Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
ĐIỂM TIN BÁO CHÍ NGÀY 18/11/2019
Ngày cập nhật 20/11/2019
ÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG
 

1.  Khô hạn giữa mùa lũ

Vùng cao A Lưới (tỉnh TT-Huế) vốn khó khăn về nguồn nước tưới và sinh hoạt, nay lại xảy ra tình trạng tụt mạch nước ngầm bất thường trên diện rộng khiến đời sống bà con đồng bào dân tộc thiểu số thêm khốn khó.

Theo chính quyền địa phương, nước ngầm tụt giảm là do bị ảnh hưởng bởi dự án thủy điện A Lưới. Tuy nhiên, chủ đầu tư công trình thủy điện yêu cầu phải có cơ sở khoa học mới xem xét bồi thường cho dân.

Dù giữa mùa lũ lụt, trong khi nhiều nơi tại TT-Huế đang tìm cách chống chọi với ngập úng thì tại hai xã Phú Vinh, Hồng Thượng (huyện A Lưới), người nông dân vẫn ngày ngày “lạy trời mưa xuống” để có nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, chăn nuôi, do toàn bộ hệ thống ao hồ, khe suối tự nhiên, giếng khơi bị cạn trơ đáy. Tình trạng này xảy ra dai dẳng nhiều năm, do mạch nước ngầm nơi đây giảm mạnh, đặc biệt là từ khi công trình kênh dẫn nước phát điện thuộc Dự án nhà máy thủy điện A Lưới được triển khai tại hai xã này.

Theo dân địa phương, để dẫn nước từ hồ chứa trên sông A Sáp về nhà máy thủy điện A Lưới, trước năm 2012, chủ đầu tư thủy điện cho đào một con kênh và đường ống dẫn nước dài khoảng 12 km đi qua thôn Kăn Tôm (xã Hồng Thượng) và thôn Phú Xuân (xã Phú Vinh). Đáy kênh sâu hàng chục mét dưới lòng đất, sâu hơn cả đáy giếng và ao hồ, khe suối.

Từ khi có công trình kênh dẫn này, hàng trăm giếng nước sinh hoạt, nhiều ao cá và diện tích hoa màu của nhiều hộ dân đành phải bỏ hoang do mạch nước ngầm bị tụt giảm bất thường. Ông Hồ Viết Liêm, trưởng thôn Kăn Tôm cho biết, 45/100 hộ dân trong thôn có hồ cá và giếng khơi bị khô cạn nước, không thể sử dụng cho sản xuất, sinh hoạt.

Nhiều gia đình hiện bị ảnh hưởng do mạch nước ngầm tụt giảm nghiêm trọng từng di dời, nhường đất xây công trình thủy điện, như trường hợp hộ ông Hồ Văn Nhật (70 tuổi, trú xã Hồng Thượng). Năm 2010, gia đình ông Nhật di dời đến nơi ở mới để giao đất làm dự án thủy điện A Lưới. Như nhiều hộ tái định cư khác, sau khi di dời, họ vừa thiếu mặt bằng sản xuất lại gặp đất đai khô cằn, thiếu nước, không trồng được cây. Gia đình ông Nhật đào nhiều ao thả cá, nhưng không có nước nên đã bỏ hoang hơn 5 năm nay.

Tại xã Phú Vinh, nhiều hộ sống gần cửa lấy nước vào kênh dẫn từ hồ thủy điện A Sáp về nhà máy phát điện cũng gặp tình cảnh tương tự. Hàng trăm giếng nước cạn trơ đáy triền miên, nhiều diện tích hoa màu, ao hồ nuôi cá bị bỏ hoang vì không có nước. Một người dân cho biết: “Trước năm 2010, tại huyện A Lưới từng xảy ra các đợt hạn hán nặng, nhưng nhiều giếng nước, ao hồ, khe suối ở riêng xã Phú Vinh chưa bao giờ khô kiệt. Vậy mà kể từ khi nhà máy thủy điện A Lưới làm kênh dẫn nước chạy qua địa bàn đào sâu xuống lòng đất mấy chục mét, thì hàng loạt giếng nước trong vùng bị khô kiệt bất thường, dân không thể sử dụng, đành lấp bỏ đi”.

Theo ông Hồ Chính Bê, Chủ tịch UBND xã Phú Vinh, từ kiến nghị và kêu cứu của dân UBND xã đã nhiều lần yêu cầu đại diện thủy điện A Lưới về kiểm tra hiện trạng để có phương án hỗ trợ dân, nhưng họ chưa có động tĩnh gì. 

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện  A Lưới, xác nhận có tình trạng mạch nước ngầm ở hai xã Phú Vinh và Hồng Thượng bị tụt giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhiều hộ dân. Nhiều diện tích hoa màu, ruộng vườn, hồ cá đã bị bỏ hoang, giếng nước cạn kiệt nhiều năm. Nhiều người dân bị thiếu việc làm vì tình trạng khô hạn trái quy luật xảy ra quanh năm này.

UBND huyện A Lưới đã có báo cáo gửi UBND tỉnh TT-Huế. UBND tỉnh TT-Huế đã đồng ý cho nghiên cứu triển khai đề tài khoa học về xác định nguyên nhân mất nước mặt và sụt giảm tầng nước ngầm tại huyện A Lưới. “Huyện rất mong sớm có kết luận về nguyên nhân hệ thống mạch nước ngầm trên địa bàn bị tụt giảm mạnh. Phía nhà máy thủy điện A Lưới cho rằng, chưa có cơ sở khoa học để xác định nguyên nhân do thủy điện gây ra, nên họ không thể xem xét đền bù, hỗ trợ cho dân”, ông Hùng nói. (Tienphong.vn 18/11; Tiền phong 18/11, tr13)

 
 
 

2.  Doanh nghiệp “rút ruột” tài nguyên trái phép tại dự án thủy điện A Lin B1 như thế nào?

Sáng 17-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đã ban hành Kết luận thanh tra số 403/KLTT-UBND về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản (cát, sỏi) trên địa bàn huyện A Lưới phục vụ thi công dự án nhà máy thủy điện A Lin B1.

Để thực hiện thi công các hạng mục dự án nhà máy thủy điện A Lin B1 trên địa bàn huyện A Lưới, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần thủy điện Trường Phú (gọi tắt Công ty Trường Phú) đã hợp đồng thuê 4 Công ty làm nhà thầu thi công, gồm: Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi 4 – CTCP (Công ty Thủy lợi 4) thi công xây dựng đập dâng (đập chính, phụ, lấy nước, chống mối, dẫn dòng) thuộc cụm công trình đầu mối đập A Lin 3; Công ty Cổ phần Xây dựng 43 (Công ty Xây dựng 43) thi công công trình tràn xả lũ; Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô (Công ty Lũng Lô) thi công đường hầm số 1 và số 2; Công ty TNHH MTV Ngọc Tùng (Công ty Ngọc Tùng) thi công khu nhà quản lý vận hành.

Theo đó, tổng khối lượng cát, sỏi cần sử dụng để phục vụ thi công các hạng mục công trình trên địa bàn huyện A Lưới theo thiết kế là 93.151m3. Ngoài ra, các nhà thầu đã sử dụng 1.147,5m3 cát, sỏi để thi công các công trình phụ trợ khác. Đến nay, tổng khối lượng cát, sỏi đã khai thác, sử dụng phục vụ thi công là 78.202m3; trong đó có hơn 77.000m3 sử dụng thi công hạng mục chính theo hợp đồng và hơn 1.147m3 thi công công trình phụ trợ.

Qua công tác thanh tra, lực lượng thanh tra liên ngành tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm rõ, đối với Công ty Thủy lợi 4 đã khai thác, sử dụng 59.813m3 cát, sỏi để thi công, trong đó đã khai thác 21.113m3 cát, sỏi tại khu vực được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép cho Công ty Trường Phú. Ngoài ra có 28.000m3 được khai thác trong quá trình tuyển đất, đá, cát, sỏi dôi dư khi thực hiện công tác đào móng để đắp đập. Công ty này không thực hiện đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng khoáng sản trên. Mặt khác, trong số 10.700m3 cát, sỏi tại khu vực lòng hồ và hạ lưu công trình thủy điện A Lin 3, có 2.000m3 cát, sỏi chưa được Công ty này kê khai nộp thuế tài nguyên, phí môi trường.

Đối với Công ty Xây dựng 43, đơn vị này đã khai thác, sử dụng 17.500m3, trong đó có 1.200m3 cát, sỏi do Công ty này và nhà thầu là Công ty CP xây dựng và dịch vụ An Phú Cường khai thác vượt khối lượng cho phép tại khu vực lòng hồ thủy điện từ ngày 1-12-2015 đến 20-3-2016. Trong 4.000m3 cát, sỏi được Tổng Công ty Xây dựng 43 khai thác tại hạ lưu công trình thủy điện A Lin 3 từ ngày 26-3-2016 đến 5-7-2016 có 1.000m3 được Công ty và nhà thầu khai thác vượt khối lượng cho phép và chưa kê khai nộp thuế, phí. Đặc biệt, Công ty Xây dựng 43 đã khai thác trái phép 11.500m3 cát, sỏi tại khu vực lòng hồ và không thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan.

Riêng Công ty Lũng Lô đã mua 585,6m3 cát, sỏi để thi công các công trình theo hợp đồng. Tuy nhiên trong đó có đến 424,6m3 được đơn vị mua từ 2 doanh nghiệp khai thác trái phép tại xã Hồng Quảng, huyện A Lưới. Còn Công ty Ngọc Tùng đã mua 45m3 sạn do doanh nghiệp tư nhân VLXD Hùng Sen khai thác trái phép tại xã Hồng Quảng.

Qua công tác thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ rõ nhiều sai phạm trong lĩnh vực khoáng sản của những doanh nghiệp tham gia xây dựng các công trình, hạng mục tại dự án nhà máy thủy điện A Lin B1.

Liên quan đến các sai phạm trong lĩnh vực khoáng sản tại dự án thủy điện A Lin B1, ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ký ban hành 2 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Thủy lợi 4 số tiền 120 triệu đồng và Công ty Xây dựng 43 số tiền 90 triệu đồng. Ngoài ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế giao Sở TN&MT hoàn tất các thủ tục để thu hồi số tiền đối với khối lượng khoáng sản mà các đơn vị, doanh nghiệp đã sử dụng trái phép theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn yêu cầu Công an tỉnh xác minh, làm rõ, xử lý vi phạm theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác cát, sỏi trái phép tại khu vực suối A Lin, đoạn hạ lưu đập, khai thác ngoài phạm vi mỏ được UBND tỉnh cấp phép cho Công ty Trường Phú tại khu vực lòng hồ. (Cand.com.vn 17/11; Baodansinh.vn 17/11; Thanhnien.vn 17/11; Thanh niên 17/11, tr7; Cadn.com.vn 18/11)

 
 
 

3.  Xử lý nhà máy tinh bột sắn xả thải gây ô nhiễm môi trường

Ngày 17/11, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh này về kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên - Huế (Chi nhánh Công ty CP Fococev Việt Nam, tại xã Phong An, huyện Phong Điền). Lãnh đạo Sở TN & MT tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, không có tình trạng bưng bít thông tin về việc kiểm tra hoạt động của nhà máy tinh bột sắn Fococey Thừa Thiên - Huế như dư luận đồn thổi.

Trước đó, Sở TN & MT tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát, lấy mẫu để đánh giá chất lượng nguồn thải, xác định nhà máy tinh bột sắn FocOcey Thừa Thiên - Huế đã ví phạm các quy định về xả nước thải ra môi trường. Mới đây, đoàn thanh tra Tổng cục Môi trường cũng phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên - Huế tiên hành lập biên bản về hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải đối với nhà máy tinh bột sắn Fococey Thừa Thiên - Huế. Hiện hồ sơ xử lý đã được đoàn thanh tra trình Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét ban hành quyết định xử lý vị phạm theo quy định pháp luật. (Công an nhân dân 18/11, tr7)

 
 
 

4.  Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế vi phạm các quy định về xả nước thải

Sáng 17-11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Sở TN&MT vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh về kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế (Chi nhánh công ty cổ phần Fococev Việt Nam, đóng tại xã Phong An, huyện Phong Điền) xả thải ra môi trường.

Theo đó, nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế là đối tượng thanh tra theo quyết định số 1076/QĐ-TCMT ngày 12-8-2019 của Tổng cục Môi trường về việc thanh tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo quyết định này, đoàn thanh tra đã tiến hành thanh tra đối với nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế vào ngày 10-9-2019.

Ngày 17-9-2019, ngay sau khi nhận được thông tin từ phòng TN&MT huyện Phong Điền về việc nước thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế xảy ra sự cố để nước thải chưa qua xử lý chảy tràn ra ngoài môi trường, Sở TN&MT phối hợp với Phòng TN&MT huyện Phong Điền, Công an huyện Phong Điền, UBND xã Phong An và Phong Hiền, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành làm việc, khảo sát, lấy mẫu để đánh giá chất lượng nguồn thải.

Sau khi có kết quả phân tích mẫu nước thải, nước mặt, Sở TN&MT đã tổng hợp và có báo cáo số 160/BC-STNMT-MT ngày 16-10 gửi UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các cơ quan chức năng liên quan về kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế xả thải ra môi trường.

Mương dẫn nước thải của nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế bị chặn bằng bao cát khiến nước thải không chảy về khe Mây theo đề án bảo vệ môi trường chi tiết đã được phê duyệt.

Tại văn bản báo cáo, Sở TN&MT nêu rõ, nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế đã có hành vi vi phạm các quy định về xả nước thải có các thông số môi trường thông thường không đạt QCVN vào môi trường, đồng thời báo cáo đề xuất UBND tỉnh hướng xử lý đối với nhà máy này.

Tuy nhiên, vào thời điểm ngày 17-9, nhà máy này đang trong thời hạn thanh tra của đoàn thanh tra, vì vậy Sở phải tổ chức làm việc với đoàn thanh tra về xử lý vi phạm đối với nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế. Ngày 21-10, đoàn thanh tra đã phối hợp với Sở TN&MT tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính số 18/BB-VPHC, trong đó đã lập hành vi vi phạm xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải đối với nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế. Hiện nay, hồ sơ xử lý đã được đoàn thanh tra trình Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường xem xét ban hành quyết định xử lý vi phạm theo quy định.

Trước thông tin dư luận nghi ngờ Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế bưng bít các thông tin về việc kiểm tra hoạt động của nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế, Sở TN&MT cho rằng, với nội dung xử lý như đã nêu trên, không có việc cơ quan chuyên môn bưng bít kết quả kiểm tra đối với vi phạm của nhà máy tinh bột sắn. Việc công khai thông tin sẽ được Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện khi đoàn thanh tra theo quyết định 1076/QĐ-TCMT hoàn thành, Tổng cục Môi trường ban hành kết luận thanh tra đối với nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế.

Trước đó, như Báo CAND Online thông tin, người dân ở các xã Phong An, Phong Hiền, huyện Phong Điền phản ánh đến các cơ quan chức năng về việc nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế xả thải ra môi trường. Ngay sau đó, Phòng TN&MT huyện Phong Điền phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND xã Phong Hiền tiến hành kiểm tra thực địa; lấy 1 mẫu nước thải tại hồ sinh học số 2 là nơi mà nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế xả thải trực tiếp và 1 mẫu tại bàu Sen ở thôn Thượng An 2, xã Phong An để quan trắc.

Tại thời điểm kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện, nước thải của nhà máy tinh bột sắn Fococev Thừa Thiên Huế sau khi qua 2 hầm biogas được đưa qua 2 hồ sinh học và chảy thẳng ra môi trường theo mương dẫn mà không qua hệ thống xử lý hóa lý mà nhà máy xây dựng.

Tình trạng ô nhiễm do nước thải của nhà máy xả ra khiến cá tự nhiên ở bàu Nhạn thôn La Vần, xã Phong Hiền bị chết. Vì thế UBND xã Phong An và Phong Hiền yêu cầu, sau khi có kết quả quan trắc, các cơ quan chức năng cần thông báo kết quả cho các địa phương để giải quyết kiến nghị của người dân. (Cand.com.vn 17/11; Tienphong.vn 17/11; Congnghiepmoitruong.vn 17/11; Baotainguyenmoitruong.vn 17/11)

 
 
THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
 

1.  Thừa Thiên Huế tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh 'không giấy' đầu tiên

Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế (khóa VII, nhiệm kỳ 2016- 2021) được tiến hành mà không dùng đến các giấy tờ như trước đây. Các tài liệu được cung cấp dưới dạng bản mềm trên mạng thông qua máy tính phát cho các đại biểu.

Sáng 16/11, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành kỳ họp bất thường lần V (khóa VII, nhiệm kỳ 2016- 2021) nhằm tập trung thảo luận và quyết định thông qua 10 nghị quyết liên quan đến chủ trương đầu tư Dự án khu vực 3 và khu vực 4 phía Bắc Hương Sơ; Bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, kế hoạch đầu tư công năm 2019; Hỗ trợ các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Điều chỉnh dự án Chương trình phát triển đô thị loại II (các đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế; Bổ sung dự án Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thừa Thiên Huế; Bổ sung dự án, công trình vào điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Mặc dù kỳ họp diễn ra với nhiều nội dung quan trọng, khối lượng công việc nhiều, nhưng các đại biểu tham dự đã không dùng đến giấy tờ. Các tài liệu được cung cấp dưới dạng bản mềm trên mạng, thông qua máy tính phát cho các đại biểu.

Khai mạc phiên họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu đã thông báo kết quả buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Bộ Chính trị diễn ra ngày 15/11/2019. Theo đó, tại buổi làm việc đã đánh giá tổng kết thực hiện Kết luận số 48-KL/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Bộ Chính trị cho rằng, Thừa Thiên Huế đã có nhiều cố gắng trong đổi mới tư duy, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, kinh tế tăng trưởng khá.

Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh cần triển khai nghiêm túc thực hiện hiệu quả Nghị quyết, phát huy cao độ sự đồng thuận của xã hội, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng lấy ý kiến để xem xét thông qua các Nghị quyết về Danh mục công trình, dự án cần thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng sang sử dụng vào mục đích khác năm 2019; Bổ sung diện tích quy hoạch 7 khu vực khoáng sản đất, đá làm vật liệu  xây dựng thông thường tại quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản và chủ trương chuyển loại rừng và chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác… (Tienphong.vn 16/11; Baoxaydung.com.vn 16/11; Quochoitv.vn 17/11)

 
 
 

2.  Thống nhất ban hành nghị quyết mới đưa TT- Huế lên thành phố trực thuộc T.Ư

Ngày 16/11, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành một nghị quyết mới để xây dựng và phát triển Thừa Thiên- Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cụ thể, theo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế, vào ngày 15/11, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã có buổi làm việc với Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW ngày 25/5/2009 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên- Huế và đô thị Huế đến năm 2020.

Theo Ban Kinh tế Trung ương, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên- Huế và đô thị Huế đến năm 2020, tỉnh phát triển chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế. Quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ, hệ thống đô thị phát triển chậm, kết cấu hạ tầng thiếu đồng bộ, cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng yêu cầu, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh (PAPI) thấp… Vì vậy, mục tiêu xây dựng Thừa Thiên- Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vẫn chưa đạt được.

Tại buổi làm việc, nhiều ý kiến khẳng định, nếu áp dụng bộ tiêu chí xét công nhận thành phố trực thuộc Trung ương cho Thừa Thiên- Huế như hiện nay là không còn phù hợp.  Vì vậy, cần thiết phải xây dựng Thừa Thiên- Huế một bộ tiêu chí riêng có để xây dựng đô thị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Trên cơ sở đó, các ý kiến cho rằng cần nghiên cứu một cơ chế đặc thù phù hợp về đầu tư nguồn lực cho Thừa Thiên- Huế nhằm xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có nét đặc sắc, riêng biệt của cả nước. 

Bộ Chính trị đã thống nhất ban hành một nghị quyết mới để xây dựng và phát triển Thừa Thiên- Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Kết luận tại buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, so với nhiều địa phương khác trong cả nước, Thừa Thiên- Huế có những nét rất riêng biệt về những giá trị di sản văn hóa, nên tỉnh cần chú trọng gìn giữ nét bản sắc riêng này. Tỉnh cần phải có sự đổi mới, táo bạo, khát khao hơn nữa để vươn mình mạnh mẽ, trên cơ sở kế thừa những giá trị truyền thống.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước khẳng định, thông qua buổi làm việc, Bộ Chính trị thống nhất cần ban hành một nghị quyết mới để xây dựng và phát triển Thừa Thiên- Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với bản sắc văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương liên quan và Thừa Thiên- Huế sớm hoàn thành nghị quyết, trong đó cụ thể hóa, xây dựng bộ tiêu chí đặc thù, cơ chế đặc thù, chính sách đặc thù về thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế để sớm thông qua.  (Danviet.vn 16/11; Thanhnien.vn 18/11; Thanh niên 18/11, tr22; TTXVN 16/11)

 
 
CÔNG THƯƠNG
 

1.  Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế: Lưới điện cao áp 22kv “kêu cứu”!

Thời gian qua, người dân phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà liên tục có đơn phản ánh về hành vi bốc xếp gỗ của các nhà máy chế biến gỗ gây mất an toàn hành lang lưới điện 22kv và giao thông tại Tỉnh lộ 12B qua địa bàn phường. Mặc dù việc này đã diễn ra trong thời gian dài nhưng không được xử lý.

Tỉnh lộ 12B (TL12B) là đường kết nối các tuyến phía Tây Tp Huế, đồng thời đi qua các điểm di tích, du lịch quan trọng như Văn Miếu, chùa Thiên Mụ… Từ khi nâng cấp mở rộng vào năm 2009 đến nay người dân rất phấn khởi. Thế nhưng cũng không ít lo lắng do nhiều doanh nghiệp tại Tổ dân phố 7, phường Hương Hồ đã chiếm dụng phần hàng lang an toàn giao thông, an toàn lưới điện làm bãi tập kết nguyên vật liệu.

Anh T. thường xuyên qua khu vực này cho hay: “TL12B giao với đường tránh TP Huế (Quốc lộ 1A) nên xe chở hàng hóa, khách du lịch qua lại rất đông. Các doanh nhiệp như Công ty Hòa Nga; Công ty Dũng Thịnh lại xếp gỗ ngay sát đường, ai cũng sợ gỗ đổ sập đè lên người khi đi qua đây. Hơn nữa hoạt động bốc dỡ gỗ và các công trình xây dựng dưới lưới điện 22kV rất nguy hiểm. Tình trạng này diễn ra thường xuyên nhưng không thấy đơn vị nào nhắc nhở, xử lý?”

Thực tế cho thấy, hành lang an toàn giao thông, an toàn lưới điện 22kV bên ngoài tường rào các doanh nghiệp này nhiều đống gỗ được xếp cao, có nơi đè lên cả mặt đường tỉnh lộ kéo dài hàng trăm mét; có thể bất ngờ lăn trượt ra mặt đường gây nguy hiểm giao thông. Hoạt động của xe máy cẩu bốc xếp gỗ sát đường dây điện cao áp có dấu hiệu vi phạm khoảng cách an toàn phóng điện rất nguy hiểm, gây cản trở các hoạt động bảo trì, vận hành lưới điện.

Không chỉ thế, Công ty Hòa Nga còn xây nhà để xe nằm dưới đường dây làm bằng chất liệu dễ cháy, trái với quy định về an toàn lưới điện. Những điều này cho thấy lo lắng mất an toàn giao thông, lưới điện của người dân là có căn cứ.

Nhà xe, bãi tập kết gỗ… của doanh nghiệp bao vây công trình điện 22kV. Trước tình trạng này người dân băn khoăn, Đơn vị quản lý sẽ tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật bộ phận công trình lưới điện này như thế nào?

Sáng 15/10, PV trao đổi với ông Nguyễn Đại Phúc, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đơn vị quản lý để kiểm tra, xử lý theo quy định. Ông Phúc cho biết: “Hành lang An toàn bảo vệ lưới điện cao áp tính từ đáy móng trụ đến đỉnh cột cộng thêm 2m với cấp điện áp 22kV. Trường hợp này đã vi phạm, tôi sẽ cử anh em đi kiểm tra ngay”. Rất nhanh chóng, chiều cùng ngày ông Phúc đã cung cấp báo cáo của Điện lực Hương Trà vừa đi kiểm tra theo chỉ đạo, Văn bản này nêu: Hiện nay Công ty Hòa Nga đang tập kết gỗ thành phẩm ở gần Trạm biến áp và dưới tuyến đường dây 22kV XT 482 Huế 2.., cùng với đó đưa ra một số lưu ý với Công ty.

Đến ngày 18/10, Điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục cung cấp Văn bản thứ 2 dài hơn, trong đó khẳng định: Đối với nhà để xe của Doanh nghiệp Hòa Nga lấn ra phía đường không thuộc quản lý của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế ; Về tồn tại công trình nhà ở này đảm bảo điều kiện an toàn theo Khoản 3. Điều 13 của NĐ 14/NĐ-CP ; Ở phía cổng phụ có cột điện nằm phía trong gần bờ rào của doanh nghiệp, vấn đề này đã có từ rất lâu. Đồng thời, Điện lực Thừa Thiên Huế kết luận: “Trạm biến áp cấp điện cho doanh nghiệp Hòa Nga đảm bảo an toàn theo quy định về đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp - Đường dây 22kV cấp điện cho doanh nghiệp Hòa Nga và khu vực Hương Hồ đảm bảo an toàn hành lang lưới điện cao áp”.

Tuy nhiên, các kết luận này chưa được người dân đồng tình, bởi theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật điện lực thì: Hành lang bảo vệ an toàn của đường dây dẫn điện trên không có chiều dài hành lang được tính từ vị trí đường dây ra khỏi ranh giới bảo vệ của trạm này đến vị trí đường dây đi vào ranh giới bảo vệ của trạm kế tiếp. Chiều rộng hành lang được giới hạn bởi hai mặt thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía khi dây ở trạng thái tĩnh; với điện áp 22kV có khoảng cách là 1m đối với dây bọc và khoảng cách 2m với dây trần. Như vậy, với câu trả lời “Nhà để xe của doanh nghiệp Hòa Nga không thuộc quản lý của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế” có chính xác?

Cũng tại Nghị định 14/NĐ-CP nêu, nhà ở, công trình xây dựng được tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không có điện áp đến 22kV nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: Mái lợp và tường bao phải làm bằng vật liệu không cháy; Không gây cản trở đường ra - vào để kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các bộ phận công trình lưới điện cao áp. Với hình ảnh phần mái nhà xe làm bằng vật liệu dễ cháy thì kết luận: “Tồn tại công trình nhà ở này đảm bảo điều kiện an toàn theo Khoản 3. Điều 13 của NĐ 14/NĐ-CP” của Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế có thật sự khách quan?

Ông Lê Văn N, 65 tuổi chia sẻ: “Mấy hôm nay, tôi thấy xe cẩu rất lớn thường xuyên đến bốc gỗ đi nơi khác, nhiều lúc cần cẩu tiến sát dây điện luôn, nếu lỡ va vào thì nguy hiểm lắm. Thấy gỗ lăn ầm ầm nên ai đi ngang cũng sợ hãi. Mà tôi cũng không rõ, nếu để cả đống gỗ lớn dưới đường dây điện như vậy thì kiểm tra, bảo trì, thay thế bộ phận lưới điện thế nào được?”

Ngày 24/10, sau nhiều lần phóng viên Báo điện tử Ngày mới trao đổi về những dấu hiệu vi phạm tại công trình lưới điện cao áp thì đơn vị quản lý đã tiếp thu, kiểm tra lại và đưa ra hướng giải quyết mới. Tại văn bản thứ 3, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế cho biết: Công ty đã tổ chức kiểm tra đánh giá, đồng thời mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tham gia Đoàn kiểm tra, trực tiếp làm việc với doanh nghiệp.

Theo Kết quả kiểm tra, nhà xe của Công ty Hòa Nga dưới đường dây 22kV, nằm trong hành lang an toàn lưới điện. Mái nhà xe làm bằng bạt-Polyme (vật liệu dễ cháy), Đoàn yêu cầu doanh nghiệp phải thay thế mái nhà xe bằng tấm lợp chống cháy. Trạm biến áp Hòa Nga nằm cách tường rào của doanh nghiệp 1m, qua phản ánh, công ty này tập kết hàng hóa dưới chân trạm, gây cản trở đường ra vào kiểm tra. Đoàn đã yêu cầu không được tập kết hàng hóa cồng kềnh, cản trở lối đi vào kiểm tra bảo dưỡng trạm. Vấn đề xe cẩu của các doanh nghiệp bốc, dỡ hàng hóa, hoạt động gần đường dây 22kV gây mất an toàn cho lưới điện, Đoàn kiểm tra đã yêu cầu chấn chỉnh, nếu phát hiện các hành vi tương tự ngành điện sẽ lập biên bản và yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước xử lý theo quy định.

Vậy là, văn bản lần này đã ghi nhận lo lắng của người dân, khác với kết luận ngày 18/10 cũng như văn bản “hời hợt” được Điện lực Hương Trà báo cáo lên Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế ngày 15/10. (Ngaymoionline.com.vn 16/11)

 
 
 

2.  Điện lực TT- Huế cung cấp 100% dịch vụ điện theo phương thức điện tử

Điện lực Thừa Thiên- Huế đã hiện đại hóa hệ thống công tơ đo đếm điện năng với tỷ lệ gần 90% công tơ điện tử đã lắp đặt, hơn 80% các dịch vụ điện được thực hiện qua môi trường mạng, cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức điện tử.

Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị khách hàng năm 2019. Đây là hoạt động quan trọng nhất trong chuỗi các hoạt động của tháng “Tri ân khách hàng” của đơn vị. 

Tham dự hội nghị có lãnh đạo nhiều cơ quan ban ngành và hơn 200 khách hàng đại diện cho gần 305.000 khách hàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Tại Hội nghị, Ông Nguyễn Đại Phúc – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên- Huế cho biết, trong năm 2019, Công ty đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Đó là: Tỷ lệ thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt đạt hơn 40%, hiện đại hóa hệ thống công tơ đo đếm điện năng với tỷ lệ gần 90% công tơ điện tử đã lắp đặt, hơn 80% các dịch vụ điện được thực hiện qua môi trường mạng, cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức điện tử, tham gia tích cực và có hiệu quả trong hệ thống điều hành đô thị thông minh HUE-S, làm tốt công tác vận động khách hàng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện và phát triển điện mặt trời mái nhà…

Ông Nguyễn Đại Phúc – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế trình bày báo cáo tóm tắt hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2019 của đơn vị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên- Huế đánh giá cao những kết quả mà Công ty Điện lực Thừa Thiên- Huế đã đạt được trong năm vừa qua, từ đó cùng ngành công thương đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Theo ông Thanh, trong thời gian tới, Sở Công thương mong muốn ngành điện tiếp tục quan tâm triển khai nâng cấp hệ thống đo đếm và hạ tầng điện tại các vùng sâu vùng xa.

Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu của khách hàng liên quan đến các vấn đề trong quá trình sử dụng điện. Các ý kiến đều đánh giá cao nỗ lực của ngành điện trong việc cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khách hàng đánh giá rất cao chất lượng cung cấp điện tại khu công nghiệp trong năm qua khi hầu như không có sự cố nào xảy ra, ngành điện cũng thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng lưới điện vào các ngày nghỉ lễ đã tạo điều kiện rất tốt giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất được liên tục và ổn định.

Trước những ý kiến rất cởi mở tại hội nghị của khách hàng, ông Hà Thanh Long – Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên- Huế đã ghi nhận và cám ơn sự chia sẻ, quan tâm, đồng hành của khách hàng trong thời gian qua. Đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự chung tay của khách hàng trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả khi ngành điện đối diện với thách thức rất lớn trong việc đảm bảo nguồn cung trong những năm sắp đến.

Với phương châm “Khách hàng là sự tồn tại và phát triển của ngành điện”, Hội nghị khách hàng năm 2019 là dịp để Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế gửi lời tri ân đến khách hàng sử dụng điện, đồng thời mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, ủng hộ và đồng hành của khách hàng để Công ty không ngừng nỗ lực, cải tiến với mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. (Danviet.vn 17/11)

 
 
VĂN HÓA
 

1.  Triển lãm ảnh nghệ thuật 5 vùng kinh đô - “Kết nối các miền di sản”

Ngày 16/11, tại Khách sạn Mường Thanh (TP Thanh Hóa), Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật 5 vùng kinh đô (Phú Thọ - Hà Nội - Ninh Bình - Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế) với chủ đề “Kết nối các miền di sản”.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Phát - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Duy Phương – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo hội văn học nghệ thuật cùng đông đảo các văn nghệ sĩ của 5 vùng kinh đô có tác phẩm tham dự triển lãm ảnh.

“Kết nối các miền Di sản” là một trong những hoạt động ý nghĩa, thiết thực trong phát triển kinh tế du lịch, xây dựng văn hóa con người mỗi vùng kinh đô, làm sống lại những đặc trưng văn hóa lịch sử dân tộc. Hàng trăm bức ảnh được trưng bày tại triển lãm lần này càng khẳng định thêm giá trị độc đáo vùng miền của nhiếp ảnh các vùng kinh đô xưa và nay. (Vanhien.vn 17/11)

 
 
 

2.  Khai trương Trung tâm vui chơi trẻ em

Tối 16/11, tại Công ty TNHH Rạp chiếu phim thể thao và giải trí Ngôi Sao Huế- 25 đường Hai Bà Trưng, TP Huế đã khai trương Trung tâm Vui chơi trẻ em (tầng 2).

Được biết, Trung tâm Vui chơi trẻ em tại Cinestar có trên 70 trò chơi phục vụ cho thiếu nhi. Bên cạnh những trò chơi tô tượng, câu cá, cầu trượt, ném bóng, đu quay… thông thường, ở đây còn có nhiều trò chơi mới như nệm nhún dính tường, chinh phục tường cong, bé tập làm bếp, vui chơi trên cát… đặc biệt hấp dẫn.

Trao đổi với PV, ông Phùng Vĩnh Huy, trú tại địa chỉ đường Hai Bà Trưng (Huế) cho biết: “Tôi làm nghề hướng dẫn viên du lịch thường đưa khách đến Huế. Điều đáng buồn là Huế quá ít tụ điểm vui chơi để kéo dài thời gian ăn, nghỉ của du khách ở đây. Đặc biệt những đoàn tham quan có mang theo trẻ em, đi cả gia đình… họ rất cần có những Trung tâm giải trí như thế này thì Huế rất thiếu. Tại Cinestar Huế, tôi đã đưa nhiều đoàn khách đến đây, ai cũng tỏ ý hài lòng khi họ được phục vụ trang trọng.

Tại Cinestar khá đầy đủ dịch vụ, từ khu giải khát đến nhà hàng với những món ăn Huế hợp vệ sinh; trung tâm chiếu phim có đến 8 rạp chiếu liên tục, có rạp có cả ghế nằm rất tiện lợi cho người cao tuổi, trẻ em; trung tâm bowling 18 lan; bây giờ là trung tâm vui chơi trẻ em và sắp đến là những trung tâm vui chơi dành cho thanh thiếu niên, người lớn.

Đây đúng là trung tâm phục vụ khách đa dạng, chu đáo và tại thời điểm này rất khó tìm ra một trung tâm giải trí- dịch vụ như thế này, thứ hai ở Huế”.

Ông Nguyễn Viết Quý - thành viên HĐQT, Công ty TNHH Rạp chiếu phim thể thao và giải trí Ngôi Sao Huế cho biết: Doanh nghiệp chúng tôi đặt tiêu chí phục vụ khách lên hàng đầu. Trong đó vấn đề an ninh, an toàn, vệ sinh, thực phẩm, đều  phải theo một qui chuẩn. Dụng cụ phục vụ khách từ ly tách, chén bát… đều được hấp sấy, súc rửa, hoàn toàn tự động.

Tại Trung tâm vui chơi trẻ em, ngoài lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp túc trực sẵn để hướng dẫn, giúp đỡ mọi người, trung tâm còn có hệ thống 10 máy quay camera có người quan sát 100% nhằm phát hiện ngay sự cố có thể xảy ra và có thể trợ giúp bố mẹ các em hiệu quả khi có yêu cầu. (Thuonghieucongluan.com.vn 17/11)

 
 
XÃ HỘI
 

1.  Lan tỏa yêu thương để đẩy lùi bạo lực

Chiều 17-11, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện truyền thông ngoài trời với chủ đề "Yêu thương đẩy lùi bạo lực".

Chiến dịch diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11-2019 với một loạt các hoạt động truyền thông, tập huấn tại Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh cho cán bộ các tổ chức xã hội, báo chí, giáo viên, phụ huynh, trẻ em và các cơ quan đại diện và ra quyết định chính sách liên quan tới trẻ em. Chiến dịch đóng góp cho việc thực hiện chỉ tiêu 16.2 về chấm dứt các hình thức xâm hại, bạo lực, buôn bán, bóc lột, tra tấn trẻ em trong mục tiêu số 16 của Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Việt Nam, đồng thời hưởng ứng kỷ niệm 30 năm Công ước Quyền Trẻ em. (Qdnd.vn 17/11)

Thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hoạt động chuyên môn có ý nghĩa, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ triển khai mạnh mẽ Giáo dục STEM trong các trường Trung học trên địa bàn. Đây là một nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế.

Phát biểu khai mạc, thầy giáo Trần Hữu Châu Giang - Phó Hiệu trưởng HueIC nhấn mạnh, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, năng động và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, HueIC sẵn sàng phối hợp với các trường Trung học trên địa bàn trong tất cả các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp; hướng dẫn các nhóm trong việc thực hiện các đề tài tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên... (Tapchicongthuong.vn 16/ 11)

 
 
 

2.  Bà giáo gần 100 tuổi suốt 25 năm dạy tiếng Anh, Pháp miễn phí cho học sinh nghèo

Để cuộc sống có ý nghĩa và nhiều niềm vui hơn, mỗi tuần bà Trần Thị Bê (trú phường Trường An, TP Huế) vẫn dành 3 buổi dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo ở Thừa Thiên – Huế. Từ những bài học của cô mà nhiều người hiện nay đã trưởng thành và thành đạt.

Mặc dù ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong kiệt 68 đường Điện Biên Phủ (TP Huế) nhưng PV chúng tôi không gặp khó khăn để tìm được nơi bà Trần Thị Bê dạy học miễn phí cho học sinh nghèo, bởi hàng xóm xung quanh ai cũng biết đến và chỉ đường cho PV đúng địa chỉ.

Theo hàng xóm, cụ bà Trần Thị Bê (97 tuổi, trú phường Trường An, TP Huế) với mái tóc bạc trắng, lưng đã còng nhưng mỗi tuần 3 buổi tối tại căn nhà cấp 4 của mình vẫn miệt mài dành hết tâm huyết dạy học cho các em nhỏ có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Cứ vào tối thứ 3, 5, 7 mỗi tuần, ngôi nhà ấy lại rộn ràng tiếng nói cười, vui đùa của các em học sinh.

Gặp PV Infonet, bà Trần Thị Bê kể, mình là con thứ hai trong một gia đình nghèo có 7 anh em. Bố mất sớm và chỉ mình mẹ sớm hôm tảo tần làm nghề may vá, thêu dệt kiếm tiền nuôi con.

Do kinh tế gia đình khó khăn và gặp thời gian bố lâm bệnh nên từ nhỏ “Mệ (bà – PV) có ý định nghỉ học nhưng ba không đồng ý nên xin cho bà vào một trường học miễn phí tại đường Trần Cao Vân (TP Huế) bây giờ.

Từ đây, dù mới được 16 tuổi nhưng khát vọng mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo khó khăn đã trào dâng ấp ủ trong lòng. Bây giờ “cứ đến lịch học thứ 3, 5,7 là bà trông cho mau đến giờ để được gặp học trò bởi xa các cháu buồn lắm con ạ”.

Rồi bà Trần Thị Bê kể tiếp về cuộc đời của mình với tâm trạng buồn, lớn lên vào làm trong ngành bưu điện với công việc đánh máy chữ nhưng đến năm 1985 thì nghỉ việc, lập gia đình không có con và chồng mất sớm nên hiện nay sống trong ngôi nhà cấp 4 xung quanh có các cháu quây quần quan tâm hàng ngày.

Sau đó, bà Trần Thị Bê vui vẻ, cười tươi trở lại khi nói về việc dạy học miễn phí, “Mệ (bà – PV) bắt đầu mở lớp dạy học miễn phí cho các em học sinh nghèo vào năm 1995 về tiếng Việt và toán học” nhưng do nhu cầu của hiện nay nên bà Trần Thị Bê đi học thêm tiếng Anh, tiếng Pháp. Vì vậy, ngoài việc dạy cho các em nhỏ tập đọc, tập viết, làm phép tính, bà Trần Thị Bê còn dạy ngoại ngữ cho cả học sinh, sinh viên và những người đã đi làm.

“Năm 1995, nhà mệ cũng không khá giả gì so với nhà khác nhưng do tình thương các cháu nhỏ có hoàn cảnh không được đến lớp hoặc không có tiền học thêm nên mở lớp học miễn phí thôi” – bà Trần Thị Bê chia sẻ.

Theo bà Trần Thị Bê, giáo trình học đều do bà thức khuya tự soạn thảo sau những buổi dạy học tối.

Được trời thương nên dù đã 97 tuổi nhưng mắt mệ (bà – PV) vẫn sáng, tự nấu ăn giặt giũ, về đêm khuya vẫn phải tìm hiểu, chuẩn bị kiến thức trước để dạy cho học trò. Tuy nhiên, do tuổi già sức yếu dần nên hiện nay bà chỉ nhận dạy kèm miễn phí môn tiếng Anh và tiếng Pháp cho 5 cháu có hoàn cảnh khó khăn vào các tối thứ 3, 5, 7 từ lúc 18h hàng ngày.

Tại căn nhà cấp 4 của bà Trần Thị Bê, PV chúng tôi chứng kiến, trên bàn có nước uống, quạt quay mát rượi, bàn ghế.. cùng tiếng đọc bài của cô và trò rộn rã, tiếng lao nhao quen thuộc của trẻ nhỏ như “Bà ơi chỗ này con chưa hiểu, Bà ơi con làm xong rồi", “Bà ơi, câu này đọc như thế nào”, Con phát âm như thế đúng chưa bà”…

Sau buổi học, các em nhỏ lại được bà Trần Thị Bê thưởng quà đã chuẩn bị trước buổi học như bánh kẹo, cam… đến giờ nghỉ thì trò cúi đầu chào cô và hồn nhiên ôm cặp bước ra về, bà Trần Thị Bê ra cửa nhìn theo âu yếm rồi quay lại lặng lẽ xếp sách vở, ghế bàn… trong căn nhà của mình.

Bà Trần Thị Bê cho hay, buổi học nào cũng như thế, có cảm giác buồn một mình khi các em học sinh ra về nhưng vẫn cố tỏ ra cười vui vẻ thì các em mới đi học lại. Tình thương đối với các cháu là không thể đong đếm được nên các cháu trong nhà bà bảo nghỉ dạy nhưng “Nghỉ sao được, chừng nào còn đi lại được, chừng đó bà còn gieo chữ cho học sinh nghèo” bởi khi dạy được học trò cuộc sống sẽ có ý nghĩa hơn và niềm vui lại đến với mệ.

Gần 25 năm mở lớp làm cô giáo không lương cho hàng trăm học sinh, sinh viên nghèo, từ những bài học kiến thức, bài học làm người mà bà Trần Thị Bê đã truyền dạy cho nhiều thế hệ học sinh học trưởng thành, thành đạt trở thành người tốt, có ích cho xã hội.

Bà Trần Thị Bê nói, tài sản lớn nhất của mình là những bức ảnh của học trò, tấm thiệp, lá thư… đã ố vàng mà học trò gửi cho mỗi dịp 20 tháng 11, ngày mồng 8 tháng 3, lễ Tết.

Không chỉ dạy học miễn phí cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn mà bà Trần Thị Bê còn dành 10 năm nấu cơm cho sinh viên nghèo đến trọ học ở Thừa Thiên - Huế. Qua đó, nhiều sinh viên được bà cưu mang nay đã thành đạt và thỉnh thoảng có dịp vẫn ghé thăm bằng tấm lòng biết ơn người mẹ, người bà nhân từ, nặng nghĩa giúp đỡ lúc khó khăn. (Infonet.vn 17/11) 

 
 
 

3.  Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại

Nhiều tỉnh, thành cả nước đã thăm hỏi, động viên người thân nạn nhân TNGT nhân dịp “Ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do TNGT" 2019.

Ngày 15/11, Ban ATGT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đến thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ 18 nạn nhân, gia đình nạn nhân bị TNGT tại 9 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ban ATGT tỉnh vận động, tuyên truyền các gia đình luôn chấp hành các quy định của pháp luật về ATGT khi tham gia giao thông, thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người khác cùng chấp hành để đảm bảo an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông… (Baogiaothong.vn 17/11)

 

 
 
 

4.  Ký ức 20 năm "đại hồng thủy 1999"

Nói đến mưa lũ, người dân miền Trung không còn lấy gì làm lạ. Ở vùng đất này, người ta đã quá quen với việc năm nào cũng có một vài trận lũ lớn, nhỏ. Thế nhưng, có một trận lũ dị thường mà mãi về sau này khi nhắc đến nhiều người vẫn còn ghi nhớ và kinh sợ: "đại hồng thủy 1999".

LTS: 20 năm trước, tại miền Trung đã xảy ra một trận lũ lịch sử được đánh giá là chưa từng có trong 100 năm qua. Trận lũ mà sức tàn phá của nó được ví như cơn "đại hồng thủy" kéo dài ngày từ 1 – 7/11/1999 khiến nhiều tỉnh miền Trung chia cắt, chìm trong biển nước. Trong số các tỉnh, Thừa Thiên Huế là điểm nóng chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Tròn 20 năm sau lũ lịch sử, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến tổ chức "Lễ Tưởng niệm lũ lớn miền Trung năm 1999" nhằm tưởng nhớ và tri ân những tổ chức, cá nhân đã hy sinh và có nhiều cống hiến trong công cuộc chống chọi với thiên tai; tưởng niệm các nạn nhân đã chết, đồng thời nhìn lại chặng đường hồi sinh và phát triển, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm các cấp chính quyền và nhân dân trong phòng chống, ứng phó với thiên tai trước tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

Báo điện tử Tổ Quốc xin giới thiệu loạt bài viết "Ký ức 20 năm "đại hồng thủy 1999"để cùng nhìn lại về trận lũ lịc h sử này.

Kỳ 1: Trận lũ dị thường không có trong kịch bản phòng, chống

Những ngày cuối tháng 10/1999, Thừa Thiên Huế trời khá rét, đầy mây và có lác đác mưa. Mùa này, ở miền Trung, kiểu thời tiết đó chẳng có gì là lạ. Thế nhưng từ chiều 1/11, trời đã bắt đầu chuyển mưa to dần, kéo dài suốt cả đêm. Mưa xối xả trút xuống tưởng như bầu trời sắp đổ sập.

Trước đó, chuồn chuồn từng đàn bay thấp sà sát xuống cả mặt đất. Trông về hướng đông, mây từng đám chồng lớp búp măng, đỉnh trời nhiều váng đỏ, ông Nguyễn Văn Mễ - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cảm thấy có nhiều điều bất thường, dự cảm không lành về một trận lũ lớn sắp xảy ra.

Sáng 2/11, mưa càng lúc càng nặng hạt, ông Mễ gọi lái xe của UBND tỉnh đến nhà đón lên cơ quan sớm hơn thường ngày. Khi xe vừa đến sân UBND tỉnh thì dòng nước lũ đục ngầu từ thượng nguồn sông Hương cũng cuồn cuộn đổ về. Bước vào ủy ban, ông Mễ thấy nước lũ nhanh chóng nhảy lên bờ nhấn chìm cả con đường Lê Lợi rồi tràn vào sân ủy ban tỉnh, "nuốt chửng" luôn chiếc xe ô tô vừa đỗ. Trong chốc lát, tầng 1 trụ sở ủy ban tỉnh đã bị vô hiệu hóa. Thời điểm ấy, nhiều lãnh đạo, cán bộ, nhân viên UBND tỉnh Thừa Thiên Huế còn chưa kịp đến công sở.

Thấy tình hình không ổn, ông Mễ vội leo lên tầng 2, bốc máy gọi ngay ra cho Văn phòng Chính phủ: "Anh Giao ơi, tình hình Thừa Thiên Huế quá nguy cấp rồi. Xung quanh tôi nước đã bủa vây tứ bề, cả tầng 1 ủy ban đã ngập. Đề nghị anh báo cáo với Chính phủ để có chi viện khẩn cấp". Người đầu dây nghe máy khi đó là ông Đoàn Mạnh Giao, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Sau cuộc gọi cầu cứu ra Trung ương, còn chưa kịp gọi hỏi han tình hình các địa phương ra sao thì chuông điện thoại đã liên tục reo. Mỗi cuộc gọi đến là một tin xấu từ các nơi dồn dập báo về: Nước đã tràn khắp nơi, nhiều nhà dân đã ngập đến nóc, có nơi ngập đến 6m. Đồi Long Thọ, phường Thủy Biều bị lũ chia cắt, cô lập. Giáo viên và 57 học sinh trường THCS Hương Thọ bị nước lũ bủa vây đang kêu cứu. Một sản phụ ở Quảng Điền sinh khó, mắc kẹt giữa lũ. Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đậu bên chợ Đông Ba bị đứt neo, nếu trôi dễ xô đổ cầu Gia Hội, cần ứng cứu. Các vùng nước đang lên cực nhanh, có nơi mỗi giờ đến một mét, số người chết và mất tích liên tục tăng…

Nước dâng nhanh khiến hệ thống điện toàn thành phố Huế hoàn toàn bị tê liệt, Bưu điện Thừa Thiên Huế cũng bị ngập tầng 1. Đến khoảng 11 giờ, mọi thông tin liên lạc đều bị cắt đứt.

"Khi đó tình hình mưa lũ diễn biến cực kỳ nhanh và phức tạp. Trận lũ nằm ngoài mọi kịch bản phòng, chống lụt bão, không ai có thể hình dung được", ông Mễ nhớ lại.

Trưa 2/11, sau khi tạm kết nối được với lực lượng tại các địa phương xác minh tình hình mưa lũ ban đầu, công tác ứng phó với diễn biến phức tạp của mưa lũ được triển khai khẩn trương. "Trụ sở chỉ huy dã chiến" được dời từ ủy ban tỉnh về tầng 2 tòa nhà bưu điện tỉnh (lúc này không bị ngập).

Để kết nối lại liên lạc, một nhóm cán bộ viễn thông được giao nhiệm vụ đi thuyền tìm cách tiếp cận trạm thu phát sóng ở phường Thủy Xuân, tháo máy thu phát về lắp đặt tại bưu điện. Một nhóm khác cũng được giao nhiệm vụ lần theo đường sắt đi vào Đà Nẵng để mang điện thoại cầm tay ra Huế.

Sau cuộc điện thoại ra "cầu cứu" Trung ương của ông Nguyễn Văn Mễ, mọi liên lạc đều bị ngắt. Giao thông tại Huế bị nước lũ chia cắt nghiêm trọng. Trước tình hình cấp bách, Quân khu 5 cử người và trực thăng bay vào chi viện nhưng mưa mù trời, tầm nhìn hạn chế phải quay trở lại. Lực lượng công binh phải di chuyển từ cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) theo đường 13 của Lào qua Savannakhet, quay về Đường 9 (Quảng Trị) dò dẫm từng đoạn một. Mất đến vài ngày, đoàn mới vào tới được Huế.

Nước lũ cuốn trôi nền đường sắt đoạn Cống Bạc - cửa ngõ phía Nam thành phố Huế và làm sạt lở nghiêm trọng ở đèo Phước Tượng. Giao thông ở Huế dường như bị chia cắt, cô lập trong lũ.

Diễn biến của trận lũ dị thường năm đó khiến nhiều người không kịp trở tay. Hàng ngàn ngôi nhà bị ngập lút mái hoặc gần lút mái, hàng ngàn người dân phải leo lên nóc nhà để tránh lũ dữ. Lương thực không có, phần do bị trôi, phần thì ướt, thối. Nhiều người rơi vào tình cảnh vừa đói vừa khát chỉ còn biết chờ cứu. Ngồi trên nóc nhà nhìn dòng nước lũ tàn khốc đi qua cuốn trôi theo bao tài sản, vật nuôi mà đành ngậm ngùi nhìn nhau khóc. Thành quả cả đời người của nhiều gia đình gần như bị xóa sạch.

Trong vòng vây của nước lũ, người dân Thừa Thiên Huế đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau đương đầu với thiên tai.

Khoảng thời gian nằm giữa vòng vây của nước lũ, người dân Thừa Thiên Huế phải tự đùm bọc, cưu mang, cứu giúp lẫn nhau. Người có ăn giúp cho người không có ăn, nhà ở cao cứu nhà ở thấp. Trong tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", nhiều người từng nghĩ đến việc lấy dây buộc vào nhau. Lỡ không may bị lũ cuốn trôi thì ít ra còn được tìm thấy.

Phải đến ngày 4/11, những chuyến hàng cứu trợ đầu tiên mới đến được với những vùng bị nước lũ cô lập. Trong cơn đói khát, người dân bì bõm lội nước, nhận từng gói mì tôm cứu trợ. Trước Bia Quốc Học, hàng chục chiếc quan tài quàn thành hàng cho những người chết vì lũ được vớt. Hình ảnh đó khiến cả nước xót xa, không cầm được nước mắt.

Mãi cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhớ lại những ngày vật lộn với trận lũ lịch sử 1999, nhiều người dân ở Huế vẫn còn thấy rùng mình. (Toquoc.vn 18/11)

 
 
 

5.  Huế: Trao tiếng hát gửi yêu thương cho hàng trăm bệnh nhân

Tối 17/11, tại Bệnh viện Trung ương Huế đã diễn ra chương trình Trao tiếng hát gửi yêu thương cho hàng trăm bệnh nhân nơi đây. Chương trình do sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế cùng các đơn vị trên địa bàn tổ chức.

Đây là một trong những chương trình mang ý nghĩa rất lớn, ngoài việc các thành viên trong câu lạc bộ bolero Huế biểu diễn các ca khúc trữ trình dành tặng cho các bệnh nhân, chương trình còn dành tặng 100 suất quà có giá trị cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

Ông Lê Văn Bình, một bệnh nhân đến tham gia chương trình chia sẻ, ông cảm thấy rất vui và phấn khởi khi được thưởng thức nhiều ca khúc trữ tình hay. Ngoài ra, sau khi kết thúc chương trình ông còn nhận được nhiều phần quà có giá trị đến từ ban tổ chức.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Mãi, Trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hóa và là người đã kết nối các đơn vị để tổ chức chương trình kể trên cho biết, đây là một trong những chương trình mang ý nghĩa xã hội, chương trình không chỉ chia sẻ, an ủi phần nào khó khăn của các bệnh nhân mà còn giúp cho các bệnh nhân có những giây phút thoải mái.

"Trong thời gian đến, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi, vận động thêm nhiều nhà hảo tâm, mạnh thường quân để tổ chức thêm nhiều chương trình hay, có ý nghĩa dành cho các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống", ông Mãi nói.

Được biết, đây là một trong những chương trình được tổ chức thường kì nhằm mục đích góp phần giúp cho các bệnh nhân vơi đi những nỗi đau cũng như khó khăn trong cuộc sống. (Nguoiduatin.vn 18/11)

 
 
 

6.  Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 17/11, Bộ Trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã đến dự, chung vui và trao quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tổ dân phố 16 (thuộc phường An Đông, TP Huế, Thừa Thiên Huế) nhân dịp Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cùng tham dự có ông Nguyễn Nam Tiến, Ủy viên Trung ương MTTQVN, Chủ tịch ủy ban MTTQVN tỉnh Thiên Huế; ông Phan Xuân Toàn, Ủy viên Thường vụ tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận tỉnh Thừa Thiên Huế và đại diện các ban, ngành, đoàn thể cùng hơn 200 người dân đại diện cho đội ngũ trí thức, công nhân lao động, cộng đồng doanh nghiệp của khu phố cũng đã có mặt tại Đình làng cổ An Cựu, phường An Đông (TP Huế).

Báo cáo với Bộ trưởng Bộ VHTTDL về kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” năm 2019 của tổ 16 phường An Đông, ông Lê Thanh Toàn, Trưởng ban Công tác Mặt trận phường An Đông thông tin, trong năm 2019, qua việc đăng ký, bình xét gia đình văn hóa đúng quy trình, thời gian, công khai, dân chủ và đảm bảo 03 tiêu chuẩn, hiện tổ dân phố 16 có 148/149 hộ được công nhận là gia đình văn hóa (đạt 99,33% tổng số).

Đặc biệt, tổ dân phố hiện chỉ còn 3 hộ nghèo và 2 hộ cận nghèo, không có nhà tạm bợ, hầu hết gia đình ở khu phố đều có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao. Người dân trong khu phố luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu, đoàn kết trong xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa.

Ngày hội Đại đoàn kết lần này được tổ chức tại đình làng cổ An Cựu có tuổi đời văn hóa gần 700 năm lịch sử  được công nhận là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh. Tuy nhiên, di tích này cũng là niềm “trăn trở” của nhiều người dân.

“Bà con rất phấn khởi và vui mừng khi được các ban ngành quan tâm và tham dự ngày hội đại đoàn kết dân tộc của khu phố. Tự hào là ngồi làng có tuổi đời 700 năm lịch sử, có truyền thống văn hóa lâu đời, tuy nhiên đến nay đình làng đã bị cấp trầm trọng, giữ gìn và bảo vệ tôn tạo đình làng cũng là bảo vệ văn hóa ngày xưa, để người đô thị không bị mất đi văn hóa của quê hương nên tôi mong muốn các cơ quan ban ngành quan tâm đến vấn đề bảo tồn và tái tạo đình làng”, ông Trương Sáu, đại diện hội đồng tộc trưởng cho biết.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát biểu tại ngày hội, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã ghi nhận những kết quả đạt được của tổ 16 phường An Đông trong CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đồng thời, Bộ trưởng cũng biểu dương sự thay da đổi thịt của TP Huế nói chung và của Phường An Đông nói riêng trong phát triển kinh tế, xã hội, chăm lo tốt các chính sách an sinh xã hội.

Đối với vấn đề đình làng An Cựu xuống cấp, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, sẽ có văn bản cụ thể để làm việc trao đổi với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế về việc trùng tu và tôn tạo đình làng An Cựu. Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ VHTTDL cũng mong muốn bà con cùng nhau bảo vệ di tích lịch sử cách mạng này.

Cũng nhân dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã trao tặng quà 20 phần quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tổ dân phố 16, phường An Đông; tổ dân phố 5 phường An Cựu và trao tặng quà cho UBND phường An Đông. (Baophapluat.vn 17/11; Toquoc.vn 17/11; Baovanhoa.vn 17/11; Trian.vn 17/11)

 
 
 

7.  Ý nghĩa từ chương trình vốn vay nhà ở xã hội

Thực hiện Nghị định của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội đến nay, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cho 163 lượt khách hàng vay vốn, với doanh số cho vay gần 50 tỉ đồng. Trong đó thị xã Hương Thủy là địa phương có doanh số cho vay khá cao với 30 khách hàng với trên 10 tỉ đồng, lãi suất cho vay ưu đãi 4,8%/ năm, thời gian cho vay từ 12-25 năm. Đối tượng vay chủ yếu là hộ gia đình chính sách và đối tượng thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo. (Truyền hình Thông tấn 17/11)

 
 
 

8.  LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên - Huế: Tiếp tục vận động đóng góp 3 nguồn quỹ xã hội năm 2019

Theo đó, quỹ xã hội năm 2019 gồm Quỹ Tình thương, Quỹ Mái ấm Công đoàn, Quỹ Khuyến học, mang lại hiệu quả tích cực đến người lao động. Từ đầu năm đến nay, các cấp CĐ đã hỗ trợ 47 Mái ấm Công đoàn, trong đó 35 nhà xây mới với tổng số tiền hỗ trợ là 1,050 tỉ đồng, 12 nhà sửa với tổng số tiền hỗ trợ là 120 triệu đồng. Ngoài ra, LĐLĐ tỉnh kêu gọi hỗ trợ xây dựng được 4 nhà công vụ với tổng số tiền hỗ trợ là 290 triệu đồng. (Lao động 18/11, tr5) 

 
 
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
 

1.  Nhiều hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11)

Ngày 17-11, tại Ðại học Huế, lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức gặp mặt hơn 410 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non tiêu biểu trên địa bàn nhằm tri ân những đóng góp của đội ngũ giáo viên toàn tỉnh nói chung và giáo viên mầm non nói riêng trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh; đồng thời lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của giáo viên mầm non để tỉnh có những giải pháp phát triển phù hợp trong thời gian tới. Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã trao hoa và quà tặng 21 giáo viên vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. (Nhandan.com.vn 18/11; Nhân dân 18/11, tr4)

 
 
 

2.  LĐLĐ TP. Huế: Những "đóa hoa" trồng người của xứ Huế

Ngày 17.11, LĐLĐ TP. Huế tổ chức Hội thi “Nét đẹp giáo viên” năm 2019 (tại địa chỉ số 86 Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế).

Hội thi năm nay thu hút 24 thí sinh đến từ 8 cụm Công đoàn giáo dục thuộc LĐLĐ TP. Huế. Các thí sinh tham gia dự thi 3 nội dung: Trình diễn thời trang tự chọn, năng khiếu và ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm.

Hội thi là hoạt động ý nghĩa chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, góp phần bồi đắp tình yêu nghề của đội ngũ nhà giáo. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm của quý thầy cô trong việc thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

Bà Hoàng Thị Như Thanh - Chủ tịch LĐLĐ TP. Huế chia sẻ: "Đây không chỉ là dịp để tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các thầy cô giáo, mà còn là cơ hội để chúng ta thể hiện lòng biết ơn, gửi những lời tri ân tốt đẹp đến tất cả quý thầy, cô - những "đóa hoa" đang ngày đêm làm nhiệm vụ trồng người cho đất nước". (Laodong.vn 17/11) 

 
 
 

3.  Chủ tịch tỉnh nghe giáo viên mầm non 'kể khó'

Nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh TT-Huế, đã có buổi gặp mặt với hơn 400 cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trên địa bàn vào sáng 17/11 để nghe tâm tư, chia sẻ những khó khăn mà đội ngũ này gặp phải trong quá trình công tác.

Đến nay, toàn tỉnh TT-Huế có 206 trường mầm non (186 trường công lập), nhưng có tới 411 điểm trường; với 4.490, cán bộ giáo viên, trong đó, có 3.870 người thuộc biên chế. Tại buổi gặp mặt, 15 cán bộ, giáo viên đã thẳng thắn chia sẻ, nêu tâm tư về những khó khăn mà đội ngũ này gặp phải trong quá trình công tác.

Cô giáo Phan Thị Nguyện đến từ huyện Quảng Điền cho biết, từ khi vào nghề dạy trẻ mầm non đến nay, chị và nhiều đồng nghiệp luôn chịu áp lực về thời gian làm việc, do đặc thù công việc nên luôn trong tình trạng “đi sớm về muộn”, làm việc vượt giờ, bị quá tải về số lượng giờ làm việc. Chị và nhiều giáo viên mầm non mong muốn ngành giáo dục có cơ chế giảm giờ làm cho đội ngũ này, cũng như có chế độ đãi ngộ thỏa đáng nếu làm việc vượt giờ, để giáo viên yên tâm công tác.

"Giáo viên mầm non thường phải làm việc quá giờ quy định, phải trực thêm giờ trưa…", đó là cũng tâm tư của giáo viên Nguyễn Thị Thùy Trang, Trường mầm non Hoa Anh Đào (huyện miền núi A Lưới).

Xung quanh câu chuyện áp lực về thời gian làm việc, giáo viên Nguyễn Thị Phương (huyện Quảng Điền) nêu ra những bất cập về bố trí một nhân viên kiêm nhiệm nhiều công việc tại trường mầm non. Cụ thể, nhân viên kế toán kiêm văn thư, nhân viên y tế kiêm thủ quỹ.

“Đặc thù trường mầm non có bán trú, trẻ được bố trí ăn uống hàng ngày, liên quan vấn đề tiền bạc, nên không thể thiếu nhân viên thủ quỹ. Do một lúc làm nhiều việc, nên nhân viên luôn chịu áp lực về thời gian. Dù họ có cố gắng nhiều, nhưng do áp lực thời gian, nên một số nhân viên không thể hoàn thành được công việc của mình, hoặc hoàn thành thì không thể đạt mức xuất sắc. Lãnh đạo tỉnh cần nhìn vào thực tế này để có chính sách giải quyết phù hợp”, chị Phương kiến nghị.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường mầm non Phong Xuân 1 (huyện Phong Điền), thì kể rằng, nơi trường chị công tác có đến 2 cơ sở giảng dạy nhưng chỉ có mỗi 1 nhân viên bảo vệ làm việc theo chế độ 24/24 giờ, đồng lương thấp chỉ 2,5 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải cho cuộc sống. Với 1 suất bảo vệ như vậy luôn nảy sinh những khó khăn trong công việc khi phải quán xuyến một lúc hai điểm trường. Do đó, chị mong muốn cơ quan chức năng có chính sách tuyển dụng thêm bảo vệ cho nhà trường, hoặc có chính sách đãi ngộ thỏa đáng hơn đối với lực lượng này. 

Trong đội ngũ công tác tại các trường mầm non ở TT-Huế, nhân viên cấp dưỡng là bộ phận chịu nhiều thiệt thòi, với thu nhập thấp, bấp bênh, thậm chí bị nợ lương nếu như nguồn đóng góp của phụ huynh sụt giảm.

Giáo viên Nguyễn Thị Minh Tâm (Trường mầm non Thượng Nhật, huyện miền núi Nam Đông) cho biết, lương nhân viên cấp dưỡng chỉ 3,8 triệu đồng, nhưng thực nhận chỉ 2,8 triệu, vì phải đóng các loại bảo hiểm hết 1 triệu đồng. Khoản tiền chi trả lương cho bộ phận công tác này hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa, thu từ phụ huynh chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số, nên hết sức khó khăn, một khi nguồn thu thấp, thu nhập của nhân viên cấp dưỡng bị ảnh hưởng theo, thậm chí họ bị nợ lương.

Tương tự, giáo viên Phùng Thị Ánh Hồng, Trường mầm non Ánh Dương (thị xã Hương Thủy) và Nguyễn Thị Hằng (Trường mầm non Hương Bình, thị xã Hương Trà) đã thẳng thắn trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở GD&ĐT về những khó khăn về đời sống mà bộ phận nhân viên cấp dưỡng đang gặp phải.

“Thu nhập dành cho nhân viên cấp dưỡng không ổn định khi phải dựa vào nguồn xã hội hóa là đóng góp của phụ huynh. Trường thu nhiều thì trả nhiều, thu ít đành phải trả ít. Thu nhập như vậy rất bấp bênh. Như vậy, chế độ chính sách đối với nhân viên như hiện nay là chưa bảo đảm, thu nhập thấp, dẫn đến sẽ làm việc không lâu dài. Do đó, đề nghị có chính sách đối với bộ phận lao động này, cần hỗ trợ thêm lương cho người cấp dưỡng”, chị Ánh Hồng đề xuất.

Cũng tại buổi gặp mặt này, nhiều giáo viên còn tâm tư về khó khăn trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do gặp phải quá nhiều quy định rối rắm và một phần vì các địa phương chậm triển khai. Giáo viên còn đề nghị có chính sách hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi để giáo viên vùng núi xây dựng nhà ở, bảo đảm công bằng giữa miền xuôi và vùng cao; trong khi, giáo viên thành phố được mua nhà ở xã hội…

Ghi nhận nhiều ý kiến, tâm tư, chia sẻ của giáo viên mầm non, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, giáo dục mầm non là cấp học nền tảng, để các cháu có hành trang bước vào đời, nên những cô giáo, người làm quản lý trong giáo dục mầm non có những đặc thù riêng. “Những ý kiến đóng góp hôm nay đều rất xác đáng và xuất phát từ thực tế, lãnh đạo tỉnh sẽ tiếp thu, nghiên cứu để có những đề án và hỗ trợ kịp thời”, ông Phan Ngọc Thọ cho biết.

Theo ông Phan Ngọc Thọ, thời gian tới, ngành giáo dục cần xây dựng mô hình quản lý nhà trường thật sự đổi mới, lồng ghép nhiều mô hình trường học kiểu mẫu theo hướng trường học hạnh phúc, trường học xanh, trường học thông minh. Việc chuẩn hóa cơ sở vật chất, cần phải ưu tiên xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trang bị hệ thống trang thiết bị dạy học.

Chủ tịch Phan Ngọc Thọ đề nghị các địa phương cần phối hợp cùng ngành giáo dục rà soát lại hệ thống trường mẫu giáo để quy hoạch lại mạng lưới trường học hoàn chỉnh phù hợp đặc điểm vùng miền; tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chế độ chính sách, đãi ngộ phù hợp với cán bộ, giáo viên; nâng cao, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên đáp ứng đổi mới toàn diện giáo dục. "Điều quan trọng là chúng ta làm với cái tâm cho giáo dục và cho con em chúng ta", Chủ tịch UBND tỉnh nhắn nhủ. (Tienphong.vn 17/11; Sggp.org.vn 18/11; Sài gòn giải phóng 18/11, tr6)

 
 
 

4.  LĐLĐ TP Huế: Tổ chức hội thi Nét đẹp giáo viên

LĐLĐ TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày 17-11 đã tổ chức hội thi Nét đẹp giáo viên năm 2019. Hội thi thu hút 24 thí sinh với 3 độ tuổi là dưới 30, dưới 40 và dưới 50 tuổi tham gia. Các thí sinh trải qua 3 phần thi: trình diễn thời trang tự chọn, năng khiếu và ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm.

Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 và góp phần bồi đắp tình yêu nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo; đồng thời nâng cao trách nhiệm của thầy cô trong việc thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực và cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". (Nld.com.vn 18/11; Người lao động 18/11, tr9)

 
 
Y TẾ
 

1.  Chẩn đoán hình ảnh điều trị đột quy

Đó là nội dung được chia sẻ tại hội thảo khoa học: "Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong đánh giá và điều trị đột quỵ" do Bệnh viện (BV) Trung ương Huế tổ chức vào ngày 16/11. Đông đảo bác sĩ khoa cấp cứu, gây mê, hồi sức... ở các BV khu vực miền Trung-Tây nguyên tham gia.

Tại hội thảo, thạc sĩ, bác sĩ Lê Vũ Huỳnh, Phó trưởng khoa Đột quỵ, BV Trung ương Huế giới thiệu tổng quan về bệnh lý đột quỵ và đưa ra phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh hiện đại trên thế giới cũng như các kỹ thuật can thiệp cấp cứu hồi sức để điều trị đột quỵ não cấp hiệu quả, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế cho bệnh nhân.

Bác sĩ Lê Vũ Huỳnh chia sẻ, với bệnh nhân bị đột quỵ, nếu được cấp cứu đúng thời điểm giờ vàng (3 - 4,5 giờ đầu) bằng các thuốc tiêu huyết khối đường tĩnh mạch, hoặc trong cửa sổ 6 giờ đầu áp dụng lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng cứu sống cũng như hạn chế được di chứng càng cao...

Cũng tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Điện quang và Y học hạt nhân Việt Nam trao đổi việc chẩn đoán hình ảnh trong đánh giá, chỉ định điều trị đột quỵ. Đây là phương pháp chẩn đoán chuyên sâu để nhận biết nguyên nhân, phân biệt tình trạng bệnh đột quỵ (chảy máu hay nhồi máu) từ đó đưa ra các chỉ định phù hợp, điều trị cho bệnh nhân hiệu quả.

Theo GS Phạm Như Hiệp, Giám đốc BV Trung ương Huế, đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng hàng hai sau ung thư trên toàn thế giới, đứng hàng đầu về tàn tật ở người trưởng thành, là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình người bệnh, là gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội.  Những năm gần đây, BV Trung ương Huế đã "kích hoạt" quy trình cấp cứu điều trị đột quỵ liên chuyên khoa với phương châm khẩn cấp nhằm thực hiện hai mục tiêu hạn chế hoặc phục hồi các mô não bị tổn thương cấp và ngăn chặn tổn thương sau đột quỵ. Nhờ đó, hàng nghìn bệnh nhân bị đột quỵ đã được cứu sống và không để lại nhiều di chứng nặng nề. (Baothuathienhue.vn 16/11; Quân đội nhân dân 17/11, tr8)

 
 
 

2.  Dịch sốt xuất huyết hoành hành tại miền Trung

Hơn 62.000 người ở miền Trung mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) trong 10 tháng đầu năm 2019, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ. Đáng lo ngại, SXH hiện nay không còn diễn biến theo chu kỳ mà xuất hiện quanh năm, với những diễn biến khó lường khi đã có 8 trường hợp bệnh nhân tử vong được ghi nhận.

BS Trần Quang Hợp, Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên - Huế) thông tin, từ tháng 7 đến nay, số ca mắc SXH tại địa phương tăng hơn 1.000 trường hợp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng số ca mắc SXH cao hơn các năm trước. Đầu tiên là do virus gây bệnh SXH bắt đầu xuất hiện tuýp mới và lưu hành tại nhiều nơi, tăng khả năng gây bệnh cho những người chưa miễn dịch với loại virus này.

Trước diễn biến phức tạp dịch SXH, gần 100 sinh viên trường ĐH Y dược Huế đã phối hợp Trạm y tế xã Hương Vinh (Thừa Thiên - Huế) tổ chức tuyên truyền, vận động người dân diệt bọ gậy. Sinh viên chia từng nhóm đến các thôn đang lưu hành dịch SXH kiểm tra, giám sát các chỉ số bọ gậy, vệ sinh môi trường, thu gom rác, các vật phế thải chứa nước ở khu vực; đồng thời lồng ghép nội dung tuyên truyền vận động giúp người dân nâng cao nhận thức với thông điệp “Không có lăng quăng, bọ gậy là không có SXH”. UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã cấp 900 triệu đồng để hỗ trợ dập dịch SXH. (Sggp.org.vn 17/11)

 
 
 

3.  Bác sĩ “kêu trời” vì bị sử dụng hình ảnh để bán thực phẩm chức năng

PGS Nguyễn Đình Tùng – Phó Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế phản ánh tới báo chí về việc ông bị lạm dụng hình ảnh để quảng cáo.

Theo PGS Tùng ông giật mình khi hình ảnh của mình được xuất hiện trên các trang mạng bán thực phẩm chức năng sản phẩm Tokyo Res 1000 của Công Ty y tế Minh Ngọc và sản phẩm quảng cáo sai hoàn toàn công dụng điều này vô cùng nguy hiểm.

Với quảng cáo “Là liệu pháp tăng cường miễn dịch chuyên biệt cho bệnh nhân ung bướu, được nhập khẩu nguyên hộp từ Nhật Bản, đầu tiên và duy nhất chứa nấm miễn dịch quý hiếm Hanabiratake được lên men bằng công nghệ KLB-1, được Mỹ, Nhật cấp bằng sáng chế.

Nấm Hanabiratake là loại nấm quý hiếm tại Nhật Bản với hàm lượng Beta glucan cao nhất 43% trong các loại nấm ở Nhật Bản. Loài nấm này trong tự nhiên mọc ở độ cao 1000m so với mực nước biển, rất khó tìm và khai thác tự nhiên. Còn 1kg nấm tươi Hanabiratake được nuôi trồng tại các công ty đã có giá thành 3tr, nhưng ít được bán rộng rãi tại Nhật. Và phải 150kg nấm tươi mới sản phẩm được 1kg bột khô. Đây là loại nấm duy nhất được lưu trữ tại bảo tàng thiên nhiên và con người Nhật Bản.

Tokyo Res-1000 có hàm lượng 47.6% Beta-glucan trong 100g trọng lượng thô. Beta-glucan có khả năng kích thích tăng cường hệ miễn dịch bằng cách: tăng cường khả năng tìm, phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư; tăng số lượng tế bào miễn dịch, điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch. Qua đó giúp tăng khả năng ức chế sự phát triển của khối u, tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn ngừa di căn đối với tất cả các loại ung thư.

Điều này hoàn toàn không chính xác, PGS Tùng cho biết theo tìm hiểu của ông sản phẩm này chỉ là thực phẩm chức năng thông thường và việc họ bán hàng là hoàn toàn bình thường nhưng quàng theo danh tiếng của PGS Tùng để bán cho bệnh nhân ung thư là “lừa đảo”.

PGS Tùng lý giải hiện nay Tokyo Res 1000 ngay tại Nhật Bản cũng chưa được coi là sản phẩm điều trị ung thư và ngăn ngừa di căn. Việc mượn hình ảnh chuyên gia bán hàng kèm theo những lời quảng cáo chữa ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư hoàn toàn không đúng.

PGS Tùng cho biết hiện nay trong các hoạt chất điều trị ung thư cũng không có loại nào có thên nấm Hanabiratake. Ông cho rằng cần nghiên cứu thêm giá trị của loại nấm này còn với chức năng chữa ung thư của sản phẩm PGS Tùng hoàn toàn không có ý kiến gì.

Sau khi nhận phản ánh của PGS Nguyễn Đình Tùng, đại diện của công ty Y tế Minh Ngọc cho rằng sự việc xảy ra là đáng tiếc và công ty đang cố gắng xử lý việc nhiều người bán hàng lấy hình ảnh của PGS Tùng và thương hiệu Bệnh viện K trung ương để bán hàng.

Theo đại diện của công ty này, trước đây PGS Tùng có tham dự hội thảo về vai trò của Beta-glucan sau đó được báo chí, truyền hình đưa tin và những người phân phối sản phẩm này đã lấy hình ảnh của PGS Tùng để quảng cáo bán sản phẩm. Tuy nhiên, phía công ty Y tế Minh Ngọc cũng không kiểm soát được vì đây là do những người bán hàng họ tự quảng cáo và mượn hình ảnh.

Về phía công ty, công ty đã ra thông báo tới tất cả các đơn vị phân phối không sử dụng hình ảnh của PGS Tùng cũng như Bệnh viện K để bán hàng và các đại lý phân phối đã gỡ hình ảnh. Tuy nhiên, về “phần ngọn” do được chia sẻ trên mạng xã hội nên cũng rất khó gỡ được ngay mà phải gỡ bỏ dần dần.

Trên website của công ty có hình ảnh PGS Tùng với lời giới thiệu chuyên gia nói về sản phẩm thì phía công ty đã gỡ bỏ. Còn việc hình ảnh mượn danh PGS Tùng trên mạng xã hội thì ngoài tầm với của công ty Minh Ngọc.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết theo quy định trong các thông tư, nghị định, Luật Dược sửa đổi và Luật Quảng cáo đã ghi rõ nghiêm cấm việc sử dụng uy tín, hình ảnh của cơ quan y tế, người bệnh, người nổi tiếng… để quảng cáo cho các sản phẩm thực phẩm chức năng, thuốc.

Nhưng hiện nay do sự chia sẻ, cộng đồng mở của mạng xã hội vô tình các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng vi phạm hình ảnh của của các chuyên gia, bác sĩ, bệnh viện để quảng cáo. Điều này, Cục An toàn thực phẩm biết nhưng cũng rất khó xử lý.

Theo ông Phong trong quá trình thanh, kiểm tra cho thấy, những chiêu thức quảng cáo TPCN đang được các đối tượng sử dụng rất tinh vi trên mạng xã hội, hình thức quảng cáo đa dạng, diễn biến phức tạp. Trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm sẽ kiên quyết làm mạnh, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm nhằm phát hiện những hành vi vi phạm và sẽ xử lý rất nặng.

Đặc biệt, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm trong việc quảng cáo, ghi nhãn mác TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và đưa ra các cảnh báo kịp thời cho người tiêu dùng. (Infonet.vn 16/11)

 
 
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
 

1.  Qua STEM, nắm bắt cơ hội phát triển ngành giáo dục trong 4.0

Trong 2 ngày 15 và 16/11/2019, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Bộ Công Thương phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tập huấn Chương trình Giáo dục STEM cho gần 400 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THPT trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huế.

STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học). Giáo dục STEM là phương pháp tổ chức giảng dạy thực tế tích hợp ứng dụng công nghệ, giúp học sinh rèn luyện tư duy đa chiều, có tính ứng dụng cao bằng giải pháp mắt thấy – tai nghe – tay chạm. Đây là một nội dung phù hợp với xu thế thời đại, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả giáo dục.

Trong buổi tập huấn, các giảng viên HueIC đã tiến hành tập huấn các nội dung: Giáo dục STEM và giáo dục 4.0, STEM - Robotics: Phần mềm ARDUINO IDE, Lập trình Robot điều khiển bằng tay qua Android, Lập trình Robot tự động dò đường.

Thầy Tôn Thất Viễn Tương, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, đây là hoạt động chuyên môn có ý nghĩa, đặc biệt là trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.

Trong thời gian tới, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh sẽ triển khai mạnh mẽ Giáo dục STEM trong các trường Trung học trên địa bàn. Đây là một nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (còn gọi là cách mạng công nghiệp 4.0), để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các lợi thế.

Phát biểu khai mạc, thầy giáo Trần Hữu Châu Giang - Phó Hiệu trưởng HueIC nhấn mạnh, với đội ngũ giảng viên trình độ cao, năng động và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, HueIC sẵn sàng phối hợp với các trường Trung học trên địa bàn trong tất cả các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là công tác tư vấn hướng nghiệp; hướng dẫn các nhóm trong việc thực hiện các đề tài tham gia cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật; bồi dưỡng, nâng cao năng lực giáo viên... (Tapchicongthuong.vn 16/ 11)

 
 
DU LỊCH
 

1.  Thu hút du khách đường tàu biển, tăng nguồn thu từ khách hạng sang

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tập trung nguồn lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó, chú trọng phát triển du lịch tàu biển.

Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ động hơn trong các phương án nhằm hấp dẫn dòng khách “hạng sang” từ cảng Chân Mây lên thành phố Huế tham quan và nghỉ dưỡng.

Cảng Chân Mây tỉnh Thừa Thiên - Huế có vị trí hàng hải quan trọng, được Hiệp hội Du thuyền châu Á lựa chọn là một trong 46 cảng biển xây dựng điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực Đông Nam Á.

Trong những năm gần đây, lượng khách qua cảng Chân Mây tăng ở mức cao, khoảng 35% mỗi năm. Hiện tỉnh Thừa Thiên - Huế đang đầu tư đồng bộ để cảng Chân Mây trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút lượng du khách tàu biển đầy tiềm năng, góp phần tăng nguồn thu cho ngành du lịch của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Chương, Phó Giám đốc, Công ty cổ phần Cảng Chân Mây cho biết, để phục vụ khách tốt hơn, cảng đã xây dựng cơ sở hạ tầng đạt chuẩn như nhà vệ sinh mới, xây thêm nhà bán hàng lưu niệm.

“Chúng tôi đã nâng cấp các nhà bán hàng lưu niệm và chỉnh đốn lại các cơ sở hạ tầng vệ sinh mặt bằng bến bãi cũng như chỉnh trang lại hạ tầng kỹ thuật của cầu cảng để đón tàu khách cở lớn. Hiện nay Chân Mây đang gấp rút triển khai xây dựng biến số 2”, ông Chương cho biết thêm.

Ngoài nâng cấp Cảng Chân mây, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã và đang triển khai nhiều dự án tại các bãi biển như Cảnh Dương, Tư Hiền, Lộc Bình để phục vụ du khách.

Ông Trần Lực, Phó Tổng Giám đốc Saigontourist, Chi nhánh Đà Nẵng, cho biết, từ đầu năm 2019, thị trường khách tàu biển đến Huế có sự chuyển dịch từ khách Trung Quốc sang khách Châu Âu. Hải trình của các hãng tàu biển lớn trên thế giới cũng có sự chuyển dịch sang khu vực Đông Nam Á nhiều hơn. Việt Nam nói chung và cảng Chân Mây nói riêng là điểm dừng quan trọng trong hải trình này.

Số lượng khách trên mỗi tàu cũng tăng mạnh, thay vì chỉ những con tàu nhỏ chở khoảng 800 đến 1.000 khách trên mỗi chuyến thì nay chủ yếu là tàu trọng tải lớn, sức chứa từ 3.000 đến 5.000 khách trên mỗi chuyến.

“Đối với Thừa Thiên - Huế cần phải đầu tư đa dạng nhiều sản phẩm du lịch hơn nữa để đáp ứng ngày càng cao đối với dòng du khách tàu biển này. Bởi vì số lượng khách rất đông nhu cầu của khách cũng khác nhau. Mùa tàu biển cuối năm 2019 đến đầu năm 2020, hiện nay chúng tôi đã cập nhật được 19 chuyến tàu với những công suất rất lớn từ 3.000-5.000 khách cập cảng Chân Mây”, ông Lực nói.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách du lịch đến với Cố đô Huế bằng tàu biển qua cảng Chân Mây. Trong thời gian tàu neo đậu tại cảng, các đơn vị liên quan chủ động phối hợp làm thủ tục đưa khách du lịch lên bờ, tổ chức đưa khách đi tham quan. Tỉnh Thừa Thiên - Huế đang cũng xây dựng cảng Chân Mây và khu vực lân cận thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc Phụ trách Sở Du lịch, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, địa phương tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vui chơi, giải trí trên bờ, đồng thời tăng cường các hoạt động quảng bá sản phẩm du lịch và du lịch tàu biển.

“Sang năm 2020 khi mà cầu cảng số 2 cảng Chân Mây hoàn thành và đưa vào sử dụng, lượng khách chắc chắn sẽ tăng lên. Cho đến thời điểm này thông qua hợp đồng làm việc với cảng Chân Mây thì đã có gần 150.000 lượt khách sẽ đến Huế trong năm 2020. Đặc biệt lượng khách này lượng chi tiêu rất cao”, ông Minh cho hay./. (Vov.vn 17/11)

 
 
MÔI TRƯỜNG
 

1.  Quan trắc môi trường không khí: TP. Huế ít bụi, không khí rất trong lành

Ngày 17.11, Sở Tài nguyên và Môi trường Thừa Thiên - Huế cho biết, tuần qua, đơn vị đã liên tục cập nhật kết quả quan trắc môi trường không khí và kết quả cho thấy không khí ở Huế rất trong lành.

Cụ thể, theo hướng dẫn kỹ thuật tính toán và công bố chỉ số chất lượng không khí Việt Nam (VN-AQI) của Tổng cục Môi trường, chỉ số chất lượng không khí ngày 14.11 (kết quả ở trạm quan trắc tự động đặt tại Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế, số 83 Hùng Vương, TP. Huế) có thông số bụi PM2.5 là 48 (ngưỡng QCVN05:2013/ BTNMT là 50), tức ở mức chất lượng không khí tốt, không ảnh hưởng tới sức khỏe, tự do thực hiện các hoạt động ngoài trời.

Liên tục từ ngày 4 - 13.11, kết quả quan trắc tại TP. Huế đều có thông số bụi PM2.5 dao động từ 35 đến 48, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh).

Với kết quả quan trắc tự động được cập nhật này, Huế là thành phố ít bị ô nhiễm bụi và chất lượng không khí luôn trong lành. (Laodong.vn 17/11) 

 
 
 

2.  Trận động đất xảy ra vào lúc 22 giờ 58 đêm 17-11 tại khu vực huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên-Huế).

Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần-Viện Vật lí địa cầu, cho biết trận động đất 3.3 độ richter ở độ sâu chấn tiêu khoảng 11 km.

Còn theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, người dân cảm nhận được sự rung lắc trong khoảng thời gian rất ngắn. Hiện cơ quan này chưa ghi nhận bất cứ thiệt hại nào do cơn động đất gây ra.

Theo thống kê, kể từ khi thủy điện A Lưới tích nước để đưa vào hoạt động năm 2014 đến nay, tại khu vực xung quanh đã xảy ra nhiều lần rung lắc, trong đó cường độ lớn đo được là 4,7 độ Richter vào ngày 15-5-2014.

Nhằm làm rõ nguyên nhân, vào năm 2016 UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã giao cho Sở KH-CN phối hợp với Bộ KH-CN thực hiện đề tài cấp bộ nghiên cứu động đất tại huyện này. Đến nay, đề tài này vẫn đang được nghiên cứu. (Plo.vn 18/11; Nld.com.vn 18/11)

 
 
GIAO THÔNG - VẬN TẢI
 

1.  Quốc lộ nghìn tỷ nứt gãy, đầy ‘ổ gà, ổ voi’ vẫn thu phí... đều đều

Đầu tư hàng nghìn tỷ đồng và sau vài năm sử dụng, QL1A qua Thừa Thiên – Huế xuất hiện “ổ gà, ổ voi” dày đặc khiến cho nhiều lái xe lưu thông đi qua bức xúc cho rằng, đơn vị đầu tư, vận hành tuyến đường đang “bẫy” các phương tiện tham gia giao thông.

Sau những ngày mưa kéo dài, tuyến đường QL1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế lại xuất hiện nhiều “ổ gà, ổ voi”, bong tróc, hằn lún trên mặt đường dày đặc khiến cho các phương tiện tham gia giao thông gặp khó khăn khi đi lại và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.

Ghi nhận của PV Infonet, từ trạm thu phí Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) cho đến trạm thu phí Bắc Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) nhiều đoạn đường bị hư hỏng nặng, nhiều "ổ voi, ổ gà", bong tróc, hằn lún sâu xuất hiện trên mặt đường.

Bị hư hỏng nặng nhất là đoạn từ ngã ba La Sơn (xã Lộc Sơn) đến hai đầu cầu Truồi (xã Lộc Sơn) và đoạn Đá Dầm (xã Lộc Điền) nhiều “ổ gà” rộng khoảng 30 – 50cm, sâu 5cm trải dài trên mặt đường.

Đặc biệt nghiêm trọng là mặt đường bên trong hầm Phước Tượng xuất hiện nứt gãy, lún bê tông đủ kích cỡ nhiều chỗ và đơn vị quản lý hầm phải cắm biển báo hạn chế tốc độ “đi chậm” cho người tham gia giao thông biết để tránh.

Ngoài ra, phía Nam cầu Truồi (xã Lộc Sơn) bị hằn lún khiến xuất hiện vết nứt kéo dọc theo mặt đường hàng chục mét, các “ổ gà, ổ voi” đã được sửa chữa trước đây cũng đang hư hỏng lại. Bên cạnh đó, từ thị trấn Phú Lộc đến trạm thu phí Bắc Hải Vân cũng bị bong tróc khá nhiều.

Các tài xế đi xe ô tô bức xúc, cứ mỗi lần mưa lại xuất hiện hư hỏng mà chậm sửa chữa khắc phục nhưng vẫn chặn thu phí đều đều. “Các “ổ gà, ổ voi” trên mặt đường là những cái “bẫy”, lái xe không tập trung cao độ sẽ rất dễ xảy ra sự cố ngay, nhẹ là hưng hỏng và nặng thì mất lái rồi gây ra tai nạn” – Anh Nguyễn Quang Hòa, một tài xế xe khách tuyến Huế - Đà Nẵng cho hay.

“Việc xuất hiện các "ổ gà, ổ voi" trên mặt đường QL1A trữ đầy nước trong những ngày mưa, khi tầm nhìn bị che khuất cộng với lưu lượng xe chạy nhiều, đi tốc độ cao và tranh nhau vượt ẩu dễ xảy ra tai nạn cho người đi xe máy lắm" – Ông Trần Văn An, một người dân địa phương trú tại xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc) nói.

Theo tìm hiểu của PV Infonet, từ trạm thu phí Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đến trạm thu phí Bắc Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị hư hỏng thuộc 3 dự án đầu tư nâng cấp mở rộng QL1A đoạn qua tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Cụ thể, đoạn hư hỏng từ trạm thu phí Phú Bài (thị xã Hương Thủy) đến ngã ba La Sơn (xã Lộc Sơn) do Công ty TNHH Trùng Phương (trụ sở TP Đà Nẵng) đầu tư theo hình thức BOT và đang thu phí tại trạm thu phí Phú Bài. Hầm Phước Tượng dài 357m do Công ty Cổ phần BOT Phước Tượng – Phú Gia đầu tư theo hình thức BOT và thu phí tại trạm thu phí Bắc Hải Vân.

Dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 1A tại Km848+875 đến Km890+200 từ xã Lộc Sơn đến thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đang trong thời gian bảo hành dài gần 40km được đầu tư hơn 1.660 tỷ đồng do Ban quản lý dự án 4 (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

Trao đổi với PV Infonet về vấn đề này, ông Ngô Ngọc Đoán - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.6 (Thừa Thiên - Huế) cho biết, tình trạng tuyến QL1A đoạn qua huyện Phú Lộc (Thừa Thiên – Huế) bị bong tróc, hư hỏng đơn vị đã nắm được. Và từ tháng 9/2019 đến nay, đơn vị đã gửi một số văn bản thông báo đến chủ đầu tư nhưng vẫn chưa thấy tiến hành sửa chữa, khắc phục.

“Về chức năng quản lý về mặt Nhà nước, đơn vị chúng tôi thường xuyên đi kiểm tra, khi phát hiện sẽ thông báo ngay cho đơn vị có trách nhiệm”. Hiện nay, tuyến đường tại Km848+875 đến Km890+200 chưa hết thời gian bảo hành nên các sự cố xảy ra như chất lượng, hư hỏng... là chủ đầu tư phải có trách nhiệm giải quyết" - ông Ngô Ngọc Đoán cho biết thêm. (Infonet.vn 18/11)

 
 
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
 

1.  'Hội thánh của đức chúa trời Mẹ' tái xuất tại Huế

“Hội thánh của đức chúa trời Mẹ” (HTCĐCTM) sau thời gian tạm lắng đã “tái xuất” tại địa bàn TT-Huế, với những phương thức, thủ đoạn hoạt động tà đạo tinh vi và biến tướng khó lường.

Công an xã Hương Phong (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) vừa nhận được đơn tố cáo của bà N.T.N về việc T.Đ.H (SN 1993, con trai bà N, cả hai cùng trú xã Hương Phong) bị hai đối tượng lạ mặt lôi kéo, dụ dỗ bỏ nhà đi nhiều ngày và tham gia vào một “hội thánh” tà đạo. Bà N.T.N có gia cảnh đặc biệt, chồng mất sớm, anh T.Đ.H là con út trong gia đình, nhưng từ nhỏ bị bệnh động kinh không làm được những công việc nặng nhọc. Thời gian gần đây, anh H. xin mẹ lên Huế phụ bán quán cà phê, nhưng nhiều ngày sau đó không về nhà, mất liên lạc với gia đình. Một thời gian sau, có người báo với bà N. việc H. tham gia vào HTCĐCTM.

Theo xác minh của công an địa phương, hai đối tượng có hành vi dụ dỗ, lôi kéo anh T.Đ.H tham gia HTCĐCTM là người ngoài địa phương. Đến nay, T.Đ.H đã được đưa trở về nhà và cam kết với công an không tham gia vào “hội thánh” này nữa. T.Đ.H. khai với công an, trong một lần đến chơi tại khu vực bia Quốc học Huế, thanh niên này quen biết hai người kia và đồng ý tham gia “hội thánh”. Nơi T.Đ.H được họ đưa đến và buộc “cắt” liên lạc với gia đình là một căn nhà trên đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, Huế. Tại đây, H. gặp vài người cùng trang lứa cũng tham gia “hội thánh”.

Một trường hợp khác là Q.V (SN 1991, học ngành Y tại Huế). Từ khi còn là sinh viên năm hai, Q.V đã tham gia HTCĐCTM. Đến khi tốt nghiệp ra trường, thay vì làm bác sĩ, Q.V tiếp tục mê muội đi theo “hội thánh” và lôi kéo, rủ rê những sinh viên khóa dưới cùng tham gia nhóm tà đạo. Tương tự, nữ sinh viên N.T.T (hiện học một trường đại học tại Huế) cũng là nạn nhân của HTCĐCTM. Sinh viên T. tham gia “hội thánh” từ đầu năm 2018 từ lời dụ dỗ của một đối tượng lạ. Cứ định kỳ thứ 3 và thứ 7 mỗi tuần, nữ sinh viên T. phải bỏ học đến phòng trọ của các thành viên trong “hội thánh” để nghe truyền đạo. T. phải thường xuyên nộp tiền “dâng lễ” cho “hội thánh”.

Quá trình điều tra, cơ quan công an tại TT-Huế cho biết, HTCĐCTM từng bị cơ quan chức năng trên địa bàn đấu tranh triệt xóa quyết liệt vào năm 2018. Sau một thời gian tạm lắng, đến nay “hội thánh” hoạt động trở lại với các biến tướng và phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

Để tránh bị theo dõi, thành viên “hội thánh” dùng các ứng dụng trên mạng xã hội như Zalo, Facebook để liên lạc với nhau thông qua nhiều cái tên giả mạo. Thành viên “hội thánh” được tổ chức theo nhóm sinh hoạt 3-4 người, họ lập tài khoản giả mạo trên mạng xã hội để liên lạc, chia sẻ các tài liệu có liên quan đến HTCĐCTM. Sau một thời gian ngắn chia sẻ, đăng tải để các thành viên “hội thánh” theo dõi và “học tập”, tài liệu về HTCĐCTM sẽ nhanh chóng bị xóa khỏi ứng dụng mạng xã hội nhằm tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, xử lý.

Mới đây, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an tỉnh TT-Huế đã phát hiện, triệt xóa 6 điểm sinh hoạt HTCĐCTM trên địa bàn, triệu tập các đối tượng liên quan để làm việc, gồm Hoàng Lực (SN 1994, sinh viên tại Huế vừa ra trường), Nguyễn Ngọc Phương (SN 1982), Ngô Thị Quỳnh Vy (SN 1991, cả hai cùng trú TT-Huế), Thiều Văn Hoan (SN 1985, trú Hà Tĩnh), Lê Nghĩa Sự (SN 1981, trú Quảng Bình), Lê Khắc Thắng (SN 1989, trú Bắc Giang), Quách Thị Vui (SN 1993, trú Ninh Bình).

Theo lực lượng an ninh, HTCĐCTM du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có tỉnh TT-Huế, với các hoạt động bất hợp pháp, có những biểu hiện vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục, gây xáo trộn đời sống một bộ phận người dân. Những người tham gia “hội thánh” có chung đặc điểm, họ phần lớn là học sinh, sinh viên, người không có việc làm ổn định, kinh tế khó khăn, thiếu hụt tình thương, tâm lý không ổn định. (Tienphong.vn 18/11; Tiền phong 18/11, tr10)

 
 
 

2.  Công an TP Huế ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự ATGT

Sáng 16-11, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự đô thị (TTĐT), trật tự công cộng (TTCC) trên địa bàn TP Huế.

Thay mặt Ban Chỉ huy Công an TP Huế, Đại tá Hoàng Long, Trưởng Công an TP Huế yêu cầu Công an các đơn vị nghiệp vụ huy động tối đa lực lượng, phương tiện và tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức tuần tra lưu động, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm TTATGT. Qua đó kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT như nồng độ cồn, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, đi không đúng phần đường, làn đường, đi vào đường cấm, đường một chiều, dừng, đỗ không đúng quy định…

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Công an TP Huế chỉ đạo Công an các phường chủ động tham mưu cho Đảng ủy và chính quyền địa phương, huy động cả hệ thống chính trị đồng loạt ra quân giải quyết, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về TTĐT, TTCC tại địa bàn 27 phường, tuyến trọng điểm phức tạp nhằm đảm bảo TTATGT và mỹ quan đô thị trên địa bàn.

Được biết thời gian gần đây, trên địa bàn TP Huế thường xuyên xuất hiện nhiều thanh thiếu niên tụ tập, sử dụng xe mô tô, xe máy “độ” chạy xe nẹt bô, lạng lách, đánh võng. Qua công tác tuần tra, Đội CSGT, trật tự Công an TP Huế đã phát hiện hàng trăm trường hợp vi phạm, tạm giữ nhiều xe mô tô và ô tô các loại. Phần lớn các đối tượng có hành vi như điều khiển xe 1 bánh đối với xe 2 bánh, lạng lách đánh võng, buông cả 2 tay, chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không có giấy phép lái xe, vi phạm nồng độ cồn... đều bị lực lượng CSGT, trật tự Công an TP Huế lập biên bản xử lý nghiêm nhằm đảm bảo TTATGT địa bàn. (Cand.com.vn 16/11; Atgt.vn 16/11)

 
 
 

3.  Công an TP Huế và thị xã Hương Thủy ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự ATGT

Sáng 16-11, Công an TP Huế và Công an thị xã Hương Thủy (tỉnh TT- Huế) tổ chức lễ ra quân đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), trật tự đô thị (TTĐT), trật tự công cộng (TTCC) trên địa bàn TP Huế.

Đợt này, Công an TP Huế huy động tối đa lực lượng, phương tiện tổ chức tuần tra lưu động, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm TTATGT là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT như nồng độ cồn, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, đi không đúng phần đường, làn đường… Công an TP Huế còn đồng loạt ra quân giải quyết, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về TTĐT, TTCC tại địa bàn 27 phường, tuyến trọng điểm phức tạp nhằm đảm bảo TTATGT và mỹ quan đô thị trên địa bàn. (Cadn.com.vn 18/11)

 
 
 

4.  Xây đền thờ trong khu công nghiệp

Một khu đền thờ bề thế hình thành trong đất được UBND tỉnh TT-Huế giao xây dựng nhà máy sản xuất men frit tại Khu Công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang) khiến nhiều người băn khoăn về tính hợp pháp của công trình tâm linh này.

Mới đây, trong khuôn viên Nhà máy sản xuất men frit thuộc Công ty CP Công nghệ Frit Phú Sơn (gọi tắt Cty Phú Sơn, tại Lô CN 17, Khu công nghiệp Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) xuất hiện một khu đền miếu, điện thờ bề thế với kết cấu kiên cố, kiến trúc giả cổ cùng những hạng mục phụ trợ “quy, hạc, đỉnh, vạc” bằng bê tông. “Trước đây, vùng này là đất cát hoang hóa, làm gì có am miếu, điện thờ. Từ khi nhà máy sản xuất men frit xây dựng ở đây, ngôi đền này hình thành bề thế trước mắt mọi người nhưng chẳng thấy ai có ý kiến gì”, một người dân thị trấn Phú Đa cho biết.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nhà máy sản xuất men frit của Cty Phú Sơn xây dựng tại Khu công nghiệp Phú Đa (huyện Phú Vang) đưa vào vận hành từ tháng 8/2019, với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Theo thủ tục giao đất của UBND tỉnh TT-Huế, đây là đất khu công nghiệp có tổng diện tích gần 5ha phục vụ xây dựng nhà xưởng sản xuất men frit, kho bãi, sân đỗ, nhà điều hành, văn phòng, hệ thống xử lý chất thải… Trong thủ tục giao đất không có hạng mục nào dùng làm nơi tổ chức, xây dựng không gian thờ tự tâm linh tồn tại độc lập trong khu công nghiệp như công trình hiện hữu tại nhà máy men frit Phú Sơn.

Điều đáng nói, công trình đền miếu bề thế này được xây dựng ngay gần cổng vào của Nhà máy men Frit Phú Sơn, gần khu nhà văn phòng điều hành, khu hành chính tổng hợp, nhưng không gặp bất kỳ sự cản trở nào của lực lượng chức năng. Trong quá trình tiếp cận để ghi nhận và phản ánh về công trình tâm linh xây dựng trái phép trên đất khu công nghiệp này, phóng viên luôn gặp phải sự cản trở quyết liệt của nhân viên bảo vệ nhà máy.

Theo quan sát của phóng viên, công trình tâm linh này ra đời đã tạo nên sự khác biệt so với những ngôi nhà xây dựng theo kiến trúc hiện đại xung quanh. Ngôi đền thiết kế có hai lớp mái, với chiều cao nổi bật so với những khu nhà khác. Mái đền được lợp bằng ngói liệt màu đỏ, phần dưới mái uốn cong mang phong cách kiến trúc xưa cổ, đỉnh đền thiết trí bình hồ lô sơn son thếp vàng, hai bên vách đền gắn chữ thọ, bên trong đặt các ban thờ…

Nhìn từ bên ngoài hàng rào, rất dễ nhận biết đây là một khu thờ tự độc lập. Theo thông tin xác nhận từ ông Lê Đình Quý Sơn, Giám đốc Cty cổ phần Công nghệ Frit Phú Sơn, đây là công trình thờ Phật.

Liên quan công trình tâm linh xây dựng trong khu công nghiệp thuộc địa bàn Phú Đa (huyện Phú Vang), trao đổi với PV Tiền Phong sáng 16/11, ông La Phúc Thành, Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, cho biết, vừa nhận được thông tin về vấn đề này. “Đây là đất ở địa bàn Phú Đa nhưng lại nằm trong khu công nghiệp, thuộc quản lý của Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, nên trách nhiệm kiểm tra, xử lý thuộc về đơn vị này. Địa phương chỉ là đơn vị phối hợp”, ông Thành cho biết.

Còn khi được hỏi về vấn đề bảo đảm môi trường và ngang nhiên xây dựng công trình tôn giáo trên đất khu công nghiệp, ông Lê Đình Quý Sơn, Giám đốc Cty Phú Sơn, thay vì đi thẳng vào vấn đề kiểm tra, xử lý môi trường và công trình xây dựng trái phép như thế nào, thì vị này lại trả lời lòng vòng và yêu cầu báo chí phải “hỗ trợ doanh nghiệp” (?).

Còn theo ông Nguyễn Đình Bách, Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh TT-Huế, việc xây công trình tâm linh trong khuôn viên Nhà máy men Frit Phú Sơn là chưa có tiền lệ tại các khu công nghiệp ở địa bàn tỉnh này. “Tôi chưa bao giờ nghe đất cấp làm nhà máy trong khu công nghiệp lại được phép xây dựng thêm đền miếu, chùa chiền. Việc này chưa từng xảy ra trên địa bàn. UBND tỉnh sẽ chỉ đạo Ban quản lý các khu kinh tế, công nghiệp tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý ngay”, ông Bách cho biết. (Tienphong.vn 17/11; Baodauthau.vn 17/11; Tiền phong 17/11, tr14)

 
 
 

5.  Điện lực Thừa Thiên-Huế tự ý chặt cây ăn quả trong vườn dân

Với lý do phát quang những cây gần lưới điện nhằm tránh mất điện khi cây va quẹt vào đường dây, nhân viên Điện lực Thừa Thiên-Huế đã tự ý chặt cây ăn quả của người dân tại khu vực đường Lê Ngô Cát (TP.Huế).

Theo phản ánh của gia đình ông Nguyễn Văn T. (trú tại 5/129 Lê Ngô Cát, TP.Huế), ngày 31.10 có một nhóm nhân viên của Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế trong lúc đi kiểm tra đã vào vườn cây ăn quả nhà ông tự ý đốn ngã nhiều loại cây ăn quả mà không thông báo cho gia đình ông biết.

Gia đình ông T. bức xúc rằng đó không phải là lần đầu tiên việc chặt ngã cây xảy ra, trước đó đã bị rồi và gia đình ông T. đã ghi một tấm bảng để ở vườn cây với nội dung “không tự ý đốn cây, hãy gặp chủ nhà”, thế nhưng họ bỏ qua tấm bảng đó, cây trong vườn nhà ông vẫn bị đốn chặt.

Quá bức xúc, ông T. đã phản ánh lên chính quyền thông qua hệ thống Đô thị thông minh, trong đó ông thống kê số lượng và loại cây bị chặt hạ lần này gồm 2 cây vả, 1 cây nhãn, 3 cây sứ và 2 cây bồ kết. Ngay sau khi nhận được phản ánh, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh đã chuyển ngay nội dung và thông tin cho Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế để giải quyết.

Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế thừa nhận nhân viên công ty đã tự ý chặt cây ăn quả của người dân và cụ thể của gia đình ông Nguyễn Văn T. Phía công ty đưa ra lý do: “Sự việc xảy ra trong lúc nhân viên đi phát quang các cây gần lưới điện nhằm tránh mất điện khi cây va quẹt vào đường dây, hạn chế mất điện trên diện rộng”.

Ngày 9.11, Công ty Điện lực Thừa Thiên-Huế đã làm việc với đại diện gia đình ông T. và chính quyền địa phương để thỏa thuận bồi thường số cây đã chặt ngã theo quy định. Cùng với đó, Điện lực cũng đã gửi lời xin lỗi đến gia đình ông T. vì sự tắc trách của công nhân ngành điện lúc làm nhiệm vụ. (Motthegioi.vn 17/11; Nguoiduatin.vn 16/11) 

 
 
 

6.  Cty Frit Phú Sơn tự ý xây dựng miếu thờ trái phép ở Huế: Xử lý thế nào?

Công ty cổ phần Công nghệ Frit Phú Sơn ngang nhiên xây dựng công trình đền miếu, điện thờ trong khuôn viên Nhà máy sản xuất men frit tại KCN Phú Đa. Dư luận quan tâm, nếu công trình trên không được cấp phép sẽ bị xử thế nào?

Công trình đền miếu, điện thờ bề thế mọc lên trong khuôn viên Nhà máy sản xuất men Frit thuộc Công ty cổ phần Công nghệ Frit Phú Sơn tại Lô CN 17, KCN Phú Đa, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế khiến dư luận quan tâm.

Nhà máy sản xuất men frit của Công ty Phú Sơn vừa đưa vào vận hành từ tháng 8/2019, với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng. Trong thủ tục giao đất của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, đây là đất KCN khoảng 5ha dùng để xây dựng nhà xưởng sản xuất men frit, kho bãi, nhà điều hành, hệ thống xử lý chất thải…không có hạng mục thờ tự tâm linh.

Do vậy, việc mọc lên khu đền miếu, điện thờ bề thế với kết cấu kiên cố, kiến trúc giả cổ cùng những hạng mục phụ trợ bằng bê tông cốt thép khiến dư luận đặt câu hỏi về tính hợp pháp của công trình này và nếu công trình không hợp pháp, sẽ xử lý thế nào theo quy định pháp luật?

Trao đổi với PV Kiến Thức về vụ việc trên, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn Luật sư TP Hà Nội dẫn điều 34 Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Cụ thể, công trình tín ngưỡng là những công trình như: Đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ và những công trình tương tự khác.

Công trình tôn giáo là những công trình như: Trụ sở của tổ chức tôn giáo, chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, tượng đài, bia, tháp và những công trình tương tự của các tổ chức tôn giáo, Công trình phụ trợ là những công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, như: Nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.

Luật sư Cường cho rằng, việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình theo quy định nêu trên và những công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo là di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật có liên quan.

“Miếu thờ là công trình tín ngưỡng, phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Luật xây dựng 2014, Thông tư 10/2012/TT-BXD.Trường hợp xây dựng các công trình tín ngưỡng, thờ tự không có giấy phép, sử dụng đất không đúng mục đích thì sẽ bị xử phạt hành chính, bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình vi phạm”, Luật sư Cường cho hay.

Theo Luật sư Đặng Văn Cường, việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng được quy định tại nghị định 139/2017/NĐ-CP của Chính Phủ.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 5, điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì mức xử phạt như sau:

5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Khoản 11. Điều 5 quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

d) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4, khoản 5 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 6 và khoản 7 Điều này.

Luật sư Cường cho rằng, theo quy định của pháp luật nêu trên thì chính quyền địa phương có quyền áp dụng nghị định 139 để xử phạt hành chính đối với công trình xây dựng trái phép này và buộc chủ đầu tư phải tự tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. Trong trường hợp cố tình không tháo dỡ thì có thể cưỡng chế tháo dỡ theo quy định pháp luật.

Luật sư Đặng Văn Cường nêu ý kiến, pháp luật quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, trong khuôn khổ pháp luật, tránh việc lợi dụng tự do tín ngưỡng để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

“Những hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng để gây rối, kích động, gây mất an ninh trật tự hoặc truyền bá tôn giáo trái phép, tuyên truyền những tư tưởng mê tín dị đoan thì sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật”, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết. (Kienthuc.net.vn 17/11)

 
 
 

7.  Bắt quả tang 6 nam nữ phê ma túy

Kiểm tra đột xuất nhà nghỉ Gia Bảo trên đường Hồ Đắc Di (phường An Cựu, TP Huế) lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế phát hiện 6 nam nữ đang phê ma túy.

Theo infonet.vn, ngày 15/11, lực lượng Công an phường An cựu (TP Huế) tiến hành kiểm tra đột xuất nhà nghỉ Gia Bảo (Kiệt 81 đường Hồ Đắc Di, phường An Cựu, TP Huế). Tại phòng 202 của nhà nghỉ, cơ quan công an phát hiện nhóm 6 đối tượng gồm Lê Thúy Hồng Sơn, Văn Hữu Tâm, Lê Viết Quốc, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hoàng Trung Long và Nguyễn Thị Bảo Tứ Tuyền (tuổi từ 19 đến 31, cùng trú tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo nguoiduatin.vn, thời điểm kiểm tra, các đối tượng này đang sử dụng trái phép chất ma túy. Công an thu giữ một gói tinh thể màu trắng, theo lời khai của các đối tượng, là ma túy đá, và một bộ dụng cụ sử dụng ma túy.

Hiện, cơ quan Công an phường An Cựu (TP Huế) đã chuyển giao các đối tượng cùng tang vật cho đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an TP Huế) xử lý theo quy định. (Baodansinh.vn 17/11; Infonet.vn 17/11; Baophapluat.vn 16/11; Seatimes.com.vn 16/11; Đời sống & Pháp luật 18/11, tr3)

 
 
 

8.  CSGT có "duyên" bắt tội phạm

Trong quá trình làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát (TTKS), đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Đại úy Nguyễn Thế Lực - Phó Đội trưởng Đội TTKS số 1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh TT-Huế đã nhiều lần phát hiện, bắt giữ tội phạm và các trường hợp vi phạm pháp luật. Mới đây, vào tối 16-10, tại Km 21 đường tránh Huế, thuộc địa phận xã Thủy Bằng, TX Hương Thủy, tổ công tác do Đại úy Lực phụ trách phát hiện ô-tô BKS 51D- 420.08 chạy theo hướng Bắc - Nam vi phạm Luật Giao thông đường bộ và có nhiều biểu hiện nghi vấn. Với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự tinh tường trong công tác, Đại úy Lực đã bố trí, phân công lực lượng, triển khai các biện pháp nhằm kiểm tra. Quá trình làm việc, lái xe Đỗ Minh Tường (1975) và Lê Văn Thịnh (1975), cùng trú tại Triệu Phong, Quảng Trị và một người đi cùng đã bất hợp tác, quanh co chối cãi, có nhiều việc làm cản trở quá trình kiểm tra của lực lượng CSGT. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Đại úy Lực và tổ công tác đã phát hiện, thu giữ 25.000 gói thuốc lá Jet và Hero, với tổng trị giá khoảng 500 triệu đồng không đảm bảo giấy tờ thủ tục.

Được biết, từ đầu năm 2019 đến nay, trong quá trình làm nhiệm vụ TTKS Đại úy Nguyễn Thế Lực đã trực tiếp, phối hợp Công an các đơn vị, địa phương phát hiện, xử lý 7 vụ việc liên quan đến mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, vận chuyển hàng lậu, xe máy không rõ nguồn gốc, vận chuyển thuốc nổ,…

Đại úy Nguyễn Thế Lực chia sẻ: Quá trình thực hiện nhiệm vụ TTKS, lực lượng CSGT thường xuyên phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương thực hiện công tác phòng, chống tội phạm. Để phòng ngừa, đấu tranh hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông, lực lượng CSGT cần phải có bản lĩnh, sự nhạy bén, vận dụng linh hoạt, uyển chuyển các biện pháp, kỹ năng nghiệp vụ và tranh thủ sự ủng hộ tích cực của người dân.

"Đại úy Nguyễn Thế Lực luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhiều lần lập thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, được lãnh đạo các cấp biểu dương, khen thưởng. Bên cạnh nhiệm vụ chuyên môn, anh còn là một Bí thư chi đoàn năng động, đầy nhiệt huyết. Rất nhiều chương trình "đền ơn đáp nghĩa", thiện nguyện đã được Đại úy Lực triển khai thực hiện hiệu quả, để hỗ trợ vật chất, tinh thần cho những gia đình chính sách, có công với cách mạng và những nạn nhân TNGT… gặp khó khăn trên địa bàn", Thượng tá Hồ Quốc Văn- Phó Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh TT- Huế nhận xét. (Cadn.com.vn 18/11)

 
 
DOANH NGHIỆP
 

1.  Tổ chức khóa học ‘Cấy Nền 07’ xây dựng hệ sinh thái lành mạnh

Sáng ngày 15/11, tại thành phố Huế, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công khóa học “Cấy Nền 07” với chủ đề “Hệ sinh thái trong doanh nghiệp và cộng đồng”.

Tham dự khoa học lần này gồm có các đoàn doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng với GS. Phan Văn Trường (Chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế).

Khóa học giúp các bạn trẻ và các doanh nghiệp xóa bỏ cảm giác xa lạ, ngại ngùng ban đầu, cùng hướng đến những giá trị cốt lõi với mong muốn hình thành nên một hệ sinh thái lành mạnh.

Theo đó, “Cấy Nền 07” được tổ chức dưới format một Study Tour 3 ngày 2 đêm bắt đầu từ ngày 15/11 đến 17/11/2019 với sự hướng dẫn của GS. Phan Văn Trường.

Khóa học “Cấy Nền 07” là hoạt động đào tạo nhằm tạo điều kiện hỗ trợ kiến thức chuyên môn về quản lý điều hành, thương thuyết, nâng cao tầm nhìn và tư duy cho doanh nhân. Tạo sự gắn kết hệ sinh thái doanh nghiệp, khởi nghiệp trên khắp Việt Nam để dần mở rộng đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp và khởi nghiệp.

Khóa học “Cấy Nền 07” không chỉ giới thiệu về hình ảnh doanh nhân, con người và văn hóa Huế mà nó còn tiếp nối và hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phát động.

Hoạt động không chỉ góp phần làm đẹp cho thành phố Huế mà còn góp phần thay đổi ý thức cộng đồng của người dân trên địa bàn tỉnh. (Seatimes.com.vn 17/11)

 
 
TIN VẮN
 

1.  Điểm tin đã đưa

Hai doanh nghiệp khai thác cát lậu bị xử phạt 210 triệu đồng

UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế  vừa xử phạt 2 doanh nghiệp vì những vi phạm trong khai thác khoáng sản cát sỏi tại khu vực dự án Thủy điện A Lin B, huyện A Lưới của Công ty cổ phần Thủy điện Trường Phú. Theo đó, Tổng Công ty Xây dựng Thủy lợi (CTCP) bị UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế xử phạt 120 triệu đồng; Công ty cổ phần Xây dựng 4 bị phạt  90 triệu đồng. (Vov.vn 16/11; Tiền phong 17/11, tr2) 

Trình UNESCO công nhận ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Ngày 16/11, trao đổi với PV, ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, đang xây dựng hồ sơ để trình UNESCO đề nghị công nhận nghệ thuật ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại. (Baotainguyenmoitruong.vn 16/11) 

Bộ Chính trị ghi nhận thành tựu của Thừa Thiên - Huế và Buôn Ma Thuột

Ngày 15/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì họp Bộ Chính trị để cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và Kết luận số 60-KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên. (Công an TPHCM 16/11, tr2) 

Giấc mộng đổi đời và hệ lụy được báo trước

Nằm ở vùng duyên hải miền Trung, Thừa Thiên-Huế là một trong những địa phương có số lượng người xuất cảnh sang Mỹ và các nước châu Âu tăng theo mỗi năm khi Đảng, Nhà nước có các chính sách mở cửa và nhiều cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất, nhập cảnh. Đặc biệt, những năm gần đây, nhiều vùng quê ở các xã ven biển của huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế được biết đến với các tên gọi như “làng Việt kiều”, “làng xuất ngoại”... khi nơi đây có rất đông người dân đi sang các nước Mỹ, Đức, Canada, Australia để lao động, du lịch, thăm thân. Chỉ tính riêng xã Vinh An, huyện Phú Vang với 2.309 hộ dân, hơn 11.000 nhân khẩu thì toàn xã có đến 5.000 người đang định cư, lao động ở Mỹ. (Cand.com.vn 131/1; Gia đình & pháp luật 18/11, tr6)

 
 
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
 

1.  Đầu tư gần 263 tỷ cho khu tái định cư Bắc Hương Sơ

Sáng ngày 16/11, tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, HĐND Thừa Thiên - Huế đã thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía Bắc Hương Sơ (tại khu vực 3 và 4), thành phố Huế.

Dự án có tổng mức đầu tư gần 263 tỷ đồng thuộc dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thừa Thiên - Huế Cái Vĩnh Tuấn, đây là dự án bức thiết nhằm tạo quỹ đất tái định cư giải phóng mặt bằng phục vụ dự án di dời dân cư tại khu vực I Kinh thành Huế nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân về nơi ở mới.

Nhân dịp này, HĐND Thừa Thiên - Huế đã phát động ủng hộ người nghèo thuộc dự án di dời tái định cư, giải phóng mặt bằng Kinh thành Huế. (Daidoanket.vn 16/11; Vietnamplus.vn 16/11; TTXVN 16/11; Reatimes.vn 17/11; Baoxaydung.com.vn 16/11; Công an nhân dân 17/11, tr7)

 
 
 

2.  Hơn 138 tỷ đồng đầu tư xây dựng hệ thống điện

Nhằm nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã phát triển mới, nâng cấp, cải tạo hơn 22km đường dây trung thế, 97km đường dây hạ thế, 58 Trạm biến áp phân phối và lắp đặt mới hơn 42 nghìn công tơ điện tử, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 138 tỷ đồng.

Tại Hội nghị được Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế tổ chức ngày 15/11, ông Nguyễn Đại Phúc – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế thông tin: Hàng năm lượng khách hàng sử dụng điện ngày càng tăng, điện thương phẩm năm 2019 ước đạt 1,79 tỷ kWh, tăng 5,5% so với năm 2018. Nhằm nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã phát triển mới, nâng cấp, cải tạo hơn 22 km đường dây trung thế, 97 km đường dây hạ thế, 58 Trạm biến áp phân phối và lắp đặt mới hơn 42 nghìn công tơ điện tử, với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 138 tỷ đồng.

Nhờ đó, năm 2019 Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ khách hàng như: Tỷ lệ thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt đạt hơn 40%, hiện đại hóa hệ thống công tơ đo đếm điện năng với tỷ lệ gần 90% công tơ điện tử đã lắp đặt, hơn 80% các dịch vụ điện được thực hiện qua môi trường mạng, cung cấp 100% các dịch vụ điện theo phương thức điện tử, tham gia tích cực và có hiệu quả trong hệ thống điều hành đô thị thông minh HUE-S, làm tốt công tác vận động khách hàng tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải điện và phát triển điện mặt trời mái nhà…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Thanh - Giám đốc Sở Công Thương Thừa Thiên - Huế đánh giá cao những kết quả mà Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã đạt được để cùng ngành Công Thương đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Sở Công Thương mong muốn Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế tiếp tục quan tâm triển khai nâng cấp hệ thống đo đếm và hạ tầng điện tại các vùng sâu vùng xa để nâng cao chất lượng cho khách hàng sử dụng điện.

Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến phát biểu của khách hàng liên quan đến các vấn đề trong quá trình sử dụng điện, trong đó các ý kiến đều đánh giá cao nỗ lực của ngành Điện trong việc cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Đặc biệt, khách hàng đánh giá rất cao chất lượng cung cấp điện tại Khu công nghiệp trong năm qua khi hầu như không có sự cố nào xảy ra, ngành Điện cũng thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng lưới điện vào các ngày nghỉ lễ đã tạo điều kiện rất tốt giúp doanh nghiệp hoạt động sản xuất được liên tục và ổn định.

Tại Hội nghị, ông Hà Thanh Long – Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên - Huế đã ghi nhận và cám ơn sự chia sẻ, quan tâm, đồng hành của khách hàng trong thời gian qua. Ngoài ra, ông mong muốn tiếp tục nhận được nhiều hơn nữa sự chung tay của khách hàng trong việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả khi ngành Điện đối diện với thách thức lớn về việc đảm bảo nguồn cung trong những năm tới. (Baoxaydung.com.vn 16/11)

 
 
 

3.  Mô hình hay, điển hình giỏi

Phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” đóng góp quan trọng vào xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Phú Vang.

Sau trận lũ lụt lớn cuối năm 2017, ông Hoàng Văn Nhung (xã Phú Thượng), người nhiều năm “theo” mô hình nuôi cá lồng quy mô lớn, đồng thời kinh doanh cung cấp thức ăn cho tôm, cá trên địa bàn toàn tỉnh, phút chốc tay trắng. Cá chết, lồng bè hư hỏng, bạn hàng lấy thức ăn cho tôm, cá cũng thiệt hại nặng, khiến ông Nhung khó thu hồi vốn.

Trước thiệt hại nặng nề do thiên tai, ông Nhung từng nghĩ đến chuyện từ bỏ nuôi cá lồng cũng như việc kinh doanh. Thế nhưng không thể “gục ngã”, người nông dân ấy “một nắng hai sương”, đứng dậy gầy dựng lại từ đầu.

Ông Nhung bộc bạch, sau thiệt hại, ông cẩn trọng, kinh nghiệm hơn trong chủ động phòng tránh các tình huống thiên tai bất ngờ, bảo vệ thành quả lao động của mình. Bây giờ ông Nhung lại có trong tay 25 lồng cá diêu hồng, cá trắm, cá trê, thu hoạch bình quân 30 tấn cá mỗi năm, lãi ròng khoảng 100 triệu đồng/năm. Việc kinh doanh thức ăn cho tôm, cá cũng đã phát triển trở lại, cho thu nhập cao.

Mô hình nuôi tôm-cua-cá của ông Văn Công Lợi, Đỗ Trọng Tín (xã Vinh Hà); chuyên tôm của hộ ông Lê Văn Thuất (xã Vinh Xuân); chuyên cá của ông Võ Phí Huy (xã Phú Xuân), ông Nguyễn Công Tín (xã Vinh Thanh), Nguyễn Giáo (xã Vinh Phú)…, hàng năm đem lại lãi ròng từ 100-150 triệu đồng.

Bà Trương Thị Vững (xã Phú Diên) lại thành công trong mô hình kinh doanh nông sản. Đây là doanh nghiệp chế biến các loại mắm dưa, mắm đu đủ, mắm cá rò, cá cơm, ruốc, ớt tương, nước ớt, ớt bột…, đưa ra thị trường toàn tỉnh và các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, tạo công ăn việc làm cho từ 30-40 lao động tại địa phương.

“Dựa vào lợi thế, điều kiện tự nhiên của mỗi xã, thị trấn, nông dân triển khai nhiều mô hình phù hợp để phát huy hiệu quả. Mô hình trồng nấm rơm phát triển mạnh ở xã Phú Lương. Mô hình làm hoa giấy Thanh Tiên, trồng hoa ly, trồng các loại rau màu phát triển ở xã Phú Mậu. Ở thị trấn Thuận An phát triển mô hình đội tàu dịch vụ đánh bắt cá xa bờ. Mô hình cánh đồng mẫu giống lúa chất lượng cao Đài thơm 8 tại HTXNN Phú Thượng với quy mô 20 ha, tại HTXNN Phú Lương với quy mô 30 ha; mô hình cánh đồng mẫu lớn lúa chất lượng cao ở xã Phú Hồ… Nhiều mô hình trồng ném, trồng hoa cúc vườn, trồng sen lấy hạt… tại nhiều xã trên địa bàn huyện phát huy hiệu quả. Nhiều mô hình hay, điển hình giỏi đã được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, tạo hiệu ứng trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi”- ông Mai Xuân Hóa, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Vang thông tin.

Toàn huyện Phú Vang có 130 chi hội nông dân trực thuộc cơ sở hội với 23.116 hội viên. Các cơ sở hội đã tiếp cận hơn 75 dự án từ các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông... Năm 2018, ngân sách huyện đã cấp cho Quỹ hỗ trợ nông dân 200 triệu đồng để bổ sung vào nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân, nhằm triển khai các dự án vay vốn từ nguồn quỹ cho các hội viên đầu tư, phát triển.

Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang, từ nhiều chương trình kinh tế trọng điểm, những biện pháp để thúc đẩy, phát triển kinh tế- xã hội của UBND huyện, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển, kinh doanh, trong quá trình SXKD, nhiều hộ nông dân đã tiếp cận kịp thời các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mạnh dạn áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào SXKD, mang lại thành công, hiệu quả kinh tế cao.

Phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi", đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững có sức lan tỏa trên toàn huyện cả bề rộng lẫn chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề và kinh doanh dịch vụ, góp phần quan trọng vào phát triển nông thôn mới. Những năm qua, các hộ nông dân SXKD giỏi đã tạo việc làm tại chỗ cho hơn 3.200 lao động có việc làm thường xuyên và hơn 2.000 lao động có việc làm theo mùa vụ; giúp đỡ vốn, giống và kinh nghiệm sản xuất cho hơn 1.500 hộ nông dân, giúp đỡ 24 hộ nông dân thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo…

Ông Mai Xuân Hóa cho hay: Hàng năm, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện đều tổ chức hội nghị để ký giao ước thi đua và giao chỉ tiêu đăng ký thi đua SXKD giỏi các cấp cho hội nông dân các xã, thị trấn; chỉ đạo các cơ sở hội tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của phong trào để hội viên, nông dân đăng ký thi đua thực hiện. Đồng thời thường xuyên theo dõi, đôn đốc, đánh giá, rút kinh nghiệm, kịp thời đề ra các biện pháp để chỉ đạo phong trào thiết thực, hiệu quả.

Các cấp hội chủ động xây dựng kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ chức các lớp đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao công nghệ kỹ thuật; sinh hoạt câu lạc bộ, giúp đỡ hộ nông dân nghèo làm ăn. Tổ chức tham quan, học tập lẫn nhau; tín chấp cho hội viên, nông dân vay vốn qua các kênh ưu đãi, lập các dự án để xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế..., qua đó góp phần giúp hội viên, nông dân phát triển SXKD, tạo việc làm, tăng thu nhập. (Baothuathienhue.vn 18/11)

Trang-chủ/Điểm-tin-báo-chí?newsdate=18/11/2019&type=0
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.438.091
Truy cập hiện tại 1.619