TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
1. Doanh nghiệp xây đền miếu trong khu công nghiệp đang 'bức tử' môi trường?
Không chỉ ngang nhiên xây dựng công trình tâm linh trong đất khu công nghiệp, Nhà máy men Frit Phú Sơn (huyện Phú Vang, TT-Huế) còn xả khói thải dày đặc, mù mịt ra môi trường, không thực hiện hoàn trả mặt bằng dù đã đưa công trình vào vận hành, phớt lờ biện pháp bảo vệ môi trường bằng xây xanh xung quanh nhà máy...
Theo phản ánh của người dân, giáo viên giảng dạy gần Nhà máy men Frit Phú Sơn (lô CN 17, Khu công nghiệp Phú Đa, thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang), thời gian gần đây, trong quá trình vận hành, nhà máy đã xả khói thải dày đặc ra môi trường. “Khói thải dày đặc, che mù cả một khoảng trời phát tán ra môi trường có mùi khét lẹt, lan tới tận trường học cách đó hơn một cây số. Tôi giảng dạy ở đây gần 20 năm, nhưng chưa bao giờ phải ngửi mùi khét váng óc như vậy”, giáo viên T.V.T công tác tại Phú Đa cho biết.
Cán bộ làm việc tại một phòng ban thuộc UBND huyện Phú Vang cũng phản ánh về mùi khét phát ra môi trường từ Nhà máy men Frit Phú Sơn.
Từ thông tin của cán bộ, giáo viên tại thị trấn Phú Đa, PV đã ghi được hình ảnh Nhà máy men Frit Phú Sơn thải khói dày đặc ra môi trường không khí, bất kể ngày cũng như đêm. Lượng khói thải đậm đặc đến mức che lấp cả khu nhà giàn nằm cạnh hệ thống thải khí của nhà máy. Nhìn từ xa, lượng khói thải của nhà máy mù đặc như bốc ra từ những lò nung vôi hàu truyền thống có công nghệ lạc hậu.
Theo giải thích của một vị phó giám đốc Nhà máy men Frit Phú Sơn, sở dĩ khói thải bốc lên từ nhà máy nhìn dày đặc mờ mịt là do tương tác với không khí lạnh trên không trung, tạo nên một khối mù. Về mùi khét từ nhà máy phát tán ra môi trường, vị này không giải thích được lý do mà chỉ cho biết cơ sở sản xuất đang trong thời gian chạy thử nghiệm (từ tháng 8/2019), nên sẽ khắc phục những gì chưa bảo đảm. Vị này cung cấp cho PV một tập báo cáo giám sát môi trường định kỳ quý 3/2019, do Trung tâm Quan trắc TN&MT tỉnh TT-Huế thực hiện.
Theo báo cáo này, một trong những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại Nhà máy men Frit Phú Sơn là phải trồng cây xanh để cải thiện điều kiện vi khí hậu và hấp thu các chất ô nhiễm trong không khí. Giải pháp là vậy, nhưng gần 3 tháng kể từ khi đưa nhà máy vào vận hành, Công ty cổ phần Công nghệ Frit Phú Sơn đã phớt lờ yêu cầu này. Khi được hỏi, Giám đốc công ty là ông Lê Đình Quý Sơn thản nhiên cho đó là “chuyện vặt”.
Chưa hết, đến nay dù đã đi vào vận hành nhiều tháng, nhưng công tác hoàn trả mặt bằng vẫn chưa được doanh nghiệp thực hiện trước sự “ngó lơ” của Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế. Xung quanh nhà máy hiện nay ngổn ngang những gò đống đất thải chưa được giải tỏa, bốc dỡ gây cản trở dòng chảy, kèm với đó là những hố đào sâu hoắm được tạo nên trong quá trình xây dựng nhà máy rất nguy hiểm cho con người và gia súc.
Vanh đai cây xanh quanh nhà máy nhằm bảo vệ môi trường không được doanh nghiệp thực hiện
Trước tình hình nêu trên, trong sáng 18/11, PV đã tìm cách liên hệ với ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh TT-Huế để nắm thông tin xử lý môi trường, xử lý việc xây dựng đền miếu trái phép trên đất khu công nghiệp và những yêu cầu về trồng cây xanh, hoàn thổ sau thi công công trình tại Nhà máy men Frit Phú Sơn, tuy nhiên vị này tìm cách cáo bận.
Trước đó, như Tiền Phong thông tin, thời gian gần đây, tại Khu công nghiệp Phú Đa xuất hiện một khu đền miếu, điện thờ bề thế xây mới trong đất được UBND tỉnh TT-Huế giao xây dựng Nhà máy men Frit Phú Sơn (thuộc Công cổ phần Công nghệ Frit Phú Sơn, trụ sở đóng tại TP Huế), khiến nhiều người băn khoăn về tính hợp pháp của công trình tâm linh này.
Theo tìm hiểu, nhà máy sản xuất men frit của Cty Phú Sơn xây dựng tại Khu công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang) vừa đưa vào vận hành từ tháng 8/2019, với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Theo thủ tục giao đất của UBND tỉnh TT-Huế, đây là đất khu công nghiệp có tổng diện tích gần 5ha phục vụ xây dựng nhà xưởng sản xuất men frit, kho bãi, sân đỗ, nhà điều hành, văn phòng, hệ thống xử lý chất thải… Trong thủ tục giao đất không có hạng mục nào dùng làm nơi tổ chức, xây dựng không gian thờ tự tâm linh.
Ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế, cho biết, việc xây dựng các công trình thờ tự trong các khu công nghiệp là chưa có trong tiền lệ tại địa phương này. UBND tỉnh hiện đã chỉ đạo Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý. (Tienphong.vn 18/11)
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1. Quy định chặt, tránh một vài cá nhân điều chỉnh, phá nát quy hoạch xây dựng
Ngày 18/11, Quốc hội thảo luận tại tổ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng. Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng, hiện nay việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ đang được thực hiện dễ dàng bởi một vài cá nhân, sở, ngành, dẫn đến phá nát các quy hoạch…
Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội Đào Thanh Hải cũng lưu ý, cả nước có 3 phố cổ phải bảo tồn cấp 1 là ở Hoàn Kiếm, TP Hội An (Quảng Nam) và TP Huế. Tuy nhiên, dự luật chưa có quy định cụ thể để vừa bảo tồn, vừa để người dân sống, phát triển trong các khu phố này. (Thanhtra.com.vn 19/11; Vietnamnet.vn 18/11; Thanh tra 19/11, tr9; Qdnd.vn 18/11)
CÔNG THƯƠNG
1. TT-Huế thông tin về diễn biến động đất từ khi có thủy điện A Lưới
Các trận động đất ở A Lưới (Thừa Thiên - Huế) xuất hiện kể từ khi công trình thủy điện A Lưới với dung tích hồ chứa 60 triệu m3 đi vào hoạt động giữa năm 2012.
Liên quan đến vụ động đất xảy ra ở huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), ngày 18/11, ông Phan Thanh Hùng - Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, chính quyền huyện A Lưới đã có báo cáo bước đầu về vụ động đất.
Theo đó, trên địa bàn huyện A Lưới chưa phát hiện có thiệt hại về người và tài sản do vụ động đất gây ra. Sau khi xảy ra động đất, tất cả các hồ chứa thủy lợi, thủy điện ở tỉnh đều vẫn an toàn.
Ông Phan Thanh Hùng cho hay, từ năm 2014 đến nay, tổng cộng đã có 27 trận động đất xảy ra ở tỉnh, tập trung chủ yếu khu vực huyện A Lưới.
Cụ thể, năm 2014 có 4 trận động đất xảy ra, năm 2015 có 15 trận, năm 2016 có 4 trận, năm 2017 có 2 trận, năm 2018 có 1 trận và năm 2019 đến thời điểm này mới có 1 trận xảy ra.
Đến nay, trận động đất mạnh nhất xảy ra vào ngày 15/5/2014 tại huyện A Lưới với cường độ 4,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 10km. Trận động đất này làm nứt nẻ nhà cửa của nhiều hộ dân ở A Lưới, người dân nhiều địa phương khác của tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị cũng cảm nhận được sự rung lắc.
Ông Hùng cho biết thêm, hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm động đất phục vụ quy hoạch phát triển vùng lãnh thổ, đảm bảo an toàn công trình thủy điện, thuỷ lợi và di tích văn hoá tỉnh Thừa Thiên - Huế” đang được gấp rút hoàn thành và dự kiến công bố vào cuối tháng 12/2019. Đề tài này có kinh phí 7 tỷ đồng từ nguồn của Bộ Khoa học và Công nghệ, do Viện Vật lý Địa cầu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện.
Theo một lãnh đạo UBND huyện A Lưới, hiện, huyện vẫn đang chỉ đạo các xã nhanh chóng vào cuộc kiểm tra, thống kê cụ thể thiệt hại do trận động đất (nếu có), đồng thời động viên tinh thần để người dân yên tâm.
Như tin đã đưa, một trận động đất vừa xảy ra vào hồi 15h58'2" (giờ GMT) ngày 17/11, tức 22h58'2" (giờ Hà Nội) ngày 17/11, tại vị trí có tọa độ 16.269 độ vĩ Bắc, 107.315 độ kinh Đông, thuộc khu vực huyện A Lưới.
Cường độ của trận động đất được xác định là 3,3 độ richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 11km. Hiện, Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.
Trao đổi với PV, nhiều người dân huyện A Lưới cho biết, trận động đất này khiến họ lo lắng vì cảm nhận được sự rung chấn rất rõ.
Điểm đáng chú ý là các trận động đất ở A Lưới xuất hiện kể từ khi công trình thủy điện A Lưới xây dựng trên sông A Sáp (huyện A Lưới) với dung tích hồ chứa 60 triệu m3 đi vào hoạt động.
Một lãnh đạo Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu từng khuyến nghị chính quyền các địa phương xảy ra động đất tại Thừa Thiên - Huế nên di dân ra khỏi khu vực có các công trình thủy điện và tái định cư ở vùng có bán kính đủ an toàn. (Danviet.vn 18/11)
VĂN HÓA
1. 24 giáo viên THCS đầu tiên được giảng dạy di sản ca Huế
Chiều 18-11, Sở Văn hóa và Thể thao (VH-TT) tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, vừa trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng, giảng dạy di sản ca Huế vào trường học cho các giáo viên âm nhạc các trường THCS tại TP Huế.
Đây là chương trình phối hợp giữa Sở GD-ĐT và Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên – Huế về việc đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao cho học sinh một số trường trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2021.
Đặc biệt, trong giai đoạn đầu, Sở GD- ĐT và Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên – Huế đã triển khai chương trình phối hợp đưa nghệ thuật di sản ca Huế vào một số trường học trên địa bàn thành phố với một số hoạt động ban đầu nhằm bồi dưỡng, truyền đạt giới thiệu tổng quan về loại hình di sản nghệ thuật ca Huế đến với các giáo viên âm nhạc đến từ 17 trường Trung học cơ sở trên địa bàn TP Huế; đồng thời tổ chức các hoạt động trình diễn và dạy hát ca Huế cho đối tượng là học sinh các trường THCS Nguyễn Tri Phương, Thống Nhất và Trần Cao Vân.
Ông Nguyễn Thiên Bình, Phó Giám đốc Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, qua 3 tháng triển khai, dưới sự hướng dẫn của các giáo viên có trình độ chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm và tâm huyết với nghề nghiệp trình diễn ca Huế, các giáo viên đã tích cực học tập, thực hành các kỹ năng trình diễn ca Huế một cách nghiêm túc, hào hứng và thu được những kết quả đáng khích lệ. Kết thúc chương trình có 24 giáo viên âm nhạc tại các Trường THCS trên địa bàn thành phố Huế được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng, giảng dạy ca Huế vào trong trường học.
Tiếp nối các hoạt động này, trong thời gian tới, đơn vị với Sở GD-ĐT tiếp tục bồi dưỡng đào tạo cho các giáo viên âm nhạc tại các trường học trên địa bàn tỉnh; đồng thời xây dựng các mô hình hoạt động của các CLB ca Huế trong trường học; tổ chức các hoạt động trình diễn và dạy hát ca Huế cho đối tượng là học sinh tham gia. Qua đó, góp phần tuyên truyền, quảng bá, bảo tồn, phát huy giá trị độc đáo, đặc trưng của ca Huế - loại hình đang được tỉnh Thừa Thiên - Huế xây dựng hồ sơ đệ trình UNNESCO công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. (Sggp.org.vn 18/11; Lao động 19/11, tr6)
XÃ HỘI
1. Ký ức 20 năm "đại hồng thủy 1999", kỳ 3: Đêm kinh hoàng nơi cửa biển Hòa Duân
Sau tiếng nổ "ầm" vang cả một vùng, con nước lũ dữ dằn khoét sâu tận đáy ngôi làng nằm bên bờ biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Khi đó, không ai có thể nghĩ, đã có một cửa biển mới vừa được mở ra, một ngôi làng dường như bị xóa sổ.
Nhiều năm nay, cứ đến dịp cuối tháng 9 âm lịch, ngoài làm giỗ cho người thân ở nhà, bà Trần Thị Hường (48 tuổi) cùng người dân làng Rồng (thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) lại ra bờ biển, làm một mâm cơm nhỏ, thắp nén hương vọng về biển cho những người bị mất trong trận lũ năm 1999. Đã 20 năm trôi qua, bà Hường và người dân làng Rồng vẫn không thể nào quên ký ức đau thương khi trận lũ lịch sử đã cuốn trôi nhà cửa và nhiều người ra biển.
Thắp nén hương lên bàn thờ cho người thân, bà Hường nghẹn ngào kể về trận lũ năm nào. Theo bà Hường, 20 năm về trước, gia đình bà và các hộ dân làng Rồng đều là dân của làng Hải Thành, ngôi làng chài hiền hòa nằm bên biển Thuận An. Từ trưa 2/11/1999, nước lũ bắt đầu đổ về, đến chiều thì cả làng Hải Thành đã ngập trong nước.
Thời điểm đó, ngôi nhà của ông Cựu (cha của bà Hường) nằm giữa làng là một trong những ngôi nhà kiên cố nhất. Nghĩ nước lũ không thể nào ngập đến nên gia đình ông Cựu quyết định ở lại. Con cái, cháu chắt ông Cựu đều di tản hết về đây tránh trú. Trong đó, có vợ và 3 đứa con nhỏ của ông Trần Văn Thu (anh trai bà Hường). Riêng bà Hường lúc đó vừa lấy chồng nên ra ở riêng, cũng kịp di tản cùng nhà chồng lên chỗ cao hơn.
"Tối 2/11, sau khi đưa vợ con về nhà ông bà nội yên vị, anh Thu chèo ghe về nhà mình dọn dẹp đồ đạc, nhưng khi quay lại thì nước đã lên quá lớn không thể đi được nữa. Nước chảy xiết, ghe lật, anh Thu bị thương và bị nước lũ cuốn trôi. May sao lúc đó bám được vào một sợi dây điện nên được mọi người cứu đưa về Đồn Biên phòng", bà Hường nhớ lại.
Đêm đó, càng về khuya, con nước càng lên nhanh và chảy xiết. Lũ từ thượng nguồn dồn về, nước từ ngoài biển tràn vô. Đây là điều mà người dân sống ở vùng biển này xưa nay chưa từng thấy. Nhiều hộ dân trong khu vực nguy hiểm dáo dác chạy tìm nơi trú ẩn.
Khoảng 12 giờ đêm, một tiếng nổ "ầm" lớn vang cả một vùng khiến mọi người giật mình kinh hãi. Không ai có thể nghĩ, lũ vừa mở một cửa biển mới rộng gần cả cây số, sâu hơn 10m. Chỉ trong chốc lát, con nước lũ dữ dằn đã khoét sâu tận đáy, xé toạc cả ngôi làng chài.
Trong bóng tối, người ta nghe thấy những tiếng kêu cứu thất thanh từ làng Hải Thành giữa biển nước rồi dần tắt lịm. Thay vào đó chỉ còn những tiếng sóng vỗ ầm ập. Mọi công tác ứng cứu là bất khả thi trước sự tàn phá quá khủng khiếp của thiên nhiên. 64 ngôi nhà bị cuốn trôi ra biển, 21 người chết, trong đó có đến 12 người là người thân của bà Hường.
"Thấy nước ào ào cuộn chảy ra phía biển lần lượt cuốn trôi nhà cửa, tui như chết đứng. Nghĩ thôi rứa là hết rồi, cả nhà bị lũ cuốn rồi. Nước lớn quá, không ai có thể làm được gì", bà Hường bùi ngùi kể lại.
"Tôi vẫn còn sống đến hôm nay là nhờ vào may mắn", Thiếu tá Nguyễn Xuân Cường (Hải đội 2 Biên phòng Thừa Thiên Huế) mở đầu câu chuyện với chúng tôi khi nhắc lại trận lũ 1999.
Chứng kiến sự kinh hoàng của trận lũ năm đó, ngoài người dân thôn Hải Thành còn có lực lượng cứu hộ của Hải đội 2 Biên phòng. Được xem "trở về từ cõi chết", Thiếu tá Cường khi ấy tuổi đời mới đôi mươi vẫn nhớ như in từng chi tiết.
Thiếu tá Cường kể lại, trước thời điểm dãi cồn cát ven biển bị lũ xé toạc, trong đêm 2/11, 2 tàu của Hải đội 2 Biên phòng được lệnh xuất kích vượt dòng nước lớn lao về những tiếng kêu cứu của người dân bị mắc kẹt tại làng Hải Thành để cứu người.
Thế nhưng, khi còn chưa tiếp cận được với khu vực người dân gặp nạn, một tàu của Hải đội 2 đã bị núi nước khổng lồ trút xuống kèm với với sóng lớn đánh dạt ra xa bờ, mất kiểm soát. Thời điểm này cũng khớp với thời gian dãi cồn cát ven biển bị lũ xé toạc. Trên tàu lúc ấy ngoài máy trưởng Nguyễn Xuân Cường còn có bốn chiến sĩ khác.
Thiếu tá Nguyễn Xuân Cường chỉ những dấu vết còn sót lại của bến neo tàu cũ Hải Đội 2 sau trận lũ năm 1999.
Giữa sóng biển trập trùng, cầm cự, vật lộn từ nửa đêm thì đến gần 5 giờ sáng 3/11, con tàu bắt đầu chìm. Cả năm chiến sĩ mặc thêm áo phao, thống nhất rời tàu. Quyết định rời tàu khi đó không khác đánh "canh bạc sinh tử", xác định nếu còn sống thì chỉ có nhờ vào may mắn. Ngoài kia trời tối đen như mực, mưa vẫn không ngừng trút, sóng dữ dồn dập vỗ như chực nuốt 5 con người vào lòng biển cả.
"Rời tàu chỉ ít phút thì năm anh em chúng tôi đã bị sóng đánh dạt mỗi người một hướng. Tôi nhiều lần bị sóng đánh vùi trong cát rồi đẩy ngược lên trên mặt biển. Đến hơn 7 giờ sáng thì trôi dạt vào bờ và được người dân cứu. Lúc đấy trên người không còn lấy mảnh vải, chỉ còn 2 miếng phao đã nát kẹp dưới nách", Thiếu tá Cường hồi tưởng lại.
Vào được đến bờ, Thiếu tá Nguyễn Xuân Cường nhờ người dân đi dọc bờ biển tìm cứu đồng đội. Thêm 2 chiến sĩ khác được cứu sống sau đó. Nhưng Trung úy Phạm Văn Điền và Binh nhất Lê Đình Tư đã mãi nằm lại với biển. Làng Hải Thành sau một đêm mưa lũ kinh hoàng trở nên tan tác, ngoài một vài căn nhà, cây dương còn sót lại nằm loi thoi bên mép nước là một cửa biển mênh mang.
Về sau này, một am thờ được người dân dựng lên bên bờ biển để tưởng nhớ đến sự hy sinh của hai chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trên trận tuyến chống thiên tai, vì nhân dân quên mình. Hàng năm, cứ đến ngày 27/7 và ngày 24/9 âm lịch, nhân dân trong vùng và Hải đội 2 vẫn tổ chức ngày giỗ, nhớ về sự hy sinh này. (Toquoc.vn 19/11)
2. Chung tay hành động để chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em
Sở LĐ-TB&XH vừa phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội thi Tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019.
Hơn100 thí sinh đại diện cho 15 đơn vị đến từ các huyện, thị xã, thành phố, lực lượng vũ trang và ban nữ công Liên đoàn Lao động tỉnh tham gia hội thi. Các đội lần lượt trải qua 3 phần thi gồm: "Cùng chung tay" - giới thiệu về đội; "Cùng tìm hiểu" - trả lời 20 câu trắc nghiệm và "Cùng tranh tài" bằng các tiểu phẩm tuyên truyền. Qua từng phần thi, các đội đã làm nổi bật chức năng, nhiệm vụ của cán bộ làm công tác gia đình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời tuyên truyền, giáo dục bảo vệ an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Kết thúc hội thi, Ban Tổ chức đã trao giải Nhất cho đội thi đến từ huyện A Lưới. Giải Nhì thuộc về 2 đơn vị là Công an tỉnh và thành phố Huế. Giải Ba được trao cho đơn vị thị xã Hương Trà và các H. Phong Điền, Phú Vang.
Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Minh Nguyệt cho biết, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế hiện nay còn tồn tại nhiều vấn đề cản trở công tác bình đẳng giới bởi tư tưởng đậm nét phong kiến. Việc thay đổi tư tưởng "trọng nam khinh nữ", xóa bỏ định kiến giới đòi hỏi sự nỗ lực bền bỉ của các ban, ngành và người dân trong tỉnh. Hội thi được tổ chức nhằm cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ đến tất cả người dân, hướng tới chuyển đổi hành vi về giới, bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới trong gia đình và cộng đồng.
Dịp này, Sở LĐ-TB&XH tỉnh cũng tổ chức Lễ phát độnxãg Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2019, chủ đề "Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em". (Cadn.com.vn 18/11)
3. Ký ức 20 năm "đại hồng thủy 1999", kỳ 2: Phút "giáp lá cà" sinh tử trong trận chiến với lũ dữ
Trong tình cảnh khắp nơi đều bị bao vây bởi nước lũ, lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận, người dân trong vùng lũ hầu như phải tự xoay sở, tìm cách cứu lấy nhau. Giây phút "giáp lá cà" trong trận chiến với lũ lịch sử 1999 là hồi ức không thể quên đối với nhiều người.
Chúng tôi gặp cụ bà Lê Thị Hòe (84 tuổi) trong ngôi nhà nhỏ của mình nằm tại thôn Xuân Tùy, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngôi nhà hiện là một minh chứng rõ ràng về sự ác liệt của trận lũ lịch sử năm 1999 với những vệt nước loang lổ còn in dấu trên tường.
Nhà cụ Hòe nằm gần với con sông Bồ, tuy không cao nhưng không dễ gì bị ngập mỗi khi đến mùa mưa lũ. Ở khu vực này, thời điểm lũ to nhất, nước cũng chỉ mấp mé ở ngoài sân.
Cụ Hòe nhớ lại, thời điểm ấy con gái cụ, bà Phạm Thị Hòa (sinh năm 1970) vừa về nhà ngoại sinh con được 3 ngày. Sau này, đứa bé được gia đình đặt tên Nguyễn Thị Bích Thủy, "Thủy" là để ghi nhớ về cơn "đại hồng thủy" này.
Chiều 2/11/1999, vùng quê Quảng Phú mưa nhẹ, nước lũ bắt đầu lên. Nghĩ nước chỉ lên một lúc rồi lại xuống như mọi năm nên cả làng cũng như gia đình cụ Hòe không mảy may đề phòng. Thế nhưng, người tính không bằng trời tính. Càng về xế chiều nước bất ngờ lên dữ dội, mọi nhà cuống cuồng tìm cách chống lũ.
Theo cụ Hòe, khi đó con gái cụ vừa sinh xong còn rất yếu, trong nhà ngoài đứa trẻ sơ sinh còn có thêm đứa cháu ngoại mới 4 tuổi. Trong tình cảnh nước đã vây tứ bề, không thể chạy đi đâu, cụ Hòe cùng chồng vội kê hai chiếc giường lên cao rồi đưa cả nhà lên trú. "Lúc đó tài sản chẳng kịp cứu thứ gì, tui chỉ kịp vớ lấy nồi cơm vừa nấu và ít sắn khô" cụ Hòe nhớ lại.
Đến đêm 2/11, nước vẫn tiếp tục dâng. Hai chiếc giường chồng làm một không còn là phương án hữu hiệu làm chỗ trú cho gia đình khi lũ đã ngập lên đến cổ. Lúc này, chiếc tủ bếp cũ kỹ được hai vợ chồng cụ Hòe tận dụng kê lên gác bếp để làm nơi trú ẩn mới. 5 con người có già có trẻ ngồi co ro trong lũ. Ai cũng sợ, nhưng không dám nói ra.
Kể đến đây, cụ Hòe run run giọng: "Sống ở đây bao nhiêu năm, lần đầu tiên trong đời tui thấy lũ to như rứa. Đêm đó, hai vợ chồng tui tính nếu lũ lên tiếp chỉ còn cách đục mái nhà để ra ngoài kêu cứu. May sao, đến gần khuya thì lũ xuống.
Sáng hôm sau, mấy nhà trong xóm ngồi gọi vọng ra xung quanh, người có ghe thì chèo sang hỏi thăm nhau xem ai còn, ai mất. Cả xóm không có ai mệnh hệ gì, nhưng tài sản thì tả tơi theo dòng nước lũ. Mất mát nhiều, vậy mà ai cũng mừng vì còn sống".
Tạm thoát khỏi "đại nạn", nhưng theo cụ Hòe, những ngày sau đó cuộc sống khó khăn vô cùng. Nước lũ rút chậm, lương thực trôi hết nên mọi người phải đùm bọc lấy nhau. Không có nước sạch, cả làng phải dùng tạm nước lũ. Trong cơn đói, nhà có sắn cho sắn, nhà có chuối cho chuối, san sẻ từng miếng ăn để cùng nhau vượt qua cơn hoạn nạn.
Cũng vào năm đó, câu chuyện "thoát thân" ngoạn mục trong lũ dữ của hơn 57 thầy trò trường THCS Hương Thọ đến nay nhiều người vẫn còn nhắc lại. Sáng 2/11, ông Nguyễn Văn Mễ - Chủ tịch UBND Thừa Thiên Huế nhận được cuộc điện thoại báo tin, thầy trò tại trường THCS Hương Thọ bị nước lũ cô lập, lũ ngày càng dâng cao, tình hình hết sức nguy cấp.
Nhận thông tin, một chiếc ca nô của công an đã được lệnh lập tức xé dòng nước lũ để kiểm tra, ứng cứu. Thế nhưng nước chảy xiết, chiếc ca nô chỉ đi được một đoạn rồi đành quay về. Nhiệm vụ tiếp cận với hàng chục học sinh mắc kẹt trong lũ thất bại. Tất cả chỉ còn biết cầu mong cho thầy trò có thể tìm cách xoay sở, vượt qua được hoạn nạn.
Không chỉ có trường THCS Hương Thọ, nhiều khu vực ở Huế cũng bị chia cắt, cô lập trong trận lũ lịch sử 1999.
Trước đó, chiều 1/11, nước dâng cao đột ngột khiến trường THCS Hương Thọ dù nằm trên khu đất cao, cách khá xa bờ sông Hương nhưng vẫn bị lũ bao vây, cô lập. Nhà xa, đường về lại bị chia cắt, 57 học sinh đành phải ở lại trường. Một số thầy cô cũng quyết định ở lại để đảm bảo an toàn cho các em.
Hôm sau, trời vẫn mưa như trút, nước sông Hương không có dấu hiệu xuống mà ngày càng lên nhanh. Lũ dâng ngập cả lớp học thường ngày. Thầy và trò đã cùng nhau kê bàn học thành dãy cao như một chiếc bè lớn để tránh lũ.
Đến gần 10 giờ sáng, nước lũ ngập lút cả dãy bàn cao nhất. Không còn cách nào khác, mọi người quyết định phá mái nhà leo ra bên ngoài. Tuy nhiên, dưới lớp ngói là những thanh gỗ chắc cứng, để phá được khó khăn vô cùng. Sau nhiều lần liều mình ngụp lặn tìm cây rựa chìm sâu trong nước lũ để làm dụng cụ phá mái, thầy trò cũng thoát ra được.
Từ trên mái nhà của trường, thầy trò lại tiếp tục kêu cứu đến khản cả giọng vì nước lũ lại sắp đuổi kịp đến chân. May thay, đúng vào lúc này người dân trong vùng đi qua phát hiện đã lập tức ứng cứu. Năm đó, Võ Đại Đại (học sinh lớp 7, cùng trường) là một trong những người đã trực tiếp chèo thuyền, đưa hơn 57 thầy trò trường THCS Hương Thọ thoát khỏi lũ dữ.
Đại kể lại, hôm đó vì mưa lớn, không đi học nên anh chèo thuyền đi neo lại lồng cá cho gia đình. Thời điểm anh cùng mọi người phát hiện, ứng cứu thầy và các bạn thì nước lũ đã lên quá cao. Vội giục mọi người lên thuyền rồi đẩy mái chèo vượt lũ, Đại chở từng tốp đưa đến quả đồi cách trường chừng 500m. Cùng giúp sức với anh hôm đó còn có những người thân trong gia đình.
Cứu người xong, về được đến nhà, Đại cũng mệt lả đi vì lạnh và kiệt sức. Anh kể: "Mấy ngày sau khi lũ rút, trở lại trường nghe mọi người kể thì tôi mới biết là thầy và các bạn còn phải chạy bộ thêm một lần nữa, đến một quả đồi cao hơn mới thoát được cơn lũ. Đêm đó, mấy chục con người nương tựa vào nhau trong cảnh đói, rét và sợ hãi để đợi trời sáng. May sao sau đó không có ai bị gì".
Sau trận lũ, Võ Đại Đại đã được tuyên dương vì hành động dũng cảm cứu người. Đến nay, những học sinh may mắn thoát chết trong cơn "đại hồng thủy" năm đó vẫn không quên những chuyến đò tình nghĩa của Đại và người thân trong mưa lũ.
Nhưng, không phải ai cũng được may mắn như 57 thầy trò trường THCS Hương Thọ. 20 năm về trước, ở vùng Thuận An (Thừa Thiên Huế) có một ngôi làng bị lũ cuốn trôi ra biển, dường như xóa sổ. Trong làng khi đó có một gia đình mất đến 12 người thân thương, ruột thịt. Nhắc lại sự việc này, những người sống sót đến nay còn cảm thấy rùng mình. (Toquoc.vn 18/11)
4. Hơn 5.600 mô hình, câu lạc bộ, chi hội hướng đến bảo vệ phụ nữ và trẻ em
Đó là kết quả triển khai chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” được báo cáo tại hội nghị tổng kết thi đua năm 2019 do Hội LHPN các tỉnh cụm thi đua Bắc Trung Bộ tổ chức tại TP Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh).
Năm 2019, các đơn vị đã bám sát định hướng của Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Hội LHPN các tỉnh đã triển khai hoạt động có chiều sâu, tập trung hướng về cơ sở, hỗ trợ các đơn vị vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Triển khai chủ đề năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”, thời gian qua, các đơn vị đã tổ chức hơn 5.600 mô hình, câu lạc bộ, chi hội hướng đến bảo vệ phụ nữ và trẻ em; thực hiện các diễn đàn, chương trình tập huấn nâng cao năng lực tổ chức thực hiện quyền trẻ em.
Thảo luận tại hội nghị, đại biểu phân tích, chia sẻ kinh nghiệm và những cách làm, mô hình hiệu quả trong quá trình thu hút, tập hợp hội viên; hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp; giúp đỡ phụ nữ yếu thế, phụ nữ phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng...
Báo cáo kết quả thực hiện của từng đơn vị, tại hội nghị, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên - Huế Trần Thị Kim Loan cho biết, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đặc biệt chú trọng và rất quan tâm trong việc xây dựng kế hoạch hướng tới và triển khai giúp đỡ phụ nữ hoàn lương, tạo điều kiện để các nữ phạm nhân sau khi mãn hạn tù tái hòa nhập cộng đồng.
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Trị Đỗ Thị Lý cũng báo cáo tại hội nghị về những nỗ lực của đơn vị. Trong thời gian qua, Quảng Trị đã cố gắng thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực. Bên cạnh tích cực tham gia và lồng ghép thực hiện phong trào thi đua qua chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị còn chú trọng quan tâm hỗ trợ, khuyến khích chị em phụ nữ tạo ra những sản phẩm nông nghiệp, các cấp hội trong tỉnh, liên kết chuỗi giá trị, giới thiệu sản phẩm.
Tại Hội nghị, đoàn đại biểu cũng nhìn nhận rõ những khó khăn như: Trong quá trình triển khai hoạt động, việc thực hiện phong trào thi đua và các cuộc vận động ở các cấp hội vẫn chưa đồng đều; công tác nắm bắt tình hình tư tưởng hội viên phụ nữ ở vùng trọng điểm, vùng dân tộc thiếu số... có lúc thiếu kịp thời.
Các mô hình kinh tế do phụ nữ đứng chủ được thành lập với số lượng khá lớn, tuy nhiên hiệu quả hoạt động, tính bền vững chưa cao, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa chú trọng liên kết theo chuỗi giá trị. Số mô hình, câu lạc bộ được thành lập nhiều nhưng hiệu quả hoạt động chưa rõ.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa đề nghị, thời gian tới các đơn vị trong cụm cần phát huy được những kết quả đã đạt được, tiếp tục thể hiện được tính tiên phong, sáng tạo và bám sát thực tiễn từng địa phương.
Tập trung xây dựng nhân tố điển hình của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực; tổ chức triển khai hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động; chủ động giới thiệu các nhân sự nữ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết góp phần tham gia hiệu quả tổ chức đại hội Đảng các cấp sắp tới. (Phunuvietnam.vn 19/11)
5. Người cao tuổi tỉnh tranh thủ lợi thế làm giàu chính đáng
Với phương châm "còn sức khóe, còn tham gia lao động sản xuất", nhiều NCT của tỉnh Thừa Thiên Huế không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, mà còn hỗ trợ bà con cùng vươn lên xóa đói giảm nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Từ phong trào thi đua "NCT làm kinh tế giỏi" của tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, với mức thu nhập khiến nhiều người mơ ước. Trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch, nông, lâm, thủy hải sản và các ngành nghề truyền thống... đâu cũng có bóng dáng của những "cây đa cây đề", trụ cột tinh thần của gia đình, dòng họ và cộng đồng. Nhiều NCT trở thành chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ trang trại, góp phần đáng kể tạo việc làm cho lao động địa phương, đóng góp ngân sách, được chính quyền các cấp ghi nhận.
Trải qua hơn nửa cuộc đời với nhiều kinh nghiệm quý, NCT Thừa Thiên Huế nhận thấy lợi thể của nguồn đất đai sẵn có, khí hậu thổ nhưỡng ưu đãi. Cùng với sự năng động, sáng tạo và dám nghĩ dám làm, NCT đã mạnh dạn đưa giống cây con phù hợp, đồng thời áp dụng khoa học kĩ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao. Với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp khá dồi dào, đa dạng, nhiều NCT ở huyện Phú Lộc đấu tự nuôi trồng thủy hải sản, trồng rừng, mở trang trại thuần dưỡng gia súc đạt hiệu quả cao. (Người cao tuổi 19/11, tr5) Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức thi và cấp bằng dành cho học sinh từ 6 đến 12 tuổi, được công nhận trên hơn 150 quốc gia. Chương trình có độ khó tăng dần phân theo 3 cấp độ: Starters dành cho thí sinh từ 6 tuổi, Movers dành cho thí sinh 7 - 11 tuổi và Flyers dành cho thí sinh 9 - 12 tuổi.
Trong kì thi vừa qua ở Huế có 15 học viên đạt 15/15 khiên ở cả 3 cấp độ Starter, Movers và Flyers; 11 học viên đạt kết quả B1 ở cấp độ KET. Đặc biệt học viên Bùi Vũ Tâm An đã xuất sắc đạt điểm tuyệt đối 150/150 ở cấp độ KET. Kỳ thi được tổ chức đúng quy cách của một kỳ thi Cambridge chính thức.
“Lễ trao bằng Cambridge” còn có sự tham gia của các phụ huynh cũng như quý thầy cô giáo đến từ iLEAD AMA Hội An.
Được biết, đối với các học sinh có dự định thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Quốc học Huế thì chứng chỉ Cambridge KET A2 trở lên sẽ giúp các em được cộng điểm xét hồ sơ. Ngoài ra, tấm bằng Cambridge A2, B1 giúp các em có cơ hội đạt học bổng thực tập sinh tại một số trường ở châu Âu. (Tuoitrethudo.com.vn 18/11)
6. Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam dự Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua cụm Bắc Trung Bộ
Chiều ngày 18/11, Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Hội LHPN Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động thi đua cụm Bắc Trung bộ tại Thành phố Hà Tĩnh.
Tham dự hội nghị, có bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cùng đoàn đại biểu đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các tỉnh đã có các giải pháp sáng tạo, đổi mới, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, tập trung các khâu đột phá, các chỉ tiêu trong nhiệm kỳ và hướng đến mục tiêu vì lợi ích thiết thực của hội viên, phụ nữ.
Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa đánh giá cao những nỗ lực trong công tác hội của các tỉnh trong thời gian qua. Bà Bùi Thị Hòa cho rằng, với tinh thần đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, 6/6 tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra, được cấp ủy, chính quyền, các cấp ngành ghi nhận và đánh giá cao. (Phunuvietnam.vn 18/11)
7. Tiếp tục ủng hộ người nghèo khu vực I Kinh thành Huế di dời
Ngày 18/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức lễ phát động xây dựng Quỹ “Vì người nghèo”.
Đây là hoạt động nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam và hưởng ứng thư kêu gọi của Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế nhằm huy động nguồn lực xã hội chung tay hỗ trợ cho các hộ nghèo thuộc Dự án di dời, giải phóng mặt bằng và tái định cư khu vực I, Kinh thành Huế.
Sau lời kêu gọị của Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Võ Lê Nhật, đông đảo cán bộ, viên chức và người lao động đang làm việc tại Trung tâm, các đơn vị đối tác của Trung tâm, du khách trong và ngoài nước đã đóng góp được gần 242 triệu đồng (trong đó, du khách ủng hộ trên 7 triệu đồng).
Số tiền này sẽ được chuyển giao cho Qũy “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế để giúp các hộ nghèo có thêm nguồn lực xây dựng nơi ở mới. (Daidoanket.vn 19/11)
8. Thăm các lớp học tình thương, Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nói điều này khiến thầy cô xúc động
"Hàng trăm, hàng nghìn lời cảm ơn, tri ân đối với thầy cô sẽ chẳng bao giờ là đủ", đó là chia sẻ của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với các thầy cô khi đến thăm các lớp học tình thương trên địa bàn tỉnh.
Nhân dịp 37 năm Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam, trong các ngày 17 và 18/11 ông Phan Ngọc Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đến thăm hỏi, động viên và tặng hoa cho những giáo viên đang ngày đêm "gieo" con chữ đến cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại các lớp học tình thương trên địa bàn.
Đêm 17/11, có mặt tại lớp học tình thương phường Kim Long, ông Phan Ngọc Thọ xúc động khi biết cô giáo Bạch Thị Ngọc Hạnh đã có hơn 30 năm dạy học miễn phí cho các em học sinh ở lớp học tình thương này. Đa số các em học sinh ở đây đều thuộc gia đình có hoàn cảnh khó khăn, ban ngày thì phụ gia đình làm việc kiếm thêm thu nhập nên buổi tối mới có thời gian đến lớp học tình thương của cô Hạnh để biết thêm con chữ.
Tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của cô Hạnh đã giúp đỡ cho nhiều học sinh được đến lớp, được biết chữ, để khi lớn lên trở thành những người có ích cho xã hội. Động viên, chia sẻ với cô Bạch Thị Ngọc Hạnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chúc cô có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục giúp đỡ, dạy dỗ những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Cũng giống với cô Hạnh, hơn 18 năm qua cô giáo Nguyễn Thị Hồng tình nguyện mở lớp tình thương tại phường Hương Sơ để dạy cho các em có hoàn cảnh khó khăn nơi đây. Đến thăm lớp học, hỏi han tình hình, ông Phan Ngọc Thọ vui mừng khi thấy các em đều chăm ngoan và lễ phép.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, xã hội rất cần những tấm gương vượt khó để cống hiến như cô Hồng, từ tấm lòng của cô đã giúp cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn không phải bị mù chữ, có những kiến thức văn hóa cơ bản để làm hành trang bước vào đời.
"Hàng trăm, hàng nghìn lời cảm ơn, lời tri ân cho thầy cô sẽ chẳng bao giờ là đủ. Tôi mong cô luôn khỏe để luôn đồng hành cùng các em học sinh thân yêu bước tiếp trên đường đời", lời động viên của ông Phan Ngọc Thọ nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 khiến cô Hồng không khỏi xúc động.
Đó là những chia sẻ đầy tâm huyết của các cô giáo trường Chuyên biệt tương lai thuộc Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Thừa Thiên Huế khi bất ngờ được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ghé thăm trong dịp này.
Trường Chuyên biệt tương lai là ngôi trường bán trú dành cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. Trường được thành lập nhằm tạo điều kiện cho trẻ chậm phát triển trí tuệ có cơ hội được đến trường, được học tập, được vui chơi cùng bạn bè và phát huy hết khả năng của chính bản thân để sau này có cơ hội được sống độc lập và hòa nhập vào xã hội.
Nơi đây hiện đang nhận nuôi dạy bán trú trên 50 cháu khuyết tật mỗi năm. Có mặt tại trường, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tặng hoa và quà cho các giáo đang công tác tại đây.
Chia sẻ về công việc với Chủ tịch UBND tỉnh, các cô giáo ở đây cho biết, niềm vui của các cô giáo dạy trẻ khuyết tật đôi khi chỉ là tiếng cười òa sung sướng khi học sinh tự đút được cơm ăn, và nhẹ lòng khi nhìn các cháu bé viết được những nét chữ nguệch ngoạc trên đôi bàn tay bị khiếm khuyết.
Thấu hiểu với những khó khăn của các cô giáo đang giảng dạy tại đây, ông Phan Ngọc Thọ cho rằng, dạy một trẻ bình thường đã vất vả, dạy các trẻ bị khiếm khuyết càng khó gấp nghìn lần.
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế động viên và hy vọng các cô hãy xem những trẻ em nơi đây như là con của mình để giúp các em có thêm được tình thương, sự che chở, lấy sự trưởng thành và khôn lớn của các em làm niềm vui và động lực để vượt qua khó khăn, chắp cánh cho những số phận không may mắn. (Toquoc.vn 19/11)
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
1. AMA Huế trao bằng quốc tế Cambridge cho học viên
18/11/2019 13:47EmailPrintChứng chỉ quốc tế Cambridge do Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức thi và cấp bằng dành cho học sinh từ 6 đến 12 tuổi, được công nhận trên hơn 150 quốc gia.
Trong kì thi vừa qua tại iLEAD AMA Huế, có 15 học viên đạt 15/15 khiên ở cả 3 cấp độ Starter, Movers và Flyers; 11 học viên đạt kết quả B1 ở cấp độ KET.
Chiều 17/11, tại TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), Trung tâm Anh ngữ iLead AMA Huế tổ chức chương trình “Lễ trao bằng Cambridge” cho 69 học viên tham gia kỳ thì tại iLEAD AMA vào tháng 8 vừa qua.
Đến tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế, phòng GD&ĐT TP. Huế cùng nhiều hiệu trưởng của các trường học trên địa bàn.
Phát biểu tại chương trình, bà Phạm Thị Thùy Dung- Giám đốc Trung tâm AMA Huế cho biết, đây là dịp để chúng ta nhìn lại sự nổ lực của các em học sinh, các giáo viên và sự quan tâm của các bậc phụ huynh giành cho con em mình để giúp các em gặt hái được nhiều thành công trong tương lai...
“Kỳ thi Cambridge là kỳ thi có giá trị quốc tế để đánh giá ngôn ngữ, kỹ năng của các em. Đây là chứng chỉ có giá trị vô thời hạn và được công nhận trên toàn cầu. Sở hữu chứng chỉ này là lợi thế lớn cho các em học sinh, giúp các em tự tin trong quá trình học tập, khám phá bản thân và theo đuổi ước mơ du học trong tương lai không xa. Mong các em sẽ tiếp tục nổ lực hơn nữa trong thời gian đến để tiếp tục khám phá và phát triển bản thân...”, bà Dung nói.
Chứng chỉ quốc tế Cambridge do Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức thi và cấp bằng dành cho học sinh từ 6 đến 12 tuổi, được công nhận trên hơn 150 quốc gia. Chương trình có độ khó tăng dần phân theo 3 cấp độ: Starters dành cho thí sinh từ 6 tuổi, Movers dành cho thí sinh 7 - 11 tuổi và Flyers dành cho thí sinh 9 - 12 tuổi.
Trong kì thi vừa qua ở Huế có 15 học viên đạt 15/15 khiên ở cả 3 cấp độ Starter, Movers và Flyers; 11 học viên đạt kết quả B1 ở cấp độ KET. Đặc biệt học viên Bùi Vũ Tâm An đã xuất sắc đạt điểm tuyệt đối 150/150 ở cấp độ KET. Kỳ thi được tổ chức đúng quy cách của một kỳ thi Cambridge chính thức.
“Lễ trao bằng Cambridge” còn có sự tham gia của các phụ huynh cũng như quý thầy cô giáo đến từ iLEAD AMA Hội An.
Được biết, đối với các học sinh có dự định thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên Quốc học Huế thì chứng chỉ Cambridge KET A2 trở lên sẽ giúp các em được cộng điểm xét hồ sơ. Ngoài ra, tấm bằng Cambridge A2, B1 giúp các em có cơ hội đạt học bổng thực tập sinh tại một số trường ở châu Âu. (Tuoitrethudo.com.vn 18/11)
2. Giúp học trò tự tin trên con đường chinh phục tri thức
Hơn 25 năm gắn bó với "sự nghiệp trồng người", bằng trách nhiệm và tình yêu nghề, cô giáo Trương Thị Đoan Trang (sinh năm 1968) Tổ trưởng Tổ Vật lý, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế đã khơi dậy niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học và khát vọng chinh phục đỉnh cao cho nhiều thế hệ học sinh của Cố đô.
Đặc biệt, với thâm niên luyện thi học sinh giỏi, cô đã phát hiện, bồi dưỡng và hỗ trợ nhiều học sinh giành giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Cô giáo Trương Thị Đoan Trang là một trong hai giáo viên của tỉnh Thừa Thiên - Huế được ngành Giáo dục bình chọn dự Lễ tôn vinh “Nhà giáo của năm 2019” được tổ chức tại Hà Nội.
Vốn là học sinh chuyên Lý, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, năm 1986, cô giáo Trương Thị Đoan Trang đoạt giải Ba quốc gia môn Vật lý rồi cô được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm Huế. Tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, cô Trang trở thành giáo viên môn Vật lý tại ngôi trường từng theo học và là đồng nghiệp của các thầy, cô giáo từng dạy mình. Đây vừa là một vinh dự nhưng cũng là áp lực lớn đối với một giáo viên mới ra trường như cô Trang, nhưng bằng tình yêu nghề, sự nỗ lực không ngừng nghỉ cô đã dần khẳng định mình, vững vàng hơn trong nghề nghiệp, được học trò tin yêu, lãnh đạo nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng khối chuyên Lý.
Qua quá trình bồi dưỡng của cô cùng các giáo viên trong tổ luyện học sinh giỏi, hầu như năm nào, học sinh lớp chuyên Lý của Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế cũng giành giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia, nhiều em được chọn để dự thi quốc tế. Đáng chú ý, từ năm 2016 - 2019, khối chuyên Lý của trường đã có 53 học sinh giỏi cấp tỉnh; 19 học sinh giỏi cấp quốc gia, có 6 học sinh được vào vòng 2 để tiếp tục thi chọn học sinh giỏi dự thi quốc tế. Kết quả, em Lê Công Minh Hiếu đạt Huy chương Đồng môn Vật lý trong kỳ thi Olympic châu Á năm 2019.
Cô Đoan Trang tâm sự: "Làm giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi rất áp lực, đòi hỏi phải có trí tuệ cũng những nguồn tài liệu đủ tốt để giảng dạy cho các em". Vì vậy, cô không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức chuyên môn, sưu tầm tài liệu, đọc và nghiên cứu sách vở, tìm kiếm thông tin trên Internet, tham khảo những kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học.
Đặc biệt, đối với môn Vật lý, vốn được xem là môn học khô cứng, nhiều em không hứng thú học. Nhiều em khi mới vào đội tuyển cảm thấy choáng ngợp với khối lượng kiến thức, loay hoay trong tiết thực hành khi đứng trước thiết bị hiện đại. Vì vậy, trước tiên cô luôn tận tình giảng dạy những kiến thức nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của Vật lý giúp học sinh có "gốc" để cải thiện kỹ năng, phản xạ làm bài tập; sau đó định hướng cho em những tài liệu cần tham khảo, học thêm, những chủ đề cần đào sâu nghiên cứu. Đồng thời, cô cũng luôn giúp học sinh thấy được mối liên hệ rất gần gũi giữa lý thuyết và thực tế, giữa nền tảng và phương pháp. Thông qua đó, học sinh biết áp dụng, giải quyết các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, tiếp thu trọn vẹn kiến thức và bản chất của môn học - nhất là với những bộ môn khoa học có mối liên hệ, tính vận dụng cao trong đời sống như Vật lý.
Đối với học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, nhất là những em trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, cô giáo Trang không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là một người mẹ, người bạn luôn lắng nghe, chia sẻ những áp lực và đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục tri thức. Trong ký ức của nhiều học sinh chuyên Lý, những ngày tháng ôn luyện ở căn nhà nhỏ của cô Trang thật đặc biệt, có những ngày, cô và trò cùng miệt mài thức tới tận sáng để giải xong một đề thi Olympic.
Sách tham khảo môn Vật lý ở bên ngoài bày bán rất nhiều nhưng ở mức độ chuyên sâu dành cho học sinh luyện thi quốc gia và quốc tế lại rất ít, vì vậy cô Trang dành nhiều thời gian sưu tầm sách, các nguồn tài liệu quý cho học trò của mình. Mỗi khi tìm được cuốn sách hay, cô lấy đó làm phần thưởng cho học sinh có thành tích tốt trong học tập. Dần dần, hình thành "phong trào" tặng sách trong đội tuyển học sinh giỏi, học sinh cũng thi đua nhau học tốt để được “vòi vĩnh” cô giáo tặng sách. Còn những em có hoàn cảnh khó khăn, cô lại tìm học bổng để các em đỡ vất vả, chuyên tâm học tập.
Đam mê và tận tâm với nghề, nên hầu như cô không có mùa hè khi năm nào cũng tình nguyện dạy bổ sung kiến thức cho các em trong đội tuyển học sinh giỏi.
Nhiều năm đứng trên bục giảng, cô Đoan Trang luôn tâm niệm, giáo dục không chỉ xoay quanh vấn đề truyền thụ kiến thức, người giáo viên phải đóng vai trò người định hướng và khơi nguồn sự sáng tạo, nắm giữ ngọn lửa đam mê để truyền cho học sinh niềm yêu thích với môn học, ý thức không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng mà phải vượt lên chính mình. Mỗi bài giảng, tiết học của cô Trang đều rất sinh động, cô đưa ra những tình huống có vấn đề để học sinh suy nghĩ, tích cực tương tác với giáo viên. Nhờ vậy, học sinh hiểu bài sâu hơn, kích thích sự hứng thú và say mê bứt phá trên con đường tri thức, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Bên cạnh việc giảng dạy, cô Trang còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và đã có nhiều sáng kiến, đề tài được công nhận và ứng dụng hiệu quả trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Vật lý tại Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế. Cô Trang cùng với giáo viên trong Tổ Vật lý hướng dẫn các em tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đạt nhiều thành tích.
Trong 3 năm qua, học trò của cô Trương Thị Đoan Trang đã đạt 9 giải cao tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (5 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba) và 4 giải cấp quốc gia (2 nhì và 2 giải khuyến khích).
Nói về những thành tích đã đạt được trong quá trình "làm người đưa đò thầm lặng", cô Trang luôn khiêm tốn cho rằng thành công này là của cả tập thể. "Thành quả và niềm vui lớn nhất trong cuộc đời làm nghề giáo của mình là thấy học trò ngày càng trưởng thành, gặt hái được những quả ngọt trên con đường học vấn", cô Đoan Trang chia sẻ.
Thầy Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế cho biết: Cô Trương Thị Đoan Trang là một giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bản thân cô luôn có nhiều sáng tạo trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, được đồng nghiệp và học trò quý trọng. Bằng nhiệt huyết với nghề giáo, cô Trang đã truyền lửa, khiến học trò say mê học tập, tự tin và bứt phá trên các đấu trường tri thức quốc gia và quốc tế, đóng góp lớn trong "bộ sưu tập" thành tích, huy chương của nhà trường. (Baotintuc.vn 18/11; TTXVN 18/11)
3. Đại học Huế kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
Sáng 18/11, Đại học (ĐH) Huế tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đến dự buổi lễ có ông Nguyễn Dung - phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hơn 60 năm xây dựng và phát triển, ĐH Huế đang phát triển nhanh về mọi mặt, trở thành một trong những cơ sở giáo dục uy tín, đóng vai trò tiên phong, nòng cốt thực hiện sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước.
Đọc diễn văn kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, PGS.TS Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế nhấn mạnh: Năm học vừa qua, trong bối cảnh thế giới và đất nước có nhiều thay đổi, đội ngũ nhà giáo, viên chức lao động các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc ĐH Huế đã tích cực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả trên tất cả các lĩnh vực công tác.
Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện các chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh thực hiện tự chủ đại học, tăng cường hoạt động đảm bảo chất lượng giáo dục và tăng khả năng hội nhập quốc tế; từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động; tập thể đội ngũ nhà giáo, viên chức lao động ĐH Huế luôn nỗ lực hết mình với tinh thần đoàn kết, nhất trí, tận dụng thời cơ, khắc phục khó khăn để phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển của Đại học Huế.
Cũng tại lễ kỷ niệm, Giám đốc ĐH Huế đã tặng giấy khen cho các cá nhân đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trước 30 tuổi. ĐH Huế trích trên 1,3 tỷ đồng chi từ nguồn quỹ khuyến khích tài năng của ĐH Huế tặng thưởng cho 1 nhóm nghiên cứu và 220 tác giả. Cũng trong năm nay, ĐH Huế có nhiều cán bộ, giảng viên đạt kết quả tốt trong các hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó tổng số bài báo được thưởng là 325 bài. (Giaoducthoidai.vn 18/11)
4. Đổi mới giáo dục phổ thông: Những hạt giống lan tỏa tinh thần đổi mới
Hàng chục nghìn giáo viên tiểu học cốt cán của 63 tỉnh, thành đã và đang được tham gia bồi dưỡng - tập huấn Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới do Bộ GD&ĐT tổ chức. Đây là bước đi quan trọng trong bối cảnh CTGDPT mới sắp triển khai. Báo GD&TĐ đã có cuộc trò chuyện với TS Trần Thị Quỳnh Nga - Phó Trưởng khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế về những đổi mới trong công tác bồi dưỡng và tập huấn lần này.
Cơ hội để đội ngũ giảng viên tương tác
Bà có thể chia sẻ những điểm mới trong công tác bồi dưỡng CTGDPT lần này?
Là 1 trong 8 trường thực hiện công tác bồi dưỡng, tập huấn giáo viên cốt cán (GVCC) tại các tỉnh miền Trung, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã thực hiện một cách hiệu quả các kế hoạch và chiến lược đào tạo mà Bộ GD&ĐT, Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (ETEP) đã chuyển giao.
Bên cạnh các hoạt động tập huấn trực tiếp, GVCC sẽ tham gia các khoá học online với các bộ công cụ hữu ích như: Nhiệm vụ đọc - phân tích chương trình, hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, bài tập cuối khoá. Ba ngày tập huấn trực tiếp gắn với các mục tiêu khác nhau về tiếp cận chương trình tổng thể, chương trình môn học cũng là cơ hội để đội ngũ giảng viên tương tác nhiều hơn với GVCC đến từ các sở GD&ĐT thông qua các hình thức làm việc nhóm, đàm thoại...
Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên sẽ căn cứ theo chương trình tổng thể, chương trình môn học, không phụ thuộc vào sách giáo khoa như trước đây. Vậy, việc bồi dưỡng không có SGK có hạn chế gì không, thưa bà?
“Một chương trình - nhiều bộ sách giáo khoa” lẽ tất nhiên sẽ dẫn đến những khó khăn nhất định, khi mà “mong đợi” của nhiều thầy cô giáo đến từ cơ sở GDPT vẫn là nhìn thấy “hình hài của SGK mới”.
Mặc dù vậy, với nội dung làm việc cụ thể và các mục tiêu được xác định rõ ràng, đội ngũ giảng viên chủ chốt có kinh nghiệm của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đã đồng hành với GVCC từng bước phân tích CTGDPT mới, nhận hiểu sâu sắc chương trình môn học (đặc điểm, quan điểm biên soạn, mục tiêu, nội dung giáo dục...). Giáo viên cũng có cơ hội tiếp cận với mẫu bài học và thiết kế thử nghiệm, cùng phân tích để nắm bắt tinh thần đổi mới.
Nội dung của khoá bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của CTGDPT mới, GVCC sẽ được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tham dự khoá bồi dưỡng này, các GVCC ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn giáo viên đại trà cùng triển khai tốt CTGDPT mới.
Sau đợt tập huấn, những GVCC đạt được những năng lực như thế nào để tiếp cận chương trình mới?
Sau đợt tập huấn, đội ngũ GVCC sẽ từng bước hình thành năng lực phân tích chương trình - một trong những năng lực cơ bản, then chốt trong bối cảnh mới. Bên cạnh đó, các giáo viên tham dự tập huấn cũng có được kỹ năng phân tích và phát triển một kế hoạch giáo dục theo định hướng hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Giảng viên chủ chốt đến từ các trường ĐHSP, trong đó có ĐHSP Huế cũng đồng thời nỗ lực để hình thành ở học viên khả năng chuyển giao các vấn đề cốt lõi nói trên đến đồng nghiệp của họ tại trường học và địa phương nhằm xây dựng một cộng đồng học tập, đồng hành vì sự phát triển của học sinh trong giai đoạn tới.
Nhằm lan tỏa tinh thần đổi mới đến toàn bộ giáo viên phổ thông trong cả nước thì GVCC cần được tập huấn đầy đủ và kỹ càng. Theo bà, điều quan trọng nhất của GVCC sau khi tập huấn là gì?
Một mầm cây vươn lên có thể chỉ tạo nên một điểm xanh bé nhỏ. Nhiều mầm cây cùng trỗi dậy, không gian với tràn ngập sắc xanh. Chương trình tập huấn lần này ngoài việc giúp GVCC tiếp cận sâu chương trình tổng thể và chương trình môn học còn nhằm từ những hạt giống khỏe khoắn ấy mà lan tỏa mạnh mẽ tinh thần của đổi mới GDPT.
Theo đó, chúng tôi rất kỳ vọng ở đội ngũ GVCC, sau khoá tập huấn, sẽ tiếp tục hoàn bị nghiệp vụ của một báo cáo viên thực thụ để “truyền lửa” đến đồng nghiệp. Sự sẵn sàng cho một cam kết đổi mới vì sự phát triển phẩm chất và năng lực người học đã được chuyển giao và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng đội ngũ GVCC sẽ cùng chúng tôi tiếp tục khơi dậy những màu xanh mới.
- Xin trân trọng cảm ơn bà! (Giaoducthoidai.vn 18/11)
5. Trường đại hoc tuyên bố không nhận hoa dịp 20 - 11 năm nay
"Ngày 20- 11 không nhận hoa" là tuyên bố được thống nhất từ Hiệu trưởng Trường ĐH Phú Xuân (TP Huế) TS. Đàm Quang Minh đến toàn thể giảng viên và sinh viên nhà trường. Trường ĐH này chỉ nhận cây xanh để trồng trong sân trường.
TS. Đàm Quang Minh chia sẻ: “ĐH Phú Xuân không nhận hoa mà thay vào đó chúng tôi xây dựng chủ đề “Ươm xanh”, với mong muốn được nhận những cây xanh để tỏa bóng mát ngay trong chính sân trường. Nhà trường cũng sẽ tặng cây xanh đến các cựu giảng viên để tỏ lòng tri ân trong dịp 20/11 năm nay".
Có khoảng 60% hoa tươi bị vứt đi vào các dịp Lễ Tết, không những thế giấy nilon gói hoa chỉ dùng một lần rồi vứt có nguồn gốc từ nhựa cellophane rất khó phân hủy, cùng với cục xốp cắm hoa là loại chất không phân huỷ được, các rác thải này kết hợp cùng nhau tạo nên một vấn nạn rất lớn cho môi trường.
Phong trào “Nói không với rác thải nhựa, bảo vệ môi trường” đang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng. Từ tinh thần đó, ĐH Phú Xuân muốn lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ để vừa tri ân ngày lễ 20- 11 vừa giáo dục lối sống tốt đẹp cho SV.
Sau khi ký kết với Tổ chức Giáo dục Hoa Kỳ (EQuest), Trường ĐH Phú Xuân đã có những bước chuyển mình từ thay đổi diện mạo, đầu tư cơ sở vật chất theo hướng hiện đại, đến triết lý giáo dục “Đào tạo song song thái độ - kỹ năng - kiến thức theo mô hình ASK (Attitude - Skills - Knowledge)”, hướng tới xây dựng mô hình một trường ĐH thế hệ mới; gắn liền đào tạo với thực tiễn cuộc sống và nhu cầu nhân lực của đất nước.
Cùng với cam kết SV có việc làm ngay khi ra trường, SV của Trường ĐH Phú Xuân còn được rèn luyện thái độ sống tích cực, những phẩm chất tốt đẹp, trau dồi các kĩ năng cần thiết thông qua hình thức sinh hoạt các CLB Đội nhóm, văn thể mỹ.
SV Nguyễn Văn Hải (SV K17 Ngôn ngữ Anh) cho biết: “Em rất ủng hộ tinh thần trao tặng cây xanh của nhà trường trong dịp20/11, điều đó vừa có ý nghĩa nhớ ơn thầy cô- những người đã gieo mầm xanh tri thức, vừa tô xanh cho ngôi trường, để sau này các thế hệ chúng em ra trường và trở về vẫn luôn được ngắm nhìn gốc cây kỉ niệm". (Giaoducthoidai.vn 18/11; Nguoiduatin.vn 18/11; Motthegioi.vn 18/11; Nhandan.com.vn 18/11)
6. Món quà của Chủ tịch tỉnh: Nói chuyện về lòng biết ơn
Sáng 18/11, ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đi cùng một chuyên gia tâm lý giáo dục đến thăm tập thể thầy cô giáo và học sinh Trường THPT chuyên Quốc học Huế.
Mục đích của ông Thọ là muốn vị chuyên gia có buổi nói chuyện cùng học sinh và giáo viên của trường về lòng biết ơn.
Vị chuyên gia được mời đi cùng là TS Nguyễn Thành Nhân - cố vấn cao cấp về giáo dục và tâm lý của Trung tâm Đào tạo tài năng trẻ châu Á - Thái Bình Dương.
Tại buổi trò chuyện, ông Nhân đã cùng các bạn học sinh nói về chủ đề "Lòng biết ơn cha mẹ, thầy cô".
Ông Nhân nêu lên thực tế có hiện tượng học sinh không chấp nhận nói lời xin lỗi với cha mẹ mình dù chính các bạn là người có lỗi.
"Đừng bao giờ để bố mẹ các bạn mất đi mới quỳ bên chiếc quan tài nói: "Bố ơi con xin lỗi". Lời đó bố mẹ của các bạn đâu còn nghe được nữa. Lời xin lỗi rất dễ như vậy tại sao chúng ta không chịu nói ra?" - tờ Tuổi trẻ dẫn lời vị TS nói. Nghe tới đây, nhiều bạn trẻ phía dưới đã bật khóc.
Kết thúc buổi nói chuyện, vị chuyên gia nhắn nhủ với học sinh rằng: "Cuộc sống này ai cũng có thể mắc sai lầm. Có lỗi là con người, biết sửa lỗi là thánh nhân, người ngạo nghễ với lỗi của mình là ác quỷ".
Cô Dương Thị Quỳnh Châu, giáo viên Trường THPT chuyên Quốc học Huế nói rằng, bài giảng của chuyên gia đã lay động đến trái tim về lòng hiếu thảo, tôn sư trọng đạo của thầy cô, học sinh nhà trường.
"Dạy đạo đức trong trường học chưa lúc nào tôi thấy thiết thực hơn như vậy", cô Châu nói.
Chủ tịch Phan Ngọc Thọ nhắc lại quan điểm, cách thức dạy và học đạo đức, cốt cách là "học phải đi đôi với hành", phải tạo sự tươi mới chứ không chỉ là "lên lớp đủ giờ".
Vì thế, ông đã mời TS Nguyễn Thành Nhân về nói chuyện cùng học sinh và giáo viên của trường.
Ông cũng coi đây là món quà để dành tặng cho các thầy cô và nhà trường nhân dịp ngày lễ Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trước đó, vị chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng bất ngờ cùng dự một giờ Giáo dục Công dân của lớp 9/7 Trường THCS Trần Cao Vân (TP Huế).
Chia sẻ với Đất Việt về việc lựa chọn giờ Giáo dục Công dân để dự giờ, ông Thọ cho rằng vấn đề đạo đức, lối sống, đặc biệt đạo đức của giới trẻ luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của lãnh đạo các cấp.
Cá nhân ông chia sẻ, trước những vụ việc xảy ra trên địa bàn như, bạo lực học đường, học sinh đánh lộn bị thương... khiến lãnh đạo tỉnh rất tâm tư.
Ông cho biết, ông đã phải suy nghĩ rất nhiều về một trường hợp học sinh gặp ông (với tư cách là người lớn tuổi) không chào, gặp giáo viên không hỏi, mặt còn tỉnh bơ. Đánh giá đây không phải là câu chuyện nghiêm trọng nhưng là vấn đề không nhỏ trong giáo dục, ứng xử mà nếu không được uốn nắn thì từ cái sai nhỏ sẽ thành cái sai lớn.
Thừa nhận, để xảy ra những chuyện không hay trong học đường có nguyên nhân từ công tác quản lý, giáo dục chưa thật sự tốt, ông Thọ lo ngại những thói hư, tật xấu ngoài xã hội ngày càng nhiều trong khi học sinh còn non nớt, chưa được rèn luyện bản lĩnh để đối đầu, để từ chối, chống đỡ với những cạm bẫy, cám dỗ. Trong khi đó, các em lại thiếu đi sự chỉ bảo, quan tâm từ gia đình, nhà trường thì nguy cơ mắc sai phạm là khó tránh.
Trong bối cảnh đó, giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường có vai trò rất quan trọng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội.
Vì thế, ông cùng đại diện lãnh đạo phụ trách lĩnh vực giáo dục chủ ý lựa chọn tham gia dự giờ tiết học giáo dục công dân của khối 9. (Baodatviet.vn 19/11; Nguoiduatin.vn 18/11; Tuoitre.vn 18/11)
7. Trường ĐH Y Dược (ĐH Huế): 438 học viên được nhận bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp I
Chiều 18/11, Trường đại học (ĐH) Y Dược - ĐH Huế tổ chức lễ tốt nghiệp và trao bằng chuyên khoa cấp I (CKI) khóa 2017 – 2019.
Khóa đào tạo CKI 2017 – 2019 có 26 chuyên ngành với 438 học viên. Kết quả xếp loại học tập toàn khóa có 124 học viên đạt loại giỏi (chiếm 28,3%), 286 học viên đạt loại khá (65,3%) và 28 học viên đạt trung bình khá (6,4%). Quá trình học, không có học viên nào vi phạm các quy định của trường và bệnh viện.
Mặc dù các học viên hầu hết là cán bộ đang làm việc, thậm chí nhiều học viên hiện đang đương nhiệm giữ chức lãnh đạo các cấp từ trưởng khoa, quản lý bệnh viện, trung tâm y tế… rất bận rộn, lớn tuổi và đã có gia đình; tuy vậy với tinh thần hiếu học, các học viên rất cố gắng trong việc học tập và rèn luyện y đức, luôn có tinh thần vượt khó để đạt kết quả học tập tốt.
Tính đến nay, tại Trường ĐH Y Dược Huế đã có 13.100 học viên sau đại học tốt nghiệp, bao gồm 99 tiến sĩ, 1642 thạc sĩ, 7904 Chuyên khoa cấp I, 1394 Chuyên khoa cấp II, 682 Bác sĩ Nội trú bệnh viện và 1379 Định hướng Chuyên khoa.
Riêng khóa đào tạo các lớp chuyên khoa cấp I lần này được tuyển sinh hai đợt tháng 6 và tháng 10 năm 2017, nhập học vào tháng 9 và tháng 11 trong năm. Chương trình đào tạo 2 năm theo đúng quy định của Bộ Y tế. (Giaoducthoidai.vn 18/11)
8. Giúp học trò tự tin trên con đường chinh phục tri thức
Hơn 25 năm gắn bó với "sự nghiệp trồng người", bằng trách nhiệm và tình yêu nghề, cô giáo Trương Thị Đoan Trang (sinh năm 1968) Tổ trưởng Tổ Vật lý, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế đã khơi dậy niềm đam mê học tập, nghiên cứu khoa học và khát vọng chinh phục đỉnh cao cho nhiều thế hệ học sinh của Cố đô.
Đặc biệt, với thâm niên luyện thi học sinh giỏi, cô đã phát hiện, bồi dưỡng và hỗ trợ nhiều học sinh giành giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Cô giáo Trương Thị Đoan Trang là một trong hai giáo viên của tỉnh Thừa Thiên - Huế được ngành Giáo dục bình chọn dự Lễ tôn vinh “Nhà giáo của năm 2019” được tổ chức tại Hà Nội.
Vốn là học sinh chuyên Lý, Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, năm 1986, cô giáo Trương Thị Đoan Trang đoạt giải Ba quốc gia môn Vật lý rồi cô được tuyển thẳng vào Trường Đại học Sư phạm Huế. Tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, cô Trang trở thành giáo viên môn Vật lý tại ngôi trường từng theo học và là đồng nghiệp của các thầy, cô giáo từng dạy mình. Đây vừa là một vinh dự nhưng cũng là áp lực lớn đối với một giáo viên mới ra trường như cô Trang, nhưng bằng tình yêu nghề, sự nỗ lực không ngừng nghỉ cô đã dần khẳng định mình, vững vàng hơn trong nghề nghiệp, được học trò tin yêu, lãnh đạo nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ bồi dưỡng khối chuyên Lý.
Qua quá trình bồi dưỡng của cô cùng các giáo viên trong tổ luyện học sinh giỏi, hầu như năm nào, học sinh lớp chuyên Lý của Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế cũng giành giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia, nhiều em được chọn để dự thi quốc tế. Đáng chú ý, từ năm 2016 - 2019, khối chuyên Lý của trường đã có 53 học sinh giỏi cấp tỉnh; 19 học sinh giỏi cấp quốc gia, có 6 học sinh được vào vòng 2 để tiếp tục thi chọn học sinh giỏi dự thi quốc tế. Kết quả, em Lê Công Minh Hiếu đạt Huy chương Đồng môn Vật lý trong kỳ thi Olympic châu Á năm 2019.
Cô Đoan Trang tâm sự: "Làm giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi rất áp lực, đòi hỏi phải có trí tuệ cũng những nguồn tài liệu đủ tốt để giảng dạy cho các em". Vì vậy, cô không ngừng nỗ lực trau dồi kiến thức chuyên môn, sưu tầm tài liệu, đọc và nghiên cứu sách vở, tìm kiếm thông tin trên Internet, tham khảo những kinh nghiệm dạy học của đồng nghiệp, tích cực đổi mới phương pháp dạy và học.
Đặc biệt, đối với môn Vật lý, vốn được xem là môn học khô cứng, nhiều em không hứng thú học. Nhiều em khi mới vào đội tuyển cảm thấy choáng ngợp với khối lượng kiến thức, loay hoay trong tiết thực hành khi đứng trước thiết bị hiện đại. Vì vậy, trước tiên cô luôn tận tình giảng dạy những kiến thức nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất của Vật lý giúp học sinh có "gốc" để cải thiện kỹ năng, phản xạ làm bài tập; sau đó định hướng cho em những tài liệu cần tham khảo, học thêm, những chủ đề cần đào sâu nghiên cứu. Đồng thời, cô cũng luôn giúp học sinh thấy được mối liên hệ rất gần gũi giữa lý thuyết và thực tế, giữa nền tảng và phương pháp. Thông qua đó, học sinh biết áp dụng, giải quyết các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, tiếp thu trọn vẹn kiến thức và bản chất của môn học - nhất là với những bộ môn khoa học có mối liên hệ, tính vận dụng cao trong đời sống như Vật lý.
Đối với học sinh Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế, nhất là những em trong đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, cô giáo Trang không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là một người mẹ, người bạn luôn lắng nghe, chia sẻ những áp lực và đồng hành cùng các em trên con đường chinh phục tri thức. Trong ký ức của nhiều học sinh chuyên Lý, những ngày tháng ôn luyện ở căn nhà nhỏ của cô Trang thật đặc biệt, có những ngày, cô và trò cùng miệt mài thức tới tận sáng để giải xong một đề thi Olympic.
Sách tham khảo môn Vật lý ở bên ngoài bày bán rất nhiều nhưng ở mức độ chuyên sâu dành cho học sinh luyện thi quốc gia và quốc tế lại rất ít, vì vậy cô Trang dành nhiều thời gian sưu tầm sách, các nguồn tài liệu quý cho học trò của mình. Mỗi khi tìm được cuốn sách hay, cô lấy đó làm phần thưởng cho học sinh có thành tích tốt trong học tập. Dần dần, hình thành "phong trào" tặng sách trong đội tuyển học sinh giỏi, học sinh cũng thi đua nhau học tốt để được “vòi vĩnh” cô giáo tặng sách. Còn những em có hoàn cảnh khó khăn, cô lại tìm học bổng để các em đỡ vất vả, chuyên tâm học tập.
Đam mê và tận tâm với nghề, nên hầu như cô không có mùa hè khi năm nào cũng tình nguyện dạy bổ sung kiến thức cho các em trong đội tuyển học sinh giỏi.
Nhiều năm đứng trên bục giảng, cô Đoan Trang luôn tâm niệm, giáo dục không chỉ xoay quanh vấn đề truyền thụ kiến thức, người giáo viên phải đóng vai trò người định hướng và khơi nguồn sự sáng tạo, nắm giữ ngọn lửa đam mê để truyền cho học sinh niềm yêu thích với môn học, ý thức không bao giờ được ngủ quên trên chiến thắng mà phải vượt lên chính mình. Mỗi bài giảng, tiết học của cô Trang đều rất sinh động, cô đưa ra những tình huống có vấn đề để học sinh suy nghĩ, tích cực tương tác với giáo viên. Nhờ vậy, học sinh hiểu bài sâu hơn, kích thích sự hứng thú và say mê bứt phá trên con đường tri thức, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh.
Bên cạnh việc giảng dạy, cô Trang còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu khoa học và đã có nhiều sáng kiến, đề tài được công nhận và ứng dụng hiệu quả trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Vật lý tại Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế. Cô Trang cùng với giáo viên trong Tổ Vật lý hướng dẫn các em tham gia nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đạt nhiều thành tích.
Trong 3 năm qua, học trò của cô Trương Thị Đoan Trang đã đạt 9 giải cao tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh (5 giải nhất, 3 giải nhì, 1 giải ba) và 4 giải cấp quốc gia (2 nhì và 2 giải khuyến khích).
Nói về những thành tích đã đạt được trong quá trình "làm người đưa đò thầm lặng", cô Trang luôn khiêm tốn cho rằng thành công này là của cả tập thể. "Thành quả và niềm vui lớn nhất trong cuộc đời làm nghề giáo của mình là thấy học trò ngày càng trưởng thành, gặt hái được những quả ngọt trên con đường học vấn", cô Đoan Trang chia sẻ.
Thầy Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế cho biết: Cô Trương Thị Đoan Trang là một giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bản thân cô luôn có nhiều sáng tạo trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, được đồng nghiệp và học trò quý trọng. Bằng nhiệt huyết với nghề giáo, cô Trang đã truyền lửa, khiến học trò say mê học tập, tự tin và bứt phá trên các đấu trường tri thức quốc gia và quốc tế, đóng góp lớn trong "bộ sưu tập" thành tích, huy chương của nhà trường. (Baotintuc.vn 18/11; TTXVN 18/11)
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
1. Hai nữ sinh chế tạo giấy chống thấm thay túi ni-lông
Với đề tài “Sản xuất giấy từ bã mía có chức năng chống thấm”; hai nữ sinh Mai Cao Kỳ Duyên và Ngô Thị Diễm Thúy của Trường THPT Phú Bài, TX Hương Thủy (TT-Huế) xuất sắc vượt qua hàng trăm đề tài dự thi và giành giải Nhì Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng quốc gia năm 2019. Đây cũng là đề tài giành giải nhất Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh TT-Huế năm 2019.
Điều đáng khâm phục là dù trải qua nhiều lần thất bại trong quá trình thử nghiệm nhưng các em vẫn không từ bỏ. Bởi ước mong của 2 nữ sinh này là tạo ra được những vật dùng thay thế ni-lông vừa đảm bảo sức khỏe, vừa bảo vệ môi trường... Duyên và Thúy chia sẻ, hiện nay trên thị trường có 2 loại túi phổ biến gồm túi ni-lông và túi giấy. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các sản phẩm từ giấy là thấm nước và dễ rách, còn đồ nhựa, ni-lông gây ra mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.
“Ban đầu, em có ý tưởng làm giấy từ rơm rạ nhưng qua tìm hiểu thì chúng rất phổ biến trên thị trường. Trong một lần tình cờ đi uống nước mía, chúng em thấy bã mía thường dùng để đốt, đem vứt không sử dụng làm gì. Tìm hiểu kỹ biết trong bã mía có chứa khoảng 45 -50% xenlulôzơ nên bã mía là nguyên liệu tốt để làm giấy. Ý tưởng làm giấy từ bã mía nảy sinh từ đó...”- Duyên kể. Sau khi có ý tưởng, hết giờ học, Thúy và Duyên đạp xe, đi xin bã mía ở các quán giải khát trên địa bàn. Sau đó, các em đưa về và sấy khô, rồi dùng hóa chất làm tan lượng đường còn lại và xay nhuyễn để tạo ra bột giấy. Tiếp đến, các em thực hiện công đoàn tẩy màu để cho ra giấy trắng đẹp như giấy thường. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của hai nữ sinh mong muốn, giấy từ bã mía phải chống thấm nước, độ bền cao và có thể tạo ra những sản phẩm thay thế được túi ni-lông.
Qua tham khảo ý kiến của thầy cô và mạng Internet, Duyên và Thúy nhận thấy vỏ tôm cua có thể chế tạo ra hỗn hợp chitosan (màng tinh bột), vừa có khả năng chống nước, vừa có độ bền cao. Cả hai lại tiếp tục đến các quán ăn, nhà hàng tìm kiếm vỏ tôm, cua vứt bỏ đi. “Vỏ tôm, cua sau khi đưa về sẽ được lọc sạch phần thịt rồi dùng hóa chất khử hết các thành phần protein, khoáng, màu. Nhiều lần điều chế bất thành, cuối cùng tụi em thu được chitosan đặc dẻo vừa ý. Hỗn hợp chitosan sau đó được phủ lên lớp giấy từ bã mía giúp loại giấy này chống thấm nước, có độ bền như bìa carton. Ngoài chitosan, chúng em còn tạo màng chống thấm từ hỗn hợp polymer tinh bột -PVAc - Natriborat...”-Duyên cho hay.
Qua gần 1 năm nghiên cứu, trải qua hàng chục cuộc thí nghiệm thất bại, đến nay, Thúy và Duyên tạo ra nhiều sản phẩm như lồng đèn, túi giấy, ly giấy, ống hút, các hộp đồ dùng… Kết quả kiểm định của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm - Sở Y tế tỉnh TT-Huế cho thấy, “Giấy làm từ bã mía phủ màng Tinh bột -PVAc -Na2B4O7 (Natriborat)” đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, có khả năng phân hủy tốt, nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng thực phẩm. Cùng với đó, “Giấy làm từ bã mía phủ màng Chitosan” không những đạt được các chỉ tiêu về an toàn khi tiếp xúc thực phẩm, mà còn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, không phát hiện bào tử vi nấm, độc tố Aflatoxin nên có thể ứng dụng làm các bao bì, ly giấy, đồ hộp chứa đựng và bảo quản thực phẩm. Đây là những sản phẩm an toàn và rất thân thiện với môi trường.
ThS. Hoàng Minh - Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài nhận định: “Đề tài của hai em có tính thực tiễn rất tốt ở chỗ có thể đáp ứng việc thay thế túi ni-lông, nhựa. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp liên hệ để chuyển giao đề tài, thương mại hóa sản phẩm, nhân rộng vào cuộc sống...”. Khi được hỏi về hướng phát triển đề tài sắp tới, hai nữ sinh này cho biết, thời gian tới chúng em sẽ cải tiến sản phẩm để có chất lượng, giá cả tốt hơn qua đó ứng dụng trong các lĩnh vực đời sống có hiệu quả cao. (Cadn.com.vn 18/11)
THỂ THAO
1. VnExpress Marathon Huế 2020 mở cổng đăng ký
Giải chạy tại Huế mở cổng đăng ký cho hạng vé Super Early Bird từ 12h trưa 18/11, giá từ 250.000 đồng.
Giá vé tham dự VnExpress Marathon Huế tương tự như VnExpress Marathon Quy Nhơn 2020 và không thay đổi so với năm ngoái. Bib (số báo danh) mở bán theo suất Super Early Birds từ hôm nay đến 10/12 có giá thấp nhất 250.000 đồng cho cự ly 5km và 750.000 đồng với cự ly 42km.
Bên cạnh đó, ban tổ chức cũng áp dụng chính sách ưu đãi cho vận động viên mua theo nhóm online, doanh nghiệp. Mức giảm giá cao nhất 25% tại thời điểm mua cho nhóm trên 100 người. Ngoài ra, các nhóm từ 10 đến 29 người được giảm 10%, nhóm 30 đến 49 người giảm 15% và giảm 20% cho nhóm 50 đến 100 người.
Giải chạy VnExpress Marathon Huế 2020 do báo điện tử VnExpress và UBND tỉnh Thừa - Thiên Huế phối hợp tổ chức. Giải sẽ diễn ra vào ngày 5/4/2020, trùng dịp Festival Huế với bốn cự ly: 5km, 10km, bán marathon (21km) và Full marathon (42km).
Trong lần đầu tiên tổ chức tại Huế, VnExpress Marathon Huế đặt mục tiêu quy mô 5.000 vận động viên, trong đó 30% là người nước ngoài. Sự kiện sẽ là một trong những tâm điểm của Festival Huế lần thứ 11 và dự kiến thu hút đông đảo du khách có mặt tại cố đô thời gian này. Đây sẽ là giải Marathon lớn nhất của thành phố từ trước đến nay.
Cung đường đi qua các địa danh nổi tiếng của xứ Huế với sông Hương và những công trình mang tính lịch sử. Bên cạnh đó, với kinh nghiệm tổ chức giải chạy thường niên, VnExpress Marathon Huế sẽ tiếp tục kế thừa những ưu điểm của giải VnExpress Marathon Quy Nhơn trước đó như đặt các tiện ích, ưu đãi dành cho runner lên hàng đầu. Với sự chung tay từ các nhà tài trợ, vận động viên tham dự giải được chăm sóc về trang phục, sức khỏe, tiện ích trên đường chạy cũng như phục hồi sau chạy.
VnExpress Marathon Huế diễn ra hai tháng trước giải chạy thường niên VnExpress Marathon Quy Nhơn, tổ chức vào ngày 7/6/2020. (Vnexpress.net 18/11)
NÔNG NGHIỆP
1. Huế siết chặt nghề lấy “vàng trắng” từ trời
Trước mật độ lộn xộn của nghề nuôi lấy “vàng trắng” trên địa bàn, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có công văn yêu cầu các địa phương rà soát, đề xuất khu vực cụ thể không được phép chăn nuôi.
Dẫn dụ nuôi chim yến là nghề “một vốn bốn lời”, được xem là nghề lấy “vàng trắng” từ trời. Bởi không cần đầu tư chăn nuôi, chăm lo nguồn thức ăn, chỉ cần bỏ tiền xây nhà ở dụ loài chim trời này về ở là có thể mang đến nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Có thể nói, nhu cầu thị trường yến sào không bao giờ dừng lại, điều này khiến tốc độ phát triển của nghề này tăng chóng mặt. Nhiều người dân sẵn sàng bỏ ra tiền tỷ để đầu tư những ngôi nhà cao tầng để nuôi yến.
Trước tình trạng, xuất hiện nhiều nhà nuôi yến trên địa bàn, để lại nhiều hệ lụy về môi trường và tiềm ẩn sự không bền vững, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa có công văn siết chặt quản lý ngành nghề này.
Theo đó, công văn yêu cầu UBND các huyện, thị xã và TP.Huế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục rà soát bổ sung, đề xuất các khu vực cụ thể không được phép chăn nuôi (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường), khu vực nuôi chim yến.
Đồng thời, thống kê các cơ sở chăn nuôi dự kiến phải di dời, tiếp tục đề xuất chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi.
Từ cơ sở đề xuất của các huyện, thị xã và TP.Huế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế xây dựng kế hoạch cụ thể, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, địa phương tiếp tục rà soát, thảo luận, thống nhất, báo cáo UBND tỉnh nội dung quy định cụ thể đúng chủ trương, phù hợp tình hình thực tế và có tính khả thi.
Trước đó, liên quan đến vấn đề này, báo cáo của các địa phương gửi UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế chưa có sự đồng nhất và đề xuất cụ thể.
Công văn cũng nhấn mạnh, yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các địa phương thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/12/2019. (Nguoiduatin.vn 18/11)
GIAO THÔNG - VẬN TẢI
1. Nan giải chuyện đường dân sinh bị cày xới tơi tả
Nhiều tuyến đường dân sinh ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế) bị cày xới tơi tả để lại những ổ voi, ổ gà…, gây khó khăn trong cuộc sống của người dân. Nhiều người cho rằng, chính quyền địa phương đang bối rối trong việc xử lý thực trạng này.
Thời gian gần đây, Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục nhận hàng loạt phản ánh của người dân sống tại xã Lộc An về việc cuộc sống của họ bị đảo lộn do nhiều tuyến đường tại đây bị xe tải cày xới tơi tả để lại hàng loạt ổ voi, ổ gà. Trầm trọng hơn, những ổ voi, ổ gà quá nhiều và đọng nước mưa thành từng vũng, không ít đoạn đường lối đi chỉ còn lại khoảng 40 cm.
Trao đổi với PV, một cán bộ hưu trí sống ở xã Lộc An cho biết, trước đây tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa đã được xây dựng dải nhựa kiên cố, đây chính là con đường huyết mạch trong lưu thông của địa phương và cũng là tuyến đường quốc phòng chạy qua xã này.
Vị cán bộ hưu trí trên cho biết, thời gian qua, mỗi ngày tuyến đường này (đặc biệt đoạn đi qua địa phận thôn An Lại) và nhiều tuyến đường trong xã phải chịu hàng loạt xe trọng tải lớn ra vào chở cát sỏi tại các cơ sở kinh doanh cát sạn ở địa phương khiến nhiều đoạn bị hư hỏng nghiêm trọng. Hiện chính quyền địa phương vẫn đang khắc phục nhưng dường như không được cương quyết.
Theo phân tích của cán bộ hưu trí này, dường như trước đây chính quyền địa phương không có cam kết rõ ràng với các chủ bến bãi trong việc các đơn vị kinh doanh cát, sỏi phải chịu trách nhiệm với sự hư hỏng, xuống cấp của các tuyến đường này.
Đồng nhất với ý kiến trên, nhiều người dân sống tại đây cho biết, cuộc sống của họ đang gặp nhiều khó khăn vì sự hư hỏng nghiêm trọng của các tuyến đường huyết mạch này. Họ cho biết, vào những ngày trời nắng ở đây vô cùng bụi bặm khiến cho các gia đình phải đóng cửa nhà kín mít suốt ngày. Với những lúc trời mưa, các ổ voi, ổ gà nơi đây đọng nước thành từng vũng nước khiến mỗi khi xe cộ đi lại là nước kèm theo bùn lầy bắn tung tóe vô cùng dơ bẩn.
Với la liệt ổ voi, ổ gà, nước bẩn, bụi bặm… khiến những ai chứng kiến đều lo lắng cho sự an toàn của người tham gia giao thông tại đây, đặc biệt là các em học sinh.
Không những vậy, cuộc sống người dân nơi đây còn bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn mà các xe trọng tải lớn suốt ngày đi lại trên các tuyến đường này.
Trao đổi với PV, nhiều người dân cho biết, những xe tải ra vào chở cát sỏi tại các cơ sở kinh doanh tại thôn Nam Phổ Cần là nguyên nhân chủ yếu. Một số người cho hay, trong những ngày gần đây, mỗi đêm vào khoảng 1 - 2 giờ sáng các xe tải trở cát về tập kết tại những cơ sở kinh doanh này khiến giấc ngủ của họ cũng bị ảnh hưởng.
Ông Phạm Hóa, đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Bí thư chi bộ, Trưởng thôn thôn An Lại xác nhận thời gian qua có nhiều xe trọng tải lớn phục vụ việc chở cát tại các cơ sở kinh doanh ở thôn Nam Phổ Cần. Ông Hóa cho rằng, việc các xe chở cát sỏi tại đây chính là một nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp trầm trọng của nhiều tuyến đường tại địa phương.
Để khắc phục hậu quả tạm thời và hướng đến phục vụ cho ngày đại đoàn kết toàn dân, vị trưởng thôn này đã phải huy động đất, đá dăm về bồi đắp lại mặt đường.
Theo thông tin từ Chủ tịch xã Lộc An, trước mắt địa phương huy động đá dăm để xử lý tạm thời. Về lâu dài, UBND xã đã đưa tuyến đường này vào danh sách được ưu tiên sử dụng nguồn ngân sách địa phương để tu sửa, nâng cấp trong giai đoạn 2020 – 2025.
Để khắc phục hậu quả tạm thời và hướng đến phục vụ cho ngày đại đoàn kết toàn dân, địa phương này đã phải huy động đất, đá dăm về bồi đắp lại mặt đường.
Sau khi biết thông tin về định hướng xử lý của chính quyền địa phương với thực trạng hư hỏng trầm trọng tại nhiều tuyến đường thuộc xã Lộc An (đặc biệt nhiều đoạn thuộc địa phận thôn An Lại), nhiều người dân ủng hộ việc đề xuất các tuyến đường này, đặc biệt là tuyến đường liên xã Lộc An – Lộc Hòa vào danh sách được ưu tiên tu sửa, nâng cấp.
Tuy nhiên, dư luận vẫn chưa hài lòng với việc sử dụng ngân sách địa phương để tu sửa, nâng cấp tuyến đường với lý do phải tìm ra và buộc “thủ phạm” đã cày xới tơi rả các tuyến đường này có trách nhiệm khắc phục hậu quả tránh tình trạng “quýt làm, cam chịu”, vì không thể lấy ngân sách nhà nước để phục vụ việc khắc phục hậu quả do hoạt động mang lại lợi ích của đơn vị, cá nhân gây nên. (Kinhtenongthon.vn 18/11)
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
1. Xử phạt các doanh nghiệp khai thác cát, sỏi trái phép
Báo CAND đã có bài viết phản ánh việc thi công Nhà máy Thủy điện A Lin B1 ở các xã Hồng Trung và Hồng Vân, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) do Công ty CP Thủy điện Trường Phú (gọi tắt Công ty Trường Phú) làm chủ đầu tư. Tại đây, một số đơn vị lợi dụng việc thi công dự án để khai thác cát sỏi, trái phép tại sông A Lin, gây ảnh hưởng đến dòng chảy của sông vào mùa mưa lũ và để lại nhiều hệ lụy về môi trường.
Sau khi báo đăng, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thành lập đoàn thanh tra liên ngành kiểm tra vụ việc, xác định nhiều sai phạm trong hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản (cát, sỏi) tại dự án thủy điện A Lin B1. Cụ thể, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Tổng Công ty Xây dụng Thủy lợi 4 – CTTP (trụ sở 205A Nguyễn Xí, TP Hồ Chí Minh) 120 triệu đồng và Công ty CP Xây dựng 43 (trụ sở 85 Bùi Đình Túy, TP Hồ Chí Minh) bị phạt 90 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn giao trách nhiệm cho Sở TN&MT hoàn tất các thủ tục để thu hồi số tiền đối với khối lượng khoáng sản mà các doanh nghiệp này đã sử dụng trái phép theo quy định của Nhà nước. (Công an nhân dân 19/11, tr8) a pháp luật.
UBND các xã Hương Phú, Hương Hòa chịu trách nhiệm thông báo nội dung đình chỉ, kiểm tra việc chấp hành đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh; định kỳ báo cáo UBND huyện vào ngày 20 hàng tháng.
Quyết định trên được ký đóng dấu bởi ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông và trong quyết định có ghi rõ “UBND huyện đề nghị các đơn vị nêu trên nghiêm túc triển khai thực hiện”.
Như chúng tôi đã phản ánh, thời gian qua tại huyện miền núi Nam Đông, các trạm thu mua lâm sản đã có nhiều dấu hiệu hoạt động không đúng pháp luật. Cụ thể là 3 đơn vị: Hợp tác xã Hương Phú, hộ kinh doanh Trương Khàn, hộ kinh doanh Mai Hòa.
Cả 3 đơn vị này qua ghi nhận của PV thì các xe chở gỗ keo tràm thu mua tại đây và chở về miền xuôi có nhiều lượt vượt quá tải trọng, vượt chiều cao và chiều dài xe; đặc biệt đã tự ý đấu nối vào tuyến đường Tỉnh lộ 14D (tuyến tránh qua thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông) không đúng với quy định pháp luật, các điểm đấu nối đều gần như bịt kín chặn lại rãnh thoát nước gây ứ nước mỗi khi mưa lớn. 2 đơn vị không có dịch vụ cân hàng hóa nhưng vẫn có đặt trạm cân; mục đích sử dụng đất của 2 trạm không đúng với quy định cho phép… (Dantri.com.vn 19/11) học bổng thực tập sinh tại một số trường ở châu Âu. (Tuoitrethudo.com.vn 18/11)
2. Đình chỉ hoạt động thu mua gỗ rừng của 3 trạm lâm sản sai phạm
Ngày 18/11, UBND huyện Nam Đông cho biết vừa có quyết định số 1077 về việc tạm dừng hoạt động các cơ sở thu mua gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện.
Từ phản ánh của báo Dân trí, UBND huyện Nam Đông đã chỉ đạo các phòng ban liên quan và UBND các xã tiến hành kiểm tra các cở sở thu mua gỗ rừng trồng trên địa bàn huyện.
Nhận thấy nhiều cơ sở còn thiếu thủ tục pháp lý về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đấu nối giao thông, UBND huyện đã ra quyết định đình chỉ hoạt động kinh doanh thu mua gỗ rừng trồng của 3 đơn vị đó là:
Hợp tác xã Hương Phú, hộ kinh doanh Trương Khàn, hộ kinh doanh Mai Hòa từ ngày 16/11 cho đến khi các cơ sở hoàn thành thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đấu nối giao thông.
Liên quan đến việc này, UBND huyện chỉ đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng hướng dẫn 3 cơ sở kinh doanh trên thực hiện các thủ tục về đấu nối giao thông; đồng thời Phòng này cung cấp thông tin các cơ sở thu mua gỗ rừng trồng trên địa bàn để Chi cục Đo lường chất lượng tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm định cân tải trọng định kỳ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện hướng dẫn các cơ sở kinh doanh chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật.
UBND các xã Hương Phú, Hương Hòa chịu trách nhiệm thông báo nội dung đình chỉ, kiểm tra việc chấp hành đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở kinh doanh; định kỳ báo cáo UBND huyện vào ngày 20 hàng tháng.
Quyết định trên được ký đóng dấu bởi ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông và trong quyết định có ghi rõ “UBND huyện đề nghị các đơn vị nêu trên nghiêm túc triển khai thực hiện”.
Như chúng tôi đã phản ánh, thời gian qua tại huyện miền núi Nam Đông, các trạm thu mua lâm sản đã có nhiều dấu hiệu hoạt động không đúng pháp luật. Cụ thể là 3 đơn vị: Hợp tác xã Hương Phú, hộ kinh doanh Trương Khàn, hộ kinh doanh Mai Hòa.
Cả 3 đơn vị này qua ghi nhận của PV thì các xe chở gỗ keo tràm thu mua tại đây và chở về miền xuôi có nhiều lượt vượt quá tải trọng, vượt chiều cao và chiều dài xe; đặc biệt đã tự ý đấu nối vào tuyến đường Tỉnh lộ 14D (tuyến tránh qua thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông) không đúng với quy định pháp luật, các điểm đấu nối đều gần như bịt kín chặn lại rãnh thoát nước gây ứ nước mỗi khi mưa lớn. 2 đơn vị không có dịch vụ cân hàng hóa nhưng vẫn có đặt trạm cân; mục đích sử dụng đất của 2 trạm không đúng với quy định cho phép… (Dantri.com.vn 19/11) học bổng thực tập sinh tại một số trường ở châu Âu. (Tuoitrethudo.com.vn 18/11)
TIN VẮN
1. Điểm tin đã đưa
CAP An Cựu (TP Huế, TT-Huế) kiểm tra đột xuất nhà nghỉ Gia Bảo (kiệt 81-Hồ Đắc, TP Huế) đã phát hiện tại phòng 202 có 6 đối tượng gồm: Lê Thúy Hồng Sơn, Văn Hữu Tâm, Lê Viết Quốc, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hoàng Trung Long và Nguyễn Thị Bảo Tứ Tuyền (đều trú tại TT-Huế) đang sử dụng trái phép chất ma túy. Thời điểm kiểm tra, lực lượng CA thu giữ 1 gói tinh thể màu trắng mà các đối tượng khai là ma túy “đá” và 1 bộ dụng cụ sử dụng ma túy. Hiện, CAP An Cựu đã chuyển giao các đối tượng cùng tang vật cho Đội Cảnh sát ma túy CATP Huế xử lý theo thẩm quyền. (Cadn.com.vn 18/11)
Sáng 18-11, Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu cho biết, đang theo dõi trận động đất xảy ra vào lúc 15 giờ 58 phút 2 giây (giờ GMT) ngày 17-11, tức 22 giờ 58 phút 02 giây (giờ Hà Nội) ngày 17-11, tại vị trí có tọa độ 16.269 độ vĩ Bắc, 107.315 độ kinh Đông. (Cand.com.vn 18/11; Baovephapluat.vn 18/11; Nguoiduatin.vn 18/11; Baogiaothong.vn 18/11; Sggp.org.vn 18/11; Vtc.vn 18/11; Motthegioi.vn 18/11; News.zing.vn 18/11; Baochinhphu.vn 18/11; Infonet.vn 18/11; Daidoanket.vn 18/11; Doisongphapluat.com 18/11; Baotintuc.vn 18/11; TTXVN 18/11; Dantri.com.vn 18/11; Thanhnien.vn 18/11; Laodong.vn 18/11; Bnews.vn 18/11; Tienphong.vn 18/11; Motthegioi.vn 18/11; Moitruongvadothi.vn 18/11; Baophapluat.vn 18/11; Tamnhin.net.vn 18/11; Thuonghieuvaphapluat.vn 18/11; Trian.vn 18/11; Đại đoàn kết 19/11, tr13; Sài gòn giải phóng 19/11, tr6; Công an nhân dân 19/11, tr8)
Nội dung trên được thống nhất trong Hội thảo chiều ngày 16-11, do UBND tỉnh TT- Huế phối hợp với Viện Kiến trúc Quốc gia- Bộ Xây dựng tổ chức. Theo đó, với định hướng phát triển đô thị (ĐT) TT- Huế theo hướng “di sản (DS), văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, cấp thiết xây dựng Bộ tiêu chí về “ĐTDS - TP trực thuộc T.Ư” cho đô thị TT-Huế nhằm phục dựng và bảo tồn toàn vẹn các giá trị di sản vật thể, phi vật thể và cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa Huế nói riêng và văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam nói chung... (Cadn.com.vn 18/11) Về đầu trang
Ngày 17/11, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế đã có buổi gặp gỡ, đối thoại với lãnh đạo các trường mầm non trên địa bàn toàn tỉnh nhằm mục đích ghi nhận, chia sẻ, cảm thông với những khó khăn các cô giáo mầm non đang đối diện mỗi ngày. (Giaoducthoidai.vn 18/11)
Một khu điện thờ khá bề thế đã hoàn thành việc xây dựng một cách suôn sẻ trên khu đất của khu công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế). Điều này đã khiến dư luận địa phương xôn xao thời gian qua và đặt ra nhiều nghi vấn xung quanh khu công trình này. Khu điện thờ được xây dựng ngay trong khuôn viên Nhà máy sản xuất men frit, thuộc Công ty CP Công nghệ Frit Phú Sơn, đóng tại Lô CN 17, Khu công nghiệp Phú Đa. Nhà máy này có tổng kinh phí đầu tư khoảng 100 tỉ đồng và vừa được đưa vào hoạt động từ giữa năm 2019. Trong thủ tục giao đất cho doanh nghiệp này, không có hạng mục nào nhắc đến việc cho phép xây dựng công trình thờ tự, tâm linh. (Baovanhoa.vn 18/11; Văn hóa 18/11, tr8) Về đầu trang
Gần một năm nay, người dân ở phường Thủy Xuân (TP.Huế, Thừa Thiên- Huế) bức xúc việc bãi tập kết cát sạn không phép tại tổ 2 của phường này gây ô nhiễm môi trường và gây mất an toàn giao thông nhưng cơ quan chức năng không xử lý dứt điểm. Từ đơn phản ánh của người dân, PV Dân Việt đã trực tiếp đến phường Thủy Xuân tìm hiểu. Theo ghi nhận của PV, bãi tập kết cát không phép này hình thành trên khu đất ở đường Minh Mạng, thuộc tổ 2, phường Thủy Xuân. (Nông thôn ngày nay 19/11, tr6)
Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và sau vài năm sử dụng, QL1A qua Thừa Thiên – Huế xuất hiện “ổ gà, ổ voi” dày đặc khiến cho nhiều lái xe lưu thông đi qua bức xúc cho rằng, đơn vị đầu tư, vận hành tuyến đường đang “bẫy” các phương tiện tham gia giao thông. Sau những ngày mưa kéo dài, tuyến đường QL1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế lại xuất hiện nhiều “ổ gà, ổ voi”, bong tróc, hằn lún trên mặt đường dày đặc khiến cho các phương tiện tham gia giao thông gặp khó khăn khi đi lại và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông. (Bưu điện Việt Nam 19/11, tr13)
BS Trần Quang Hợp, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế) thông tin, từ tháng 7 đến nay, số ca mắc SXH tại địa phương tăng hơn 1.000 trường hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc SXH cao hơn các năm trước. Đầu tiên là do virus gây bệnh SXH bắt đầu xuất hiện tuýp mới và lưu hành tại nhiều nơi, tăng khả năng gây bệnh cho những người chưa miễn dịch với loại virus này. (Sài gòn giải phóng 17/11, tr7)
Chiều 17/11, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại điểm dân cư do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tại tổ dân phố 16, phường An Đông (TP Huế). Cùng tham dự có ông Phan Xuân Toàn, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận tỉnh Thừa Thiên Huế và đại điện các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. (Toquoc.vn 17/11; Văn hóa 18/11, tr7)
ĐẦU TƯ
1. Góc khuất các khu công nghiệp ở Thừa Thiên Huế - Bài 1: Khu công nghiệp “treo”
Hàng loạt khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập, mỗi KCN chiếm một diện tích đất nông nghiệp khá lớn. Tuy vậy, sau nhiều năm, có những KCN chỉ lèo tèo vài nhà máy như KCN Phú Đa; có KCN là bãi đất trống gây lãng phí như KCN Quảng Vinh. Thậm chí, đa số các KCN không hề có hệ thống xử lý nước thải...
Qua tìm hiểu của PV, hiện tại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 6 KCN gồm Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa và Quảng Vinh; tổng diện tích quy hoạch khoảng 2.393,47 hecta. Việc hình thành các KCN để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người dân là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, điều đó đã và đang khiến đất sản xuất của người dân ngày càng mất dần, trong khi các KCN bị “treo” nhiều năm trời lại gây lãng phí tài nguyên. Cụ thể, KCN Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) hiện tại vẫn chưa hề có nhà máy hay các công trình hạ tầng thiết yếu nào được xây dựng khiến dư luận bức xúc...
KCN Quảng Vinh được thành lập và quy hoạch chi tiết vào năm 2013 với diện tích 130ha, nằm ở xã Quảng Vinh và một phần xã Quảng Lợi (huyện Quảng Điền). KCN Quảng Vinh được định hướng là KCN tổng hợp, đa ngành, trong đó tập trung kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm từ ngành công nghiệp nuôi trồng, chế biển thủy sản, nông sản; chế biến khoáng sản; công nghiệp sản xuất nông ngư cụ; công nghiệp gia công, in ấn bao bì... Thế nhưng, đến nay đã khoảng chục năm, KCN này vẫn “treo”.
PV nhờ người chỉ đường về KCN thì dù cách xa KCN nhiều cây số, người dân xã Quảng Vinh đã thốt lên rằng “chú về đó làm gì, toàn đất trống, mồ mã với trang trại thôi chứ không có gì để đáng gọi là KCN đâu, được tiếng mà không được miếng, quá lãng phí...”.
Đến nơi, đập vào mắt PV thật sự là bãi đất trống mênh mông, xung quanh hoang sơ vì chưa có một hạng mục công trình nào được xây dựng mà chỉ lèo tèo những cột điện chưa hoàn chỉnh. Hàng trăm mốc lộ giới được cơ quan chức năng đóng xuống cát trắng, tạo thành khuôn viên cho KCN, các cột múc này ghi chữ “RG-KCN”. Các biển cấm chôn cất mồ mã cũng được dựng nên. Bên trong KCN chỉ là rừng rú, ruộng nương, hồ nước, nhiều trang trại nuôi gà, vịt, cá... chưa đền bù giải tỏa, còn khá nhiều mồ mả chưa được di dời. Người dân sống trong vùng quy hoạch thấp thỏm, chẳng biết phát triển kinh tế thế nào cho hợp lý.
Trong sự bất bình, ông Hồ Quốc Dũng (67 tuổi, thôn Phổ Lại, xã Quảng Vinh) chia sẻ, gia đình ông đến lập trang trại và sinh sống sớm nhất ở đây từ những năm 2000, vì hồi đó nhà nước bảo khuyến khích người dân ra cải tạo vùng rú cát lập trang trại. Khi nghe KCN triển khai thì đất nhà ông Dũng nằm trong khu quy hoạch...
“Từ khi họ dựng bảng hiệu đến chừ đã chục năm, giờ bảng hiệu cũng tan nát rồi. Nhà tôi có 6 hecta đất nằm trong KCN này và vẫn chưa đền bù gì. Muốn xây thêm công trình gì hay đầu tư mô hình kinh tế khác cũng không được, hai vợ chồng cứ trồng tràm để mưu sinh thôi. Nay đã già, tôi mong KCN này sớm hình thành, thu hồi đất thì tôi cũng đồng tình, qua đó muốn quê hương phát triển hơn...”, ông Dũng thổ lộ.
Đươc biết từ khi thành lập KCN này, huyện Quảng Điền đã rà soát lên danh sách các hộ nằm trong diện di dời, thống kê nhà cửa, tài sản cây cối và vật kiến trúc trong diện di dời, có chính sách đền bù. Huyện còn triển khai thi công các công trình giao thông quan trọng như tuyến đường tránh lũ từ thị trấn Sịa đến vùng công nghiệp Quảng Vinh với quy mô mặt đường rộng 26m, tuyến đường nối liền tỉnh lộ 11A đến khu công nghiệp rộng 10m... UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đầu tư xây dựng tuyến đường vào KCN với chiều dài 2,6 km, bề rộng 7m thảm nhựa với tổng kinh phí 19,8 tỷ đồng. Thế nhưng những điều này lại chưa có tác dụng...
Trao đổi với PV Báo Điện tử Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Đình Đức - Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết, ban đầu KCN được xây dựng trên địa bàn huyện thực sự là tín hiệu vui, với hi vọng sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân và góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện ngày càng phát triển. Thế nhưng, hiện KCN Quảng Vinh hiện tại chưa có nhà đầu tư nào là do cơ sở hạ tầng ở KCN thiếu, hệ thống giao thông nội bộ và giao thông vành đai chưa được đầu tư hoàn chỉnh; hệ thống nước sạch, xử lý nước thải, cây xanh trong khu vực chưa được đầu tư. Ngoài ra, vấn đề giải phóng mặt bằng cũng là một trở ngại lớn cản trở các nhà đầu tư bởi có khá nhiều mồ mả chưa được giải phóng...
“Huyện đang cùng với chủ đầu tư là Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh đôn đốc công tác xúc tiến đầu tư, kêu gọi doanh nghiệp vào hoạt động tại KCN nhưng vẫn chưa khả quan. Hiện tại, nếu KCN có nhà đầu tư hạ tầng thì huyện sẽ kêu gọi một số doanh nghiệp lớn tại địa phương vào sản xuất kinh doanh. Mong rằng cấp trên sẽ có những giải pháp cụ thể, kêu gọi nhà đầu tư sớm nếu không sẽ lãng phí nguồn đất lớn...”, ông Đức nói.
Theo Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, để thu hút đầu tư vào KCN Quảng Vinh, thời gian qua Ban đã tích cực thực hiện công tác xúc tiến, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu và đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho một số nhà đầu tư. Song do một số lý do khách quan nên rất khó thu hút nhà đầu tư và hiện nay vẫn chưa có dự án nào triển khai.
“Hiện tại, có một số nhà đầu tư đang đề xuất nghiên cứu đầu tư dự án tại KCN Quảng Vinh, dự kiến trong năm 2020 sẽ thu hút được khoảng 2-5 dự án. Trong thời gian tới, Ban quản lý sẽ tiếp tục ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp cũng như các nhà đầu tư sản xuất tại KCN này...”, ông Lê Văn Tuệ- Giám đốc Ban quản lý Khu kinh tế- công nghiệp tỉnh cho hay. (Baotainguyenmoitruong.vn 18/11)