đó, chiếc thuyền của ông Dĩnh cùng làng đang chở hơn 20 người vào bờ thì bị chết máy nên tôi leo lên và ngất lịm. Tôi tỉnh lại khi được người dân đưa vào đồn biên phòng cạnh đó cấp cứu" - ông Thu nhớ lại.

Chừng 23 giờ, khi ông vừa hồi tỉnh thì nghe tiếng nổ ầm ầm. Bụng ông như thắt từng khúc ruột, tim đập dồn dập vì biết rằng âm thanh ấy là do lở đất, nhà đổ xuống nước. Ông nghe tiếng la hét, kêu cứu của ba mẹ, của vợ con và anh chị em mình. Ông muốn ngồi dậy, thoát ra khỏi phòng y tế để chạy thật nhanh về nhà nhưng sức lực đã cạn kiệt rồi.

Sáng hôm sau, khi sức khỏe đã khá lên, ông tự về nhà. Vừa ra khỏi cổng đồn biên phòng, trước mắt ông là một cửa biển Hòa Duân rộng hơn 600 m, sâu 8-10 m, nước chảy xiết, chia cách Thuận An với Phú Thuận. Vị trí cửa biển đó trước đây là nơi ở của 64 hộ dân với hàng trăm người, chỗ đó có đại gia đình ông nhưng nay đã không còn nữa. "Thi thể 12 người trong gia đình tôi cùng 2 người hàng xóm bị cuốn trôi ra tới huyện Quảng Điền và Phong Điền. Họ được cư dân địa phương tìm thấy và chôn rải rác khắp nơi. Hơn 1 tháng sau, tôi mới tìm thấy họ. Tôi suy sụp gần cả năm trời mới bắt đầu lấy lại được tinh thần" - ông Thu hồi ức.

Ông Nguyễn Dĩnh, người lái thuyền chở 20 người làng Eo chạy thoát trước khi vỡ cửa Hòa Duân, nói rằng đó là cơn lũ kinh hoàng nhất mà đời ông chứng kiến. Nước về càng lúc càng mạnh, chảy xiết và nhà có hiện tượng nghiêng lún, cát dưới chân bị xói lở nên người dân bắt đầu di tản. Ông dùng ghe chở bà con hết mấy lượt vào nơi an toàn, đến chuyến cuối cùng chở 20 người thì máy bị hỏng nhưng may mắn kịp khắc phục.

Nhà ông Nguyễn Văn Hải (54 tuổi, một cư dân làng Rồng) nằm bên trong phá Tam Giang, sát cầu cảng của Hải đội 2 - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế (đóng ở thị trấn Thuận An, cách làng Eo chưa đầy 1 km). Khi nước lũ đổ về càng lúc càng mạnh, cả gia đình ông Hải gồm cha mẹ già, vợ chồng ông và đứa con 2 tuổi phải sống chung với lũ. Nước lên chừng nào, ông dùng giường, ghế chất cao chừng đó để mọi người đứng lên.

Con nước bất ngờ tạo ra hai khe chảy xiết, biến nhà ông với 5 nhà khác nằm chơi vơi giữa đôi dòng. Rồi những căn nhà rung lắc, đổ sập vào nhau, người dân la ó, kêu cứu. Một số người bắc thang từ nhà vượt bờ kênh để vào làng lánh nạn nhưng gia đình ông Hải cùng nhiều người không thể chạy kịp. Những cây dừa, hàng phi lao tươi tốt trong phút chốc mất hút. Và đêm hôm ấy, nếu người dân làng Eo không tự cứu nhau và không có sự ứng cứu kịp thời của lực lượng bộ đội biên phòng ở gần đó thì chắc chắn số lượng người chết do cửa biển mở ra càng nhiều hơn.

Cũng như người dân làng Rồng, hằng năm, cán bộ - chiến sĩ Hải đội 2 lại làm mâm cơm giỗ đại úy Phạm Văn Điền và trung sĩ Lê Đình Tư. Vào đêm làng Eo bị nước biển cuốn trôi, đại úy Điền và trung sĩ Tư cùng tất cả cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 đã lên 2 tàu vượt lũ ứng cứu dân. Sau khi cứu được 16 hộ dân, do nước lũ càng lúc càng chảy mạnh, phương tiện lại nhỏ, công suất yếu nên 2 tàu này bị cuốn trôi và đánh chìm, 2 anh đã hy sinh. Trong đêm kinh hoàng ấy, Hải đội 2 đã dùng mọi phương tiện sẵn có như thuyền nhỏ, dây, phao bè... vượt qua thác lũ đến từng hộ dân khi nhiều nhà đã bị cuốn trôi và cứu được 36 người đưa về khu vực an toàn. (Nld.com.vn 12/11; Người lao động 12/11, tr15)

 
 
 

2.  Cán bộ, viên chức khối Mặt trận ủng hộ bà con nghèo khu vực I Kinh thành Huế di dời

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chiều ngày 11/11, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên - Huế, gần 200 cán bộ công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn TNCSHCM đã tham gia đóng góp trên 12 triệu đồng vào Qũy “Vì người nghèo” nhằm góp phần hỗ trợ các hộ nghèo di dời ra khỏi khu vực I Kinh thành Huế.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên - Huế Nguyễn Nam Tiến, trong 523 hộ sẽ di dời trong đợt I này có đến 44 hộ nghèo.

Mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ cho mỗi hộ 150 triệu nhưng qua khảo sát thực tế ít nhất mỗi hộ phải có từ 230-250 triệu mới đủ để xây dựng một ngôi nhà ở khu tái định cư Hương Sơ-Huế.

Được biết, trước đó nhiều cơ quan, tổ chức nhiều phường xã trên địa bàn đã triển khai cuộc vận động nhằm chung tay góp sức giúp đở các hộ nghèo di dời khỏi khu vực I Kinh thành Huế trả lại diện mạo cảnh quan cho di sản văn hóa thế giới. (Daidoanket.vn 11/11)

 
 
 

3.  Phát hiện nam thanh niên tử vong dưới mương nước

Sáng ngày 11.11, người dân xã Lộc Điền phát hiện một nam thanh niên đã tử vong dưới mương nước bên cạnh cầu Sư Lỗ, đoạn qua xã Lộc Điền. Nam thanh niên tử vong nằm cách mặt đường quốc lộ 1 chừng 3m. Bên cạnh thi thể thanh niên có chiếc xe máy hiệu Yamaha Exciter biển số 75L1-9379.

Sau đó người dân lập tức báo cho cơ quan chức năng để có mặt xử lý hiện trường, tiến hành công tác điều tra, khám nghiệm tử thi và hiện trường. Sau khi xác minh, cơ quan chức năng huyện Phú Lộc xác định danh tính nạn nhân là anh Tô Văn N. (29 tuổi, trú tại thôn Lương Quý Phú, xã Lộc Điền)

Nguyên nhân dẫn đến tử vong hiện tại được các cơ quan chức năng nghi ngờ do bị ngạt nước sau khi bị tai nạn giao thông ngã xuống mương nước. Được biết nam thanh niên trước khi gặp nạn đang làm việc cho công ty TNHH Vitto Phú Lộc. Sau khi khám nghiệm thi thể nam thanh niên đã được bàn giao cho gia đình lo hậu sự. (Motthegioi.vn 11/11; Vov.vn 11/11; Daidoanket.vn 11/11; Cand.com.vn 11/11; Toquoc.vn 11/11; Petrotimes.vn 11/11; Congly.vn 11/11; Infonet.vn 11/11; Plo.vn 11/11; Tienphong.vn 11/11; News.zing.vn 11/11; Tuoitrethudo.com.vn 11/11; Danviet.vn 11/11)

 
 
 

4.  Nghe công nhân nói - Nói với công nhân

LĐLĐ TP Huế vừa tổ chức diễn đàn "Nghe công nhân nói - Nói với công nhân" với sự tham gia của hơn 100 đoàn viên, lao động.

Tại diễn đàn, đại diện LĐLĐ tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh và UBND TP Huế đã trả lời giải đáp thắc mắc gần 20 câu hỏi của đoàn viên, lao động xoay quanh các nội dung liên quan đến việc làm, tiền lương, BHXH, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp…

Dịp này, Công ty CP May xuất khẩu Huế đã trao 700 áo đồng phục và bà Thái Thị Kim Lan (một nhà tài trợ) tặng 600 thẻ bảo hiểm tai nạn, với tổng trị giá 100 triệu đồng cho đoàn viên Nghiệp đoàn Xích lô - Xe thồ TP Huế. (Nld.com.vn 12/11; Người lao động 12/11; tr9)

 
 
 

5.  Cán bộ, viên chức khối Mặt trận ủng hộ bà con nghèo khu vực I Kinh thành Huế di dời

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, chiều ngày 11/11, tại trụ sở Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên - Huế, gần 200 cán bộ công chức, viên chức và người lao động của cơ quan Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn TNCSHCM đã tham gia đóng góp trên 12 triệu đồng vào Qũy “Vì người nghèo” nhằm góp phần hỗ trợ các hộ nghèo di dời ra khỏi khu vực I Kinh thành Huế.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên - Huế Nguyễn Nam Tiến, trong 523 hộ sẽ di dời trong đợt I này có đến 44 hộ nghèo.

Mặc dù Nhà nước đã hỗ trợ cho mỗi hộ 150 triệu nhưng qua khảo sát thực tế ít nhất mỗi hộ phải có từ 230-250 triệu mới đủ để xây dựng một ngôi nhà ở khu tái định cư Hương Sơ-Huế.

Được biết, trước đó nhiều cơ quan, tổ chức nhiều phường xã trên địa bàn đã triển khai cuộc vận động nhằm chung tay góp sức giúp đở các hộ nghèo di dời khỏi khu vực I Kinh thành Huế trả lại diện mạo cảnh quan cho di sản văn hóa thế giới. (Daidoanket.vn 11/11; Đại đoàn kết 12/11, tr5)

 
 
 

6.  Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã được hỏa táng

Sáng ngày 11.11, đông đảo tăng ni phật tử đã tập trung về chùa Từ Đàm, TP.Huế (Thừa Thiên – Huế) để tiễn đưa Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đến nơi hỏa táng tại công viên Vĩnh Hằng (TX Hương Trà), cách chùa 11km.

Trước khi di quan, các chư Tăng, Pháp tử đã đảnh lễ ba lạy, đồng thanh niệm phật trong lúc kim quan của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang được các phật tử đưa về nơi hỏa thiêu như di nguyện để lại trước lúc viên tịch. (Motthegioi.vn 11/11;  Vtc.vn 11/11; Infonet.vn 11/11; Cadn.com.vn 11/11; Thanh niên 12/11, tr3) ��t 31,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,2%, giảm hơn 50% so với năm 2010... Quá trình xây dựng NTM, toàn tỉnh không để xảy ra nợ đọng kéo dài. Phấn đấu đến hết năm 2019, tổng số xã đạt chuẩn NTM tại TT - Huế là 54 xã. Đến năm 2020, có ít nhất 61/104 xã (59%) đạt chuẩn NTM. Quảng Điền sẽ là đơn vị cấp huyện tiếp theo sau Hương Thủy phấn đấu đạt chuẩn NTM. (Tiền phong 11/11, tr13) Sư phạm Thừa Thiên Huế và đại diện các Câu lạc bộ, đội, nhóm thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh. Các đội đã đem đến Hội thi những phần biểu diễn phong phú bằng hình thức sân khấu hóa với 4 phần thi: chào hỏi, kiến thức, thách thức và phần thi thông điệp từ tiểu phẩm.

Các bạn đoàn viên, thanh niên, sinh viên đã sáng tạo, trình bày các ý tưởng, giải pháp để giải quyết những thực trạng xoay quanh vấn đề hút thuốc lá và tác hại của nó đến sức khỏe của con người.

Kết thúc Hội thi, đại diện Câu lạc bộ, Đội, nhóm sinh hoạt tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi đã xuất sắc nhận được giải Nhất; giải Nhì thuộc về Đội đến từ Đoàn trường Cao đẳng Du lịch Huế; Ban Tổ chức trao giải Ba dành cho Đội thi đến từ trường Cao đẳng Công nghiệp Huế và giải Khuyến khích thuộc về Đoàn trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế.

Thông qua Hội thi nhằm tuyên truyền cho các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu rõ hơn về tác hại của thuốc lá, những chính sách và pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá, góp phần nâng cao nhận thức và hành động thực thi nghiêm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá, tiến tới xây dựng môi trường không khói thuốc.  (Doanthanhnien.vn 11/11; Tiền phong 10/11, tr2) 

 
 
NÔNG NGHIỆP
 

1.  Rừng ngập mặn ở Thừa Thiên-Huế

Từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh Thừa thiên Huế đã trồng được 160 ha rừng ngập mặn tại các huyện Phú Lộc, Quảng Điền, Hương Trà và Phú Vang.

Hầu hết diện tích rừng phát triển tốt, là môi trường thuận lợi cho các loài thuỷ sản sinh sôi; đặc biệt, tạo nên một vành đai chắn gió, chắn sóng khá vững chãi cho người dân vùng ven đầm phá mỗi khi mùa mưa bão về. (Baotintuc.vn 11/11; TTXVN 11/11)

 
 
 

2.  Thị xã Hương Thủy hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Ngày 10/11, Văn phòng UBND tỉnh TT - Huế thông tin, UBND tỉnh này vừa ban hành quyết định công nhận xã Thủy Vân (thị xã Hương Thủy) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nâng tổng số 7/7 xã thuộc thị xã này hoàn thành xây dựng NTM. Tính đến đầu tháng 11/2019, cùng với thị xã Hương Thủy - đơn vị cấp huyện đầu tiên hoàn thành xây dựng NTM, toàn tỉnh TT - Huế đã có 44/104 xã đạt chuẩn NTM (tăng 24 xã so với cuối năm 2015).

Toàn tỉnh huy động 11.100 tỷ đồng đầu tư xây dựng gần 450 công trình hạ tầng NTM, hỗ trợ 641 mô hình phát triển sản xuất; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 31,5 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,2%, giảm hơn 50% so với năm 2010... Quá trình xây dựng NTM, toàn tỉnh không để xảy ra nợ đọng kéo dài. Phấn đấu đến hết năm 2019, tổng số xã đạt chuẩn NTM tại TT - Huế là 54 xã. Đến năm 2020, có ít nhất 61/104 xã (59%) đạt chuẩn NTM. Quảng Điền sẽ là đơn vị cấp huyện tiếp theo sau Hương Thủy phấn đấu đạt chuẩn NTM. (Tiền phong 11/11, tr13)

 
 
MÔI TRƯỜNG
 

1.  Khu vực 1, phường An Tây, Tiền phong Huế: hàng trăm hộ dân có nguy cơ sống trong biển nước

Đơn phản ánh của Nhân dân khu vực 1 gửi UBND phường An Tây và UBND - Huế cho biết: Ở khu vực này có thoảng 280 hộ dân đang sinh sống bị ngập lụt thường xuyên do nước trên núi đổ về, chỉ có duy nhất một dòng chảy từ Cầu Bạc 1 ra sông An Cựu. Hạ tầng nơi đây còn thấp, do các dự án quy hoạch lâu năm chưa thực hiện, cộng với dòng chảy của Cầu Bạc 1 hẹp, gặp những trận mưa lớn, nước thoát chậm gây nên ngập úng, làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của dân. Hiện Dự án Cải thiện môi trường, đơn vị trúng thầu đang thi công lắp đặt hệ thống thu gom nước thải (ống cống cỡ lớn) chạy trong dòng chảy Cầu Bạc 1 và đường sắt đấu nối đến đoạn thuộc phường An Đông, làm ảnh hưởng lớn đến dòng chảy ra sông An Cựu.

Ông Nguyễn Thành Vinh, nguyên Bí thư Đảng ủy phường An Tây, nay là Bí thư Chi bộ tổ 1, khu vực 1 cho biết: “Chúng tôi rất lo mùa lũ tới người dân nơi đây bị cảnh “màn trời chiếu đất”, do việc thi công dự án trên cản trở dòng chảy, Cầu Bạc 1 vốn đã hẹp nay lại càng hẹp hơn. Người dân nơi đây phản ứng, yêu cầu tháo dỡ công trình; viết đơn gửi các cấp chính quyền xem xét, đồng thời giải quyết nhanh để dân bớt lo và yên tâm lao động, sản xuất.  Đến nay đã 2 tháng vẫn chưa thấy hồi âm, công trình không chịu tháo gỡ, trả lại hiện trạng ban đầu để bảo đảm thông thoáng dòng chảy”.

Trao đổi với phóng viên Báo Người cao tuổi, một số người dân cho biết, tình trạng ngập lụt xảy ra thường xuyên. Nhiều năm lũ lớn, một số nhà ở trũng thấp, trâu, bò, lợn, gà, nhà cửa bị cuốn trôi, tính mạng con người bị đe dọa, thất thoát tổng tạm tính của dân xóm Gióng lên đến hàng tỉ đồng. Tính mạng con người bị thiệt hại, có năm lên đến vài ba người chết. Cái khổ, nỗi cực chưa được cơ quan, ban ngành nào đứng ra tháo gỡ vướng mắc. Người dân nơi đây đa phần làm nghề nông, cuộc sống dựa trên cây lúa. Diện tích sản xuất ngày càng thu hẹp, cuộc sống người dân khốn khó nay càng khốn khổ hơn. Tình trạng các dự án triển khai thực hiện không đồng bộ, nhiều tuyến đường trong thôn xóm bị thấp, cần được nâng cấp sửa chữa, mở rộng không cơ quan nào quan tâm, người dân phải sống trong cảnh khó khăn.

Tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh là một trong những tuyến đường ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Việc làm công chặn dòng chảy Cống Bạc khiến một lượng nước khổng lồ trút về khu dân cư xóm Gióng, dẫn đến tình trạng chớm mưa đã ngập. Mặc cho dân kiến nghị, nhưng vẫn không được các cấp, các ngành giải quyết. Phường An Tây cho rằng, đường thuộc thành phố, còn cán bộ chính quyền TP Huế mỗi lần về họp cử tri đều hứa, nhưng rồi bỏ đấy mặc người dân phải sống trong cảnh khốn khổ.

Để giải quyết vướng mắc trên, người dân ở đây cho rằng cần chấm dứt việc thi công làm co hẹp Cầu Bạc 1, có hướng chuyển dịch ống thoát nước của dự án đến nơi khác, mở rộng Cầu Bạc 1 giảm ùn tắc nguồn nước để không ảnh hưởng tuyến đường huyết mạch Nguyễn Hữu Cảnh khi mùa lũ về. Các cấp vào cuộc dừng ngay việc thi công đường dẫn nước chặn dòng chảy Cầu Bạc 1, tháo gỡ công trình trước mùa mưa lũ, để bảo đảm an ninh, tính mạng người dân trong vùng; nâng cấp mở rộng đường Nguyễn Hữu Cảnh đến địa phận phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy. (Người cao tuổi 12/11, tr13)

 
 
 

2.  Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”

Ngày 10/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ban hành công văn 8448/UBND- CT yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể... triển khai một số hoạt động thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”.

Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, TP. Huế tiếp tục đẩy mạnh các kế hoạch và đưa kết quả thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” và “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” vào một trong các chỉ tiêu thi đua, đánh giá xếp loại cuối năm.

Sở TN&MT là cơ quan chủ trì tham mưu, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức triển khai phong trào nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa sử dụng 1 lần trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT hướng dẫn triển khai các giải pháp sử dụng vật liệu thay thế sản phẩm ni lông, nhựa sử dụng một lần, các vật liệu cấm, hạn chế sử dụng. Hoàn thiện phương án phân loại rác tại nguồn, hộ gia đình; chú ý giải pháp thu gom từ kết quả phân loại. Đề xuất điều chỉnh mức thu, đóng phí môi trường đảm bảo nguyên tắc cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng tiền xử lý môi trường tương ứng với lượng rác thải phát sinh. Nghiên cứu chế tài phù hợp để yêu cầu tổ chức cá nhân trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ làm phát sinh rác thải nhựa sử dụng một lần phải có trách nhiệm thu hồi.

Các cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức đoàn thể, đơn vị sự nghiệp thực hiện, tạo điều kiện và vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không sử dụng túi ni lông và vật dụng bằng nhựa sử dụng 1 lần trong sinh hoạt, hoạt động của cơ quan, đơn vị. Cụ thể đầu tư trang cấp hệ thống lọc nước uống dùng chung và bố trí thùng rác có phân loại rác thải; chỉ dùng túi ni lông, vật dụng chứa đựng thân thiện môi trường phục vụ hoạt động, sinh hoạt. Không sử dụng ly, cốc, ống hút bằng nhựa, túi ni lông, chai nước nhựa sử dụng một lần; không sử dụng các sản phẩm văn phòng như túi clear, bìa kính, sticker đánh dấu bằng ni lông... chuyển qua sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Không sử dụng pháo sáng trong các hội nghị, hội thảo, tổ chức sự kiện. Không treo băng rôn, pano, backdrop, áp phích, quảng cáo, tuyên truyền bằng nhựa heflix; nếu cần thiết thì phải bảo đảm theo đúng quy định về địa điểm và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường… Bộ phận quản lý tài chính quán triệt không thanh toán các khoản chi có liên quan đến tiêu dùng các sản phẩm ni lông, nhựa sử dụng 1 lần tại cơ quan, đơn vị.

Sở GD&ĐT tiếp tục yêu cầu các trường học hướng dẫn các em học sinh không bao sách vở bằng ni lông, không thả bóng bay vào các lễ, ngày hội của nhà trường; không sử dụng chai nhựa đựng nước sử dụng 1 lần, có kế hoạch ưu tiên đầu tư máy lọc nước uống dùng chung tại nhà trường. Hướng dẫn các em học sinh vận động gia đình, người thân cùng tích cực hành động bảo vệ môi trường, chống rác thải nhựa. Phát động phong trào kế hoạch nhỏ trong việc làm túi giấy để tặng cho các gia đình buôn bán nhỏ khó khăn, phục vụ sinh hoạt nhà trường.

Sở Y tế, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược và các bệnh viện trên địa bàn có phương án, lộ trình cụ thể thay thế các loại bao bì bằng nhựa, ni lông đang được sử dụng để đựng thuốc, hồ sơ bệnh án... bằng những vật liệu thân thiện môi trường theo yêu cầu của Bộ Y tế. Đề xuất phương án không xuất in phim âm bản nếu người bệnh không có nhu cầu. Trong quá trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kết hợp vận động các cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn giảm dần và tiến tới không sử dụng các loại bao gói, hộp, túi đựng bằng ni lông, nhựa sử dụng một lần...

Sở Công Thương theo dõi, đôn đốc các siêu thị có kế hoạch triển khai để thực hiện cam kết đã ký về lộ trình cắt giảm việc sử dụng túi nilông khó phân hủy, đến ngày 31/12/2020 hoàn thành mục tiêu 100% các trung tâm thương mại, siêu thị không dùng túi ni lông khó phân hủy.

Yêu cầu UBND các huyện, thị xã và TP. Huế tăng cường bố trí phương tiện thu gom rác, đảm bảo việc thu gom rác thải đúng quy định, không để phát tán túi ni lông, sản phẩm nhựa trên sông, suối, ao hồ thuộc ranh giới giữa các địa phương. Xây dựng phương án cụ thể sử dụng các vật dụng thay thế túi ni lông, sản phẩm nhựa một lần tại các điểm thăm quan, du lịch do địa phương quản lý...

Được biết hiện tại, phong trào “Ngày Chủ Nhật xanh” vẫn đang lan tỏa mạnh mẽ tại Huế vào mỗi dịp cuối tuần, góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, chống rác thải nhựa tại địa phương này... (Moitruongvadothi.vn 11/11)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  Bắt 3 đối tượng trộm cắp tài sản người nước ngoài

Chiều nay (11/11), lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt giữ nhóm đối tượng trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Các đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Văn Bi, 19 tuổi, trú tại thị xã Hương Trà; Tôn Thất Anh, 19 tuổi và Lê Văn Hóa, 20 tuổi cùng trú tại thị xã Hương Thủy.

Tại cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận: vào tối ngày 6/11, lợi dụng sơ hở, các đối tượng này đột nhập vào căn nhà ở thôn Châu Chữ, xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy mà ông John Richard, quốc tịch Úc đang thuê ở, lấy trộm 1 điện thoại Iphone 6, 1 điện thoại Samsung, 1 macbook và 5.500 đô la Úc rồi tẩu thoát. Trong lúc các đối tượng tìm cách tiêu thụ tài sản trộm cắp tại thành phố Đà Nẵng thì bị phát hiện, bắt giữ.

Qua đấu tranh mở rộng, cơ quan Công an đã phát hiện thêm các đối tượng này đã từng thực hiện 3 vụ cướp giật tài sản khác trên địa bàn. Hiện Cơ quan Công an đang tiếp tục điều tra, xử lý./. (Vov.vn 11/11; Motthegioi.vn 11/11; Baophapluat.vn 11/11; Doisongphapluat.vn 11/11; Infonet.vn 11/11; Baodansinh.vn 11/11; Baogiaothong.vn 11/11; Toquoc.vn 11/11; Cand.com.vn 11/11; Congly.vn 12/11; Seatimes.com.vn 11/11)

 
 
 

2.  Công an xử lý nhiều điểm truyền đạo trái phép ở Huế

Theo công an, những người tham gia hội "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" ở Huế chủ yếu là sinh viên, người không có việc làm ổn định, điều kiện kinh tế khó khăn, tâm lý không ổn định.

Ngày 11/11, Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết đã phát hiện, xử lý 6 tụ điểm truyền đạo trái phép của "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" trên địa bàn. Công an cũng triệu tập nhiều người thuộc hội thánh này đến trụ sở làm việc.

Theo công an, những người tham gia hội thánh này ở Huế chủ yếu là học sinh, sinh viên, người không có việc làm ổn định, điều kiện kinh tế khó khăn, tâm lý không ổn định.

Họ phải đóng 1/10 thu nhập hàng tháng để sinh hoạt hội thánh và các khoản tiền đóng tự nguyện khác. Nếu không có việc làm, họ sẽ được hội bố trí đi bán hàng rong, tiền kiếm được đem về nộp cho tổ chức.

"Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" xuất hiện tại Thừa Thiên - Huế vào năm 2017 và phát triển mạnh vào năm 2018, thu hút hàng trăm tín đồ tham gia. Những hội này hoạt động trá hình dưới nhiều vỏ bọc khác nhau và thường xuyên thay đổi địa điểm sinh hoạt. (News.zing.vn 11/11; Vtc.vn 12/11; Baophapluat.vn 12/11)

 
 
 

3.  Khi người dân cần, cán bộ Công an sẵn sàng phục vụ

Hơn 1 tháng qua, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Cảnh sát quản lý hành chính (QLHC) về TTTTXH, Công an TP Huế đã tăng giờ làm việc, tranh thủ dịp cuối tuần để đến tận nhà giải quyết các thủ tục hành chính cho nhiều trường hợp là người già, người khuyết tật nằm trong diện di dời khỏi khu vực 1 Kinh thành Huế...

Điển hình như trường hợp cụ Nguyễn Thị Dần (83 tuổi) sống cùng vợ chồng con trai và 5 người cháu trong căn nhà tạm bợ, rộng chưa đến 50m2 ở sát bờ thành Kinh thành Huế, đường Ông Ích Khiêm, phường Thuận Thành, TP Huế. Cuộc sống của gia đình rất chật vật nên khi biết được chính quyền địa phương bố trí giải tỏa, di dời khỏi khu vực 1 kinh thành Huế, ai cũng vui mừng, phấn khởi. Tuy nhiên, do cụ Dân bị mất giấy CMND nên việc giải quyết các thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc di dời của gia đình gặp khó khăn. Nhận được thông tin, sáng 9/11, dù là ngày cuối tuần, song Đội Cảnh sát QLHC về TTXH Công an TP Huế nhanh chóng bố trí một tổ công tác đến nhà cu Dần để giúp cụ làm thủ tục cấp mới giấy CMND. Tuổi cao, mắt mờ, cụ Dần không thể viết chữ được nên các CBCS tận tình giúp cụ kê khai thông tin, lăn dấu vân tay, chụp ảnh chân dung cá nhân để hoàn tất các thủ tục cấp giấy CMND. Cũng trong buổi sáng này, ngoài cụ Dần, CBCS Đội Cảnh sát QLHC về  TTXH còn đến hơn 10 nhà khác ở phường Thuận Thành, giúp những người lớn tuổi, khuyết tật làm thủ tục cấp, đổi CMND, Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an TP Huế cho biết, việc làm này không những rút ngắn thời gian, giảm sự phiền hà, đi lại cho người dân mà còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó với nhân dân, thể hiện tinh thần vì nhân dân sẵn sàng phục vụ của lực lượng Công an... (Công an nhân dân 12/11, tr1)

 
 
TIN VẮN
 

1.  Điểm tin đã đưa

Kết quả thi trắc nghiệm "Tìm hiểu 90 năm lịch sử vẻ vang của Đảng", tuần 10

Cuộc thi trắc nghiệm tuần 10 (từ ngày 28/10 đến 4/11) có 278.793 lượt người tham gia thi (số người tham gia thi là 108.016), trong đó có 29.072 người trả lời đúng cả 8 câu hỏi. 10 tỉnh, thành phố có số người và số lượt người tham gia thi đông nhất là: Hà Tĩnh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An,  Quảng Ninh, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Gia Lai, Nam Định, Thừa Thiên Huế. (Nhân dân 12/11, tr7) 

Việt Nam lên kế hoạch phát triển cảng thủy du lịch 4 - 5 sao

Đến năm 2025, một nửa số cảng đường thủy du lịch hiện có được đưa vào cấp theo tiêu chuẩn xếp loại dịch vụ. Khu vực tập trung phát triển các cảng thủy nội địa phục vụ du lịch như: Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình, Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận, TPHồ Chí Minh - Bà Rịa Vũng Tàu - Cần Thơ… (Baogiaothong.vn 10/11; Công an nhân dân 12/11, tr1)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Tư vấn vay làm cao tốc La Sơn - Túy Loan: Đòi 14 triệu USD phí, có bất thường?

Để tìm được vốn vay từ nước ngoài cho dự án cao tốc La Sơn - Túy Loan (nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng), Cty TNHH Đầu tư BT Cam Lộ - Túy Loan (Cty Cam Lộ - Túy Loan) ký hợp đồng tư vấn thu xếp vốn với bên thứ 3, và cam kết trả phí 3% tổng vốn giải ngân. Tuy nhiên, khi dự án sắp hoàn thành, đơn vị tư vấn đòi tiền phí, công ty này lấy nhiều lý do từ chối trả nên bị khởi kiện ra tòa.

Cao tốc La Sơn - Túy Loan đang được tăng tốc hoàn thành để chuyển giao nhà nước quản lý khai thác. Tuy nhiên, Cty Cam Lộ - Túy Loan lại bị kiện ra tòa vì liên quan tới hợp đồng tư vấn tài chính. Đây là một vụ kiện hy hữu, khi dự án này được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) và khoản vốn vay nước ngoài của Cty Cam Lộ - Túy Loan được Chính phủ bảo lãnh.

Từ năm 2008  đến 2013, Cty Cam Lộ - Túy Loan loay hoay tìm nguồn vốn vay nước ngoài để thực hiện dự án đường cao tốc La Sơn - Túy Loan. Khi đó, Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (Bộ GTVT) - đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức nhiều cuộc họp với nhà đầu tư để tìm nguồn vốn; trong đó có cuộc họp ngày 27/9/2008 và ngày 8/1/2010, gồm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, lãnh đạo các doanh nghiệp góp vốn vào Cty Cam Lộ - Túy Loan.

Các cuộc họp này thống nhất giao ông Lê Ngọc Ẩn, khi đó là Giám đốc Cty Cam Lộ - Túy Loan làm đại diện tìm vốn vay lãi suất thấp, kỳ hạn dài để thực hiện dự án. Tháng 8/2013, ông Ẩn đã ký hợp đồng tư vấn tài chính với Cty TNHH Dịch vụ Thương mại và Đầu tư Triều Anh (Cty Triều Anh), để công ty này đứng ra tìm nguồn vốn vay từ các tổ chức tài chính nước ngoài cho Cty Cam Lộ- Túy Loan. Phí tư vấn được tính bằng 3% tổng số vốn ngân hàng giải ngân cho dự án.

Năm 2014, qua trung gian là Cty Triều Anh, một ngân hàng của Nhật Bản đã ký hợp đồng cho Cty Cam Lộ - Túy Loan vay 510 triệu USD với bảo lãnh Chính phủ, thời hạn vay 12 năm, lãi suất 2,52%/năm. Tới nay, khoản vay trên đã giải ngân được 465 triệu USD. Do đó, theo hợp đồng, Cty Cam Lộ - Túy Loan phải trả cho Cty Triều Anh phí tư vấn bằng 3% số tiền đã giải ngân, nghĩa là hơn 13,9 triệu USD (tương đương hơn 319 tỷ đồng). Dù Cty Triều Anh đã có nhiều văn bản yêu cầu Cty Cam Lộ - Túy Loan thực hiện hợp đồng, những văn bản này sau đó rơi vào im lặng. Để bảo vệ quyền lợi theo hợp đồng, mới đây Cty Triều Anh đã đâm đơn khởi kiện Cty Cam Lộ - Túy Loan ra Tòa án Nhân dân TP Hà Nội.

Trao đổi với PV Tiền Phong, một cán bộ Bộ Tài chính cho hay, hiện tại trong một số trường hợp, Nhà nước vẫn thuê tư vấn tài chính; điển hình là thuê đơn vị quảng bá, xúc tiến để phát hành trái phiếu, hay chào bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước... Tuy nhiên, phần chi phí thuê tư vấn phải được ghi rõ trong phương án tài chính và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Lý giải về hợp đồng trên, Tổng Giám đốc Cty Cam Lộ - Túy Loan Võ Việt Phương cho biết, hợp đồng tư vấn trên do giám đốc trước đó là ông Lê Ngọc Ẩn ký. Tuy nhiên, theo ông Phương, với các hợp đồng kinh tế, giám đốc chỉ được ký khi có biên bản đồng ý của Hội đồng thành viên (HĐTV) Cty Cam Lộ - Túy Loan. “Do hợp đồng thuê tư vấn tài chính trên không có biên bản của HĐTV, nên không có tính pháp lý”, ông Phương nói về lý do từ chối thanh toán phí tư vấn theo hợp đồng. Do vụ việc đã được tòa thụ lý, nên Cty Cam Lộ - Túy Loan đợi phán quyết của tòa.

Còn một lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho hay, do khoản vay cho tuyến đường La Sơn - Túy Loan được Chính phủ bảo lãnh, nên không phải muốn chi sao cũng được. Đặc biệt là với hợp đồng tư vấn trên, khoản chi hoa hồng tư vấn lên tới hơn 300 tỷ đồng là bất thường. (Tienphong.vn 12/11; Tiền phong 12/11, tr4)

 
 
 

2.  Tàu cá 67 nằm bờ, ngư dân và ngân hàng cùng “mắc cạn”

Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đã giúp nhiều ngư dân tiếp cận được nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi để đóng tàu công suất lớn vươn khơi. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều tàu hoạt động hiệu quả thì cũng có một số tàu khi đưa vào khai thác, đã rơi vào thua lỗ khiến chủ tàu lâm vào tình trạng mất khả năng trả nợ và đối diện nguy cơ phá sản.

Trong khi đó, ông Trần Đình Khoái - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, những chủ tàu thực sự khó khăn cần được xem xét, nhưng cũng cần kiên quyết với chủ tàu chây ỳ, không chịu trả nợ.

Để gỡ khó cho những ngư dân là chủ tàu cá vay từ nguồn vốn của Nghị định số 67 nhưng chủ tàu không thể “kham nổi” việc trả nợ ngân hàng do vận hành đánh bắt không hiệu quả, Chính phủ đã có Nghị định số 17 bổ sung Nghị định số 67 cho phép chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản. Theo Nghị định số 17, chủ tàu mới sau chuyển đổi chủ tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ. (Baovephapluat.vn 11/11) 

H

 
 
 

3.  Phát triển du lịch gắn với bảo tồn di sản: Đâu là giải pháp?

Di sản được xem là nguồn lực quan trọng để phát triển ngành du lịch. Nhiều địa phương nhờ làm tốt công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị của di sản mà di sản trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách tới tham quan.

          Những năm gần đây, du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế có sự phát triển khá mạnh. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, tỉnh này đón trên 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt trên 1,1 triệu người. Có được kết quả này  là nhờ Thừa Thiên - Huế đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch, đặc biệt, nâng cấp, mở rộng và đấu nối các con đường tiếp cận các điểm du lịch.

Để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu du lịch, các sản phẩm du lịch cao cấp và hiện đại để làm đối trọng và giảm sức chứa khách du lịch cho thành phố di sản Huế, Thừa Thiên - Huế đã thông qua Đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030 và Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đề án, TP. Huế sẽ mở rộng từ 70,67km² lên khoảng 348,54 km², gấp 5 lần hiện tại. Cùng với đó, Thừa Thiên - Huế có chủ trương xây dựng Huế trở thành đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường. (Kinhtenongthon.vn 8/11; Kinh tế nông thôn 8/11, tr9)

 
 
BẢO TỒN
 

1.  Các di sản đô thị đang biến mất

Trong khi với thế giới, các tòa nhà hàng trăm năm, vài trăm năm… được coi là vô cùng quý giá, được trân trọng thì ở chúng ta, tư duy phá và xây mới đã hủy hoại di sản” - PGS. TS Nguyễn Văn Huy khẳng định. Đó cũng là thực trạng chung của di sản đô thị ở nước ta hiện nay. Một trong những lý do di sản đô thị chưa được bảo vệ vì nó chưa được luật hóa.

Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày làm việc thứ hai thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2019 và kế hoạch năm 2020, ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đề cập tới dự án điều chỉnh địa giới thành phố Huế và các vùng phụ cận với mong muốn đưa Huế trở thành đô thị di sản trực thuộc Trung ương.

Thành phố Huế hiện có gần 1.000 di tích, trong đó 5 di sản nhân loại, 2 di tích đặc biệt, 87 di tích cấp Quốc gia, 8 nhóm cổ vật và 32 hiện vật là bảo vật Quốc gia. Huế đang phát triển đô thị theo định hướng "di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường". Việc mở rộng không gian đô thị Huế là đòi hỏi tất yếu. Sự phát triển của đô thị Huế luôn mang tính đặc thù, riêng biệt của một vùng đất di sản.

Để Huế trở thành thành phố di sản quốc gia theo định hướng đó thì cần phải có cơ chế đặc thù và khái niệm đô thị di sản là khái niệm cần thiết trong Luật Di sản sửa đổi để Huế phát triển xứng tầm mình. Huế đi trước trong các thành phố để bảo vệ đô thị di sản sẽ là bài học thúc đẩy các đô thị di sản khác trên cả nước. (Cand.com.vn 11/11)

Trang-chủ/Điểm-tin-báo-chí?newsdate=12/11/2019&type=0
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.440.122
Truy cập hiện tại 199