THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ
1. Thừa Thiên-Huế cấm cán bộ, công chức đi lễ hội trong giờ hành chính
UBND tỉnh quán triệt toàn thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính, trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ.
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng yêu cầu tổ chức lễ hội phải gắn với thực hiện có hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” tại địa phương. (thanhnien.vn 11/1)
2. \Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Nhiệm kỳ qua, công tác Đoàn và phong trào thanh niên Trường cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được chú trọng, ĐVTN ngày càng có ý thức tự giác học tập, rèn luyện, vượt khó học tốt và xung kích tham gia các hoạt động Đoàn, Hội như: “Tiếp sức mùa thi”, “Tình nguyện xanh”, “Xuân tình nguyện”... Nhiều hoạt động được triển khai thiết thực, đi vào chiều sâu.
Trong nhiệm kỳ, có 28 đoàn viên ưu tú vinh được dự đứng vào hàng ngũ của Đảng, 8 sinh viên đạt Sinh viên 5 tốt” cấp tỉnh; tập thể Đoàn Trường hai lần được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn; năm 2019, Đoàn trường cao đẳng Sư phạm đoạt giải thưởng Vừ A Dính, một giải thưởng của Trung ương Đoàn nhằm tôn vinh các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển miền núi và dân tộc.
Nhiệm kỳ 2020 – 2022, Đoàn Trường cao đẳng Sư phạm đề ra một số nhiệm vụ, mục tiêu hành động, trong đó tập trung triển khai phong trào “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp giới thiệu việc làm cho sinh viên, triển khai các phong trào một cách thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ chính trị của nhà trường. (baothuathienhue.vn 11/1)
VĂN HÓA
1. Hào hứng với công viên hoàng mai nở rộ
Dù còn 2 tuần nữa mới đến Tết Nguyên đán Canh Tý, nhưng vườn hoàng mai với nhiều lão mai hàng chục năm tuổi do Trung tâm Công viên cây xanh Huế quản lý đã nở rộ dưới cái nắng vàng.
Ghi nhận của Thừa Thiên Huế Online nhiều ngày qua, những cánh mai vàng đã tạo nên một sắc đẹp giữa bên cạnh đường phố khiến ai đi qua lại cũng ngỡ ngàng, trầm trồ khen đẹp. Nhiều du khách và người dân đã dừng lại vào tham quan, chụp hình. Nhiều nhất là các bạn trẻ, cũng như không thể thiếu những người lớn tuổi, em nhỏ. Ai cũng tranh thủ chọn cho mình một cây hoàng mai nở nhiều hoa nhất để tạo dáng rồi chụp hình kỷ niệm. Cái hay của công viên hoàng mai này đó là mọi người có thể tự do ra vào chụp hình, và ai ai cũng ý thức bảo vệ, không ngắt hoa bẻ cành.
“Đã rất lâu rồi vườn hoàng mai này mới nở rộ đẹp như thế. Thật ra, nếu vườn mai kinh doanh thì đó là điều đáng tiếc, nhưng vườn mai công cộng nở sớm như thế này cũng có cái hay, như báo tết về sớm nên nhiều người rất thích" – chị Nguyễn Thu Quỳnh (32 tuổi, TP. Huế) chia sẻ khi dừng xe lại cùng con chụp hình.
Trong số đó, có những nhóm nhiếp ảnh, những bạn trẻ trong trang phục áo dài truyền thống. Một bạn trẻ cho biết, vườn hoàng mai nở giữa tiết trời nắng đẹp, thành ra chụp vào ảnh rất lung linh. “Vừa đăng ảnh lên facebook, nhiều người đã vào bình luận và hỏi ngay ở đâu, ở đâu?” – Nguyễn Tấn Vinh (24 tuổi, bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh) tâm sự. (baothuathienhue.vn 13/1)
2. Nghe kể chuyện bài thơ “đây thôn Vỹ Dạ”
“Không có cô gái nào khác ngoài cô chèo đò”
Qua một số mối liên kết, chúng tôi tìm về ngôi từ đường họ Hoàng tộc nằm gần cuối hẻm 162 đường Nguyễn Sinh Cung thuộc phường Vỹ Dạ, TP. Huế. Một ngôi nhà theo lối kiến trúc cổ kính pha nét Á – Âu hiện ra trước mắt, một khóm trúc vàng lất phất khiến chúng tôi liên tưởng ngay câu thơ “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Biết chúng tôi đến tìm hiểu về giai thoại của nàng thơ Kim Cúc, ông Hoàng Phước Thiện – người hương khói cho từ đường và cũng là người gọi bà bằng cô (người Huế gọi o) sau một hồi đắn đo mới quyết định trò chuyện.
Dẫn chúng tôi thăm không gian lưu niệm với bức ảnh, ghi chép của con cháu về cô mình được đặt trang trọng một góc trong gian thờ, ông Thiện kể: “Kể ra đọc thơ Hàn Mặc Tử rất hay, nhắc tới ông tôi chỉ nhớ bài “Đây thôn Vỹ Dạ”. Và cũng từ đó, có rất nhiều giai thoại đồn thổi về ông ấy và cô tôi không chính xác”. Trước khi qua đời (1989), bà Kim Cúc đã nhiều lần biên thư gửi những tác giả liên quan đề nghị đính chính những chi tiết không chính xác khi viết về bà và Hàn Mặc Tử.
Theo tư liệu gia đình, năm 1932 nàng thơ Kim Cúc 19 tuổi khi ấy theo cha mình vào Quy Nhơn. Hàn Mặc Tử gặp nàng ở đây bởi vừa gần nhà, vừa thông qua một người bạn là Hoàng Tùng Ngâm – người bà con với Kim Cúc. Thế rồi hai năm sau Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, làm thơ, cho đến năm 1936 khi quay lại Quy Nhơn không bao lâu thì Kim Cúc quy hồi cố hương về lại Huế.
Năm 1939, khi hay tin nhà thơ bệnh nặng đang điều trị bệnh phong ở Quy Nhơn, bà Kim Cúc đã gửi một tấm ảnh kèm lời hỏi thăm sức khỏe nhưng không ký tên, nhờ một người gửi tặng nhà thơ. Vì xúc động, Hàn Mặc Tử đã viết bài “Đây thôn Vỹ Dạ” để tặng lại. Ban đầu bài thơ có tựa đề “Ở đây thôn Vỹ Giạ” nhưng sau đó đã được chỉnh sửa lại, bỏ đi chữ “Ở” và thay chữ “Giạ” thành “Dạ”, nghe vừa văn nghệ, vừa đúng chính xác địa danh.
Tuy nhiên, chỉ vì dựa vào câu thơ đầu tiên “Sao anh không về chơi thôn Vỹ?”, nhà thơ Quách Tấn cho rằng, Kim Cúc gửi vào một phiến ảnh của bà cùng lời cô mời nhà thơ ra thăm thôn Vỹ, tạ lòng tri kỷ Hàn Mặc Tử đã tặng lại bài thơ. Còn Nguyễn Bá Tín – em trai Hàn Mặc Tử thì khẳng định: “Cho tới khi anh đau nặng rồi 1939, chị Cúc còn cho anh một phiến ảnh cỡ 6x9, chị Cúc mặc áo dài lụa trắng như những cô gái Huế thời bấy giờ đứng trong vòm cây xanh mát. Anh làm ngay bài “Đây thôn Vỹ Dạ”.
Thế nhưng, tư liệu gia đình khẳng định, vào tháng 4/1971, bà Kim Cúc đã biên thư gửi Quách Tấn để nói rõ: “Thưa ông, bức ảnh đó chỉ là bức ảnh phong cảnh, chụp ảnh hoàng hôn mua ở phố. Trong ảnh không có cô gái nào khác ngoài cô chèo đò. Cô gái mà ông hỏi đó là do sức tưởng tượng của thi nhân... Ngoài trừ bức ảnh phong cảnh đó và bài thơ “Đây thôn Vỹ Dạ” thì Tử và tôi không có thư từ gì cho nhau nữa cả”.
Nhiều tình tiết hư cấu
Từ những tư liệu đó, ông Hoàng Phước Thiện kể tiếp, vì những điều chưa rõ ràng, khiến người yêu văn chương xa gần hiểu nhầm nên người chị họ của ông là bà Hoàng Thị Quỳnh Hoa sống ở Mỹ, đã quyết định làm một cuốn sách, với rất nhiều tư liệu mới xoay quanh bài thơ để “giải oan” cho cô mình.
Theo bà Hoa, câu chuyện ngày xưa ấy không có gì ly kỳ, bí ẩn nhưng nhiều nhà văn, nghệ sĩ đã quyết tâm “tiểu thuyết hóa” mối tình của thi nhân với cô gái đất Thần kinh xinh đẹp. Họ đặt nhiều tình tiết hư cấu, ly kỳ, éo le để dệt nên một trang tình sử bi ai, sầu thảm với mục đích kích thích trí tò mò độc giả. Chỉ đến khi Hàn Mặc Tử qua đời, thông qua một vài người, bà Kim Cúc tỏ lòng cảm kích, ngậm ngùi nhưng cũng khẳng định bằng những câu cảm tác: “Anh để cho đời nguồn cảm hứng/ Người người truyền tụng mãi hăng say”.
“Cô tôi rất trân trọng mối chân tình của thi sĩ. Cô cất kỹ những gì Hàn Mặc Tử gửi lại cho cô. Cô thu thập những tài liệu về thi sĩ, và trân trọng gìn giữ…”, bà Hoa nhớ về người cô của mình và cho biết, năm 1988 cô Kim Cúc đã viết thư cho người anh trai (ba bà Hoa), đại ý rằng: “Câu chuyện đã xảy ra trên 1/2 thế kỷ rồi, em cũng tưởng cứ im lặng cho nó qua đi, vì câu chuyện đã thuộc về dĩ vãng. Không ngờ mấy năm sau, những mẩu chuyện không đúng sự thật vẫn được nhắc lại…”. (baothuathienhue.vn 12/1)
3. Đoàn làm phim “Mắt biếc” trở lại Huế sau doanh thu lớn
Theo nguồn tin từ phía nhà phát hành Galaxy, “Mắt biếc” đã cán mốc doanh thu 150 tỷ đồng tính đến 5/1/2020 sau 18 ngày công chiếu. "Mắt biếc" hiện xếp thứ tư trong danh sách phim Việt ăn khách nhất mọi thời đại, sau "Hai Phượng", "Cua lại vợ bầu" và "Em chưa 18" đến thời điểm này.
Chia sẻ với các khán giả và báo giới, đạo diễn Victor Vũ cho hay, anh rất xúc động khi biết có những bạn trẻ Huế xem phim đến lần thứ hai, thứ ba. “Từ khi phim ra mắt, ê kíp rất muốn trở lại Huế và sẽ có thêm những câu chuyện tiếp theo sau "Mắt biếc". Cảm ơn mọi người dành nhiều sự quan tâm và ủng hộ cho bộ phim này”, anh nói.
Đón các thành viên ê kíp tại trụ sở UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định cảm ơn đoàn đã góp phần quảng bá rộng rãi vẻ đẹp Huế. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định, từ “Mắt biếc”, tỉnh sẽ có định hướng trong hướng đầu tư, phục hồi phố cổ Bao Vinh cũng như sát cánh, tạo điều kiện cho các đoàn làm phim khi chọn Huế làm bối cảnh. Trước đó, Sở Du lịch, các hãng lữ hành, lãnh đạo các địa phương đã làm việc, khảo sát, kết nối tour tuyến và quảng bá nhiều điểm đến trong phim.
Không chỉ “Mắt biếc”, năm 2019 Huế trở thành bối cảnh chính của hai bộ phim khác sắp ra rạp. Năm 2021, Liên hoan phim lần thứ 22 sẽ tổ chức tại Huế. Đây sẽ là cơ hội cho việc xúc tiến quảng bá hình ảnh Huế qua phim ảnh thời gian tới. (baothuathienhue.vn 11/1) (motthegioi.vn 12/1)
4. Công bố giá vé xem các chương trình nghệ thuật tại Festival Huế 2020
Theo đó, có 5 chương trình sẽ có bán vé. Cụ thể, chương trình nghệ thuật khai mạc: 200.000 đồng/vé; lễ hội Áo dài: 150.000 đồng/vé; chương trình nghệ thuật diễn ra hàng đêm tại Đại Nội: 100.000 đồng/vé; chương trình nghệ thuật hàng đêm tại cung An Định: 50.000 đồng/vé và chương trình bế mạc: 150.000 đồng/vé.
Với khách đi theo đoàn trên 15 người và có hướng dẫn viên đi kèm thì hướng dẫn viên được miễn vé xem các chương trình biểu diễn; trẻ em có chiều cao dưới 1,2 mét được miễn vé. (baothuathienhue.vn 13/1)
XÃ HỘI
1. Chỉnh trang đô thị đón tết
Điểm nhấn hai bờ sông Hương
Chuẩn bị đón Tết Canh Tý, thành phố đầu tư 37 tỷ đồng cho công tác chỉnh trang đô thị, trong đó đầu tư 11 tỷ đồng cho việc chỉnh trang công viên (CV) Thương Bạc. Đây là một trong 4 CV lớn nhất TP. Huế nằm giữa cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân thuộc bờ Bắc sông Hương. Tại đây, mỗi dịp tết thường diễn ra hội chợ với các trò vui xuân. Đây cũng là một trong những không gian cho các hoạt động trong các dịp lễ hội. Chỉnh trang CV Thương Bạc có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo địa điểm vui chơi giải trí cho người dân thành phố và làm mới không gian văn hóa công cộng. Công tác chỉnh trang đến nay đã hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống sân, đường đi bộ dọc sông Hương.
Ngoài chỉnh trang các CV hai bờ sông Hương như Thương Bạc, Tứ Tượng, Lý Tự Trọng, Phú Xuân, thành phố đã đầu tư 10 tỷ đồng hoàn thiện tuyến đường dạo bộ khu vực phía Bắc dọc sông Hương. Với chiều dài 2km, tuyến đường nối từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên và thi công hệ thống điện chiếu sáng dọc hai bờ sông Hương, dự kiến công trình sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2020. Cùng với cầu đi bộ bằng gỗ lim dọc sông Hương được khánh thành đầu năm 2019, công trình sẽ mở rộng không gian văn hóa, tập trung các hoạt động vui tết, đón xuân.
Những ngày này, Trung tâm Công viên cây xanh Huế đang tập trung nhân lực, vật lực, phương tiện chỉnh trang, làm đẹp thành phố. Với không gian bên bờ sông Hương vốn đã rất đẹp, Hội xuân Tết Canh Tý 2020 với chủ đề “Huế Xuân” sẽ có nét đặc trưng riêng, tạo điểm nhấn thu hút người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán.
Các hoạt động mừng tết, mừng xuân mới cũng được tổ chức tại các tuyến phố đi bộ Võ Thị Sáu, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cầu đi bộ trên sông Hương. Cũng trong dịp Tết Canh Tý, trên địa bàn TP. Huế sẽ tổ chức thêm một số đường hoa xuân.
Bia Quốc Học sẽ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào đón năm mới Canh Tý. Theo kế hoạch, sẽ có chương trình 3D mapping, “trình chiếu ánh sáng laser tương tác kỹ thuật số trên sông Hương” đêm 30 Tết Canh Tý 2020.
Cho Huế thêm xanh
Năm 2019, thực hiện đề án Ngày Chủ nhật xanh của UBND tỉnh, toàn thành phố thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường. Trong đó tập trung chỉnh trang, dọn dẹp khu vực hai bên bờ sông Hương và các CV, điểm xanh; bóc tách các biển quảng cáo tại các tuyến đường trung tâm thành phố. Cùng với CV Thương Bạc, các CV trong thành phố cũng được đầu tư lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng.
Trên địa bàn TP. Huế hiện có khoảng 18.000 bóng đèn chiếu sáng đường phố, CV và những điểm công cộng. Hệ thống chiếu sáng này do Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế phối hợp Trung tâm Công viên cây xanh Huế quản lý, vận hành. Thời gian qua, thành phố đã lắp đặt thay thế khoảng 4.000 bóng đèn led nhằm tăng hệ suất chiếu sáng và tiết kiệm điện năng. Tuy vậy, hiện toàn thành phố vẫn còn hơn 12.000 bóng đèn cần thay thế, khoảng 5.000 bóng cần lắp đặt mới để tăng chiếu sáng các khu vực CV, dọc 2 bờ sông Hương và các điểm dân cư mới.
Đáng chú ý gần đây là việc triển khai chỉnh trang cáp viễn thông treo cột điện tại 16 tuyến đường trên địa bàn TP. Huế. Khởi động từ 11/2019, với kinh phí 1,8 tỷ đồng, đến cuối năm 2019, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã chỉnh trang xong 13 tuyến đường, bao gồm Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Thái Phiên, Bạch Đằng, Lý Thái Tổ… Trong tháng 1/2020, tiếp tục chỉnh trang 3 tuyến đường còn lại, là Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo và Chi Lăng.
Thực hiện Chỉ thị số 42 của Tỉnh ủy về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, UBND TP. Huế chỉ đạo Phòng Tài nguyên môi trường thành phố phối hợp với các phòng ban và 27 phường tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra rà soát các điểm mất vệ sinh để có phương án dọn dẹp. Trong đó, tích cực vận động, tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đổ rác và đốt vàng mã đúng nơi quy định. Cùng với đó là tổng vệ sinh làm sạch, đẹp khu vực trong và trước công sở, đường phố và tại các gia đình; trang trí khẩu hiệu, cờ hoa, băng rôn, áp phích tại các điểm công cộng...
Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế Nguyễn Việt Bằng, nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường chuẩn bị Tết Canh Tý, hiện không cấp phép sử dụng vỉa hè, đào vỉa hè, đào đường trên địa bàn thành phố. Đồng thời đẩy nhanh các dự án chỉnh trang khu vực trung tâm thành phố; đôn đốc các nhà thầu hoàn trả mặt bằng các dự án chuyển tiếp từ năm 2019 nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị khi lưu lượng người qua lại đông đúc dịp giáp tết. (baothuathienhue.vn 13/1)
2. Xông xênh đón tết
Chỉ khác chỗ là mỗi năm, nhà mốt lại thay đổi một hoặc nhiều xu hướng mới. Ví như cách đây mấy chục năm chuộng tóc xanh, tóc đỏ cùng phong cách cầu kỳ, về sau lại ưng chút nâu vàng sáng, điểm nhẹ vài đường ánh bạc... giờ lại hoàn toàn bị thu phục bởi màu tóc đen, nâu tự nhiên, kết hợp với áo quần, phụ kiện đơn giản. Công cuộc mua sắm, làm đẹp đợt này không chỉ thu hút phái nữ mà còn cả phái nam, ở mọi độ tuổi. Nhìn không khí mua mua, bán bán, sắm sắm, sửa sửa lúc này mới thấy, thực sự là tết đã gần kề.
Từ giữa tháng 11 đầu tháng 12, tức khoảng thời gian đợt sale Black Friday bắt đầu, không chỉ các hãng lớn nhỏ, trong nước, ngoài nước đồng loạt giảm giá, các hàng quán, cửa hàng cũng lũ lượt giăng banner sale shock 50 – 70% và lên các kệ hàng mới phục vụ cho nhu cầu lễ, tết. Những cung đường lớn như Bà Triệu, Hùng Vương lúc này nhộn nhịp hẳn. Không khí chào đón năm mới theo từng đợt khói xe, tiếng ồn ào của khách hàng, chủ tiệm cứ thế về tự bao giờ.
Để có một cái tết “mới”, áo quần, giày dép, phụ kiện mới làm điều không thể thiếu. Năm nay, người Huế, đặc biệt là giới trẻ dần trở nên “quay cuồng” với phong cách tối giản, hay có thể nói là hoài cổ một chút, nên lúc này phong cách áo dài cách tân hiện đại quá thể cũng dần nhường chỗ cho kiểu dáng cổ điển vừa phải. Các kiểu mẫu chất chơi năm nay ít dần đi, thay vào đó là áo vest, đồ tây cách điệu đúng mực để người mặc vừa trở nên sành điệu, sang trọng nhưng vẫn bộc lộ rõ nét trẻ trung mà không “trẻ trâu” để mọi người vẫn hay chỉ chỏ và bàn tán. Áo quần ôm form cũng rộng rãi hơn, màu sắc bắt đầu chuyển sang những gam trung tính như be, nâu, đen, trắng, miễn đơn giản là được. Thời trang mới không cần nhiều chi tiết mà chỉ tập trung tôn lên đường nét cơ thể thật là đẹp, thế là ổn.
Năm nay đông muộn, ít mưa nên đã gần những ngày cuối năm, các đợt nắng dù ướp chút gió lạnh vẫn đang ngập tràn, len lỏi vào từng ngõ ngách, hắt qua cửa kính bóng loáng của các cửa tiệm làm bật lên những mẫu hàng mới mà các ông, bà chủ nhập về để chiều lòng “thượng đế”. Dù đông có khi sẽ không “chín” đủ độ như các năm trước, nhưng tại nhiều cửa hàng, len, dạ, lông ấm đều đủ size và đa dạng mẫu mã. Đặc biệt, các kiểu áo lông năm nay dường như trở thành xu hướng nên được biến tấu với nhiều kiểu dáng, giá cả từ 400.000 – 500.000 cho đến vài triệu đồng để phù hợp từng lứa tuổi và từng khả năng kinh tế.
“Các cô trung niên thường chuộng áo lông mềm màu sậm với độ dài gần gối. Những mẫu này sẽ giúp họ vừa đủ ấm, mà trông lại sang chảnh. Trong lúc đó, giả lông cừu, lông thú với độ dài vừa phải, thêm túi đi kèm cùng bộ hoặc được đơm hàng nút ngọc to bản sẽ được lòng các cô nàng hơn”, Nguyễn Thị Bình – một bà chủ chuyên nhận order và bán hàng thời trang có sẵn tại Huế chia sẻ.
Bởi hầu bao cũng không cố định, lúc dày lúc mỏng khác thường nên năm nay thay vì lựa chọn những mặt hàng thời trang nhiều chi tiết, cách điệu khó kết hợp, không chỉ phái nữ Huế, thanh niên trai tráng đoạn này cũng ngó nghiêng nhiều hơn những lựa chọn “đa di năng” để thích hợp diện cho cả ngày lễ và ngày thường. Chuyện này được cô gái vừa tròn 18 thao thao bất tuyệt sau buổi coffee cùng bạn bè minh chứng rõ ràng: “Mấy đứa con trai lớp em bảo năm nay không mặc sơ mi nữa, chọn mua áo phông, quần jean cho tiện. Mấy kiểu sơ mi nhường cho các ông anh ở nhà, họ mặc được nhiều hơn mình”.
Ngày trước, nếu việc làm đẹp chỉ được tiến hành sát tết vài ngày, thậm chí là vài giờ để vẻ bề ngoài trông hoàn hảo nhất, nay công cuộc “tút tát” của anh, chị, em, cô, dì, chú, bác ngày càng sớm hơn cả. Bởi cả hai phái đều tin tưởng rằng “thôi thì làm sớm để nếu sai thì còn sửa được”.
Là tôi cũng muốn nói về dịch vụ làm đẹp, kiểu như trị mụn, rỗ, lăn kim, phi kim, hay phẫu thuật thẩm mỹ, làm đẹp chuyên sâu lên ngôi, thời gian cho mỗi liệu trình thường kéo dài tầm 2-3 tháng. Nhiều dịch vụ tuy chỉ thực hiện chừng 2 tiếng đổ lại, song phải mất cả tháng để các đường nét trở nên tự nhiên nên đến lúc này, ai mới bắt đầu làm đẹp đã được gọi là hơi muộn. Trong một cuộc tư vấn với Tình Tâm – chủ spa Tâm Ngô, cô chủ trẻ còn tận tình tính toán, ước chừng cụ thể cho liệu trình của mỗi khách hàng để đảm bảo những ai “gửi gắm mặt tiền vào tay” chắc chắn sẽ lung linh khi mùa tết đến.
Độ chừng gần tháng nữa là lễ đến, nhiều cửa hàng may mặc đã bắt đầu đăng thông báo ngưng nhận hàng vì quá tải. Ngày mà trên trang chủ facebook ngập tràn quảng cáo hàng mới về và giảm giá đủ loại, đến các cửa tiệm đông chật cứng người lựa, người mua, không khí tết thực sự đã gần chạm đến đích. Ba ngày tết, bảy ngày xuân lúc này không chỉ còn là những hối hả chuẩn bị sắm sửa, bày mâm dọn cúng nữa mà đã thêm vào những háo hức của sửa soạn cho riêng mình. (baothuathienhue.vn 12/1)
3. Người lao động thành phố Huế hào hứng với “Tết Sum vầy”
Tham dự có các ông: Nguyễn Thái Sơn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nguyễn Nam Tiến, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh.
Các hoạt động trong Chương trình "Tết Sum vầy” năm nay được LĐLĐ tỉnh triển khai theo hướng đảm bảo phúc lợi về vật chất, tinh thần, chính trị cho đoàn viên và người lao động. Nổi bật là 23 gian hàng giảm giá và "Gian hàng không đồng” cung cấp các sản phẩm mứt, bánh, nhu yếu phẩm dịp tết... Tất cả đều do các cấp công đoàn vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ và đoàn viên đóng góp.
Bên cạnh đó, chương trình còn tổ chức các hoạt động thi nấu cơm “Hành quân thần tốc", thi kéo co, chạy tiếp sức ghép tranh và hội diễn "Bài ca dâng Đảng"… tạo không khí sôi nổi cho ngày hội; sân chơi bổ ích để đoàn viên, người lao động có cơ hội giao lưu, học hỏi.
Được biết, thành phố Huế là điểm dừng chân thứ 3 của Chương trình "Tết Sum vầy, mừng xuân - ơn Đảng" năm 2020 sau huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông. (baothuathienhue.vn 12/1)
4. Huế: Rộ chương trình khuyến mãi 'đưa khách sử dụng rượu bia về tận nhà'
Nghị định 100 của Chính phủ bắt đầu được lực lượng CSGT đưa vào áp dụng xử phạt từ ngày 1.1.2020 đã phát huy tác dụng lớn, khi phần lớn người dân đã bắt đầu ý thức được việc “đã uống rượu bia thì không lái xe”. Kéo theo đó, trong hơn 10 ngày qua, doanh số của các nhà hàng, quán ăn có dấu hiệu tụt dốc không phanh. Những khu vực vốn nhộn nhịp tại TP.Huế như khu phố đi bộ, khu Kiểm Huệ, bờ hồ Trái Tim, TL10, đường Trịnh Công Sơn... nay trở đìu hiu hơn bởi lượng khách giảm đi rõ rệt.
Tìm hiểu ý kiến từ các chủ nhà hàng quán ăn trên địa bàn TP.Huế, có thể thấy được hầu hết đều ủng hộ chủ trương xử phạt nặng đối với những người điều khiển phương tiện trong tình trạng say xỉn. Tuy nhiên, theo nhiều người, mức phạt quá nặng kể cả đối với những người sử dụng ít rượu bia vì mục đích giao tiếp cũng nên được cân nhắc lại.
Một chủ quán ăn trên đường Hải Triều, TP.Huế cho biết: “Trong hơn 1 tuần qua lượng khách giảm đi rất rõ, chúng tôi lường trước được điều này và cũng ủng hộ việc phạt nặng để tránh xảy ra tai nạn, nhưng theo tôi các mức phạt cao ngất ngưởng trên chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp đã say xỉn không còn kiểm soát được hành vi”.
Để giữ chân khách hàng, không còn cách nào khác, nhiều nhà hàng lớn tại TP.Huế đã bắt đầu triển khai dịch vụ miễn phí đưa khách hàng cùng phương tiện giao thông về nhà sau khi khách hàng có sử dụng rượu bia.
Trung tá Nguyễn Hoàng Vũ, Đội trưởng Đội CSGT - Trật tự, Công an TP.Huế cho biết về cơ bản số trường hợp vi phạm về nồng độ cồn trên địa bàn TP.Huế đã giảm rõ rệt. Trong những ngày đầu ra quân kiểm tra, xử lý các hành vi vi pham Luật Giao thông đường bộ theo Nghị định 100, đơn vị đã lập biên bản xử phạt 16 trường hợp, trong đó có 13 xe máy; 3 xe ô tô do vi phạm nồng độ cồn, tổng số tiền xử phạt 139 triệu đồng.
Đáng chú ý, có 1 trường hợp bị lập biên bản xử phạt hành chính 35 triệu đồng; bị tước giấy phép lái xe 23 tháng do điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn 0,666 mg/lít khí thở, vượt mức cao nhất trong khung xử phạt vi phạm nồng độ cồn quy định tại Nghị định số 100.
Kể từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực, số ca nhập viện vì tai nạn giao thông đã giảm hẳn. Chỉ tính riêng từ ngày 1 đến 9.1, bệnh viện tiếp nhận 104 ca tai nạn giao thông, trong đó chỉ có 5 ca liên quan đến bia rượu. (motthegioi.vn 11/1)
5. Sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích
Đó là một trong những lưu ý vừa được Chủ tịch UBND tỉnh ban hành trong công văn gửi đi các cơ quan trên toàn tỉnh nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2020 và các năm tiếp theo.
Công văn này còn quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội do cơ quan tổ chức lễ hội mời, được giao thực thi nhiệm vụ).
Tại các lễ hội, không để xảy ra các hành vi phản cảm, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Công tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn đảm bảo được tiến hành trang trọng, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả.
Hạn chế đốt vàng mã, không thả đèn trời, không trang trí đèn lồng có chất liệu gây hại cho môi trường, không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Việc tổ chức lễ hội phải gắn với thực hiện có hiệu quả phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, đảm bảo môi trường xanh - sạch - sáng, xây dựng môi trường lễ hội, du lịch ngày càng văn minh, thân thiện, tích cực.
Cùng với đó, các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép. Không để việc tổ chức dâng sao giải hạn biến tướng thành dịch vụ mang tính trục lợi, ảnh hưởng đến nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo đông người tại lễ hội để tuyên truyền, quảng bá các hoạt động có dấu hiệu tà đạo, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, vi phạm quy định về thực hiện nếp sống văn minh.
Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh và có biện pháp xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật như trộm cắp, cờ bạc, trò chơi mang tính cờ bạc trá hình... tại các lễ hội... (baothuathienhue.vn 10/1)
6. Xứ Huế bất ngờ bội thu… hoa
TPO - Hàng triệu cây hoa đủ chủng loại ở "thủ phủ" hoa Tết Phú Mậu (huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) sẽ rời đồng đất chân quê để "đổ bộ" lên thành phố Huế, góp thêm sắc Tết hương Xuân cho vùng đất cố đô này. Năm nay, thời tiết nắng ấm, ít mưa nên Huế bội thu hoa Tết một cách bất ngờ, nông dân đạt doanh thu 150-160 triệu đồng/1ha hoa. (tienphong.vn 12/1)
7. Một tài xế taxi may mắn trúng thưởng ô tô Toyota Vios
Lái xe Lê Văn Nam (SN 1961, trú tại Thừa Thiên - Huế) có thâm niên 10 năm lái xe taxi Vinasun đã may mắn trúng thưởng chiếc xe Toyota Vios 1.5G CVT 2019 trị giá 540 triệu đồng (chưa VAT) tại buổi trao giải ngày 9/1 vừa qua.
Theo công ty Vinasun, đơn vị trao giải thưởng cho lái xe Lê Văn Nam, cho biết: Trong 10 năm lái taxi Vinasun anh Lê Văn Nam từng đoạt giải “Bảo quản xe tốt - lái xe an toàn” của công ty và được nhiều khách hàng khen ngợi vì thái độ nhã nhặn, vui vẻ khi phục vụ khách hàng.
Vui mừng khi nhận được giải thưởng, lái xe Lê Văn Nam chia sẻ: “Nhận giải thưởng này, gia đình tôi rất mừng. Tôi luôn tâm niệm khi đã chọn nghề lái xe taxi, mỗi tài xế phải tận tâm, trung thực, cẩn thận an toàn. Khi đã chọn nghề này thì phải năng rèn luyện tay nghề cũng như giữ gìn đạo đức nghề nghiệp”.
Đây là giải thưởng trong chương trình thi đua mang tên “Lái xe tranh tài - Xế hộp trao tay” dành riêng cho lái xe Vinasun đợt 1 diễn ra từ ngày 3/10 - 25/12/2019 (12 tuần).
Để được nhận vé tham gia quay số, các lái xe chỉ cần đạt các tiêu chí đơn giản như: Lái xe giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tâm, luôn chấp hành tốt nội quy - quy chế và quy trình Vinasun App. Luôn đạt chuẩn về doanh thu, tự giác trả lại tài sản bỏ quên cho khách hàng, giữ xe sạch đẹp, được khách hàng chấm điểm 4 hoặc 5 sao qua App... Mỗi lái xe phấn đấu tốt, đạt các tiêu chí có thể được tặng tối đa 20 vé tham gia quay số 1 tuần, cơ hội trúng thưởng sẽ cao hơn.
Chương trình này sẽ được tiếp tục đợt 2 trong vòng 12 tuần (từ 6/2 đến 29/4/2020) và giải thưởng sẽ có giá trị cao hơn. Cụ thể, giải đặc biệt của đợt 2 “Lái xe tranh tài - Xế hộp trao tay” là 1 xe Toyota Innova 2.0G AT - 2019 trị giá 850 triệu đồng. (atgt.vn 12/1)
8. Tặng 80.000 suất quà, trị giá 10 tỉ đồng để “Tất cả đoàn viên đều có Tết"
Dịp này, Ông Nguyễn Thái Sơn - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Nguyễn Nam Tiến - Uỷ viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; bà Nguyễn Thị Ái Vân - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đến chung vui cùng đoàn viên, người lao động.
Các hoạt động trong Chương trình "Tết Sum vầy” năm nay được LĐLĐ Thừa Thiên - Huế triển khai theo hướng đảm bảo phúc lợi về vật chất, tinh thần, chính trị cho đoàn viên và người lao động.
Nổi bật là 23 gian hàng giảm giá và "Gian hàng 0 đồng” cung cấp các sản phẩm mứt bánh, nhu yếu phẩm dịp tết... Tất cả đều do các cấp Công đoàn vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm hỗ trợ và đoàn viên đóng góp.
Ngoài ra, chương trình còn tổ chức các hoạt động thi nấu cơm “Hành quân thần tốc", thi kéo co, chạy tiếp sức ghép tranh và hội diễn "Bài ca dâng Đảng"… tạo không khí sôi nổi cho ngày hội; sân chơi bổ ích để đoàn viên, người lao động có cơ hội giao lưu, học hỏi.
Được biết, với phương châm “Tất cả đoàn viên Công đoàn đều có Tết, vui Tết”, các cấp Công đoàn đã chủ động chăm lo cho đoàn viên, toàn tỉnh đã có hơn 80 ngàn suất quà Tết từ các cấp Công đoàn, mỗi suất trị giá từ 150 - 500 ngàn, tổng trị giá ước đạt trên 10 tỉ đồng. (laodong.vn 12/1)
9. Ba cây quái thú bỏ bên đường hiện giờ thế nào?
Theo thông tin mới nhất liên quan đến vụ ba cây quái thú bỏ bên đường, ngày 11/1/2020, trao đổi với báo Đất Việt, ông Lê Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy (tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, đơn vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế báo cáo kết quả kiểm tra 3 cây quái thú (đa sộp) hiện đang được trồng gửi tại địa bàn phường Thủy Châu, Hương Thủy.
Theo đó, từ khi gửi 3 cây quái thú tại khu đất của bà Đặng Thị Lan (phường Thủy Châu) đến nay, chủ cây Kiều Văn Chương (ngụ Thạch Thất, Hà Nội) chưa lần nào liên hệ và làm việc để vận chuyển cây đi nơi khác. UBND thị xã Hương Thủy cho rằng, tài sản này thuộc sở hữu cá nhân.
"Trong trường hợp chủ cây không vận chuyển, không lấy lại 3 cây quái thú kể trên, UBND thị xã đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc này theo quy định pháp luật.
Chúng tôi cũng đề xuất với tỉnh về phương án cho những nơi có nhu cầu trồng những loại cây này như nghĩa trang liệt sĩ, miếu, chùa. Hiện tại thị xã cũng không có xe siêu trường, siêu trọng để chở 3 cây quái thú này", ông Sơn cho biết.
Nói về việc chăm sóc 3 cây quái thú này, vị Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy cho rằng, hiện tại 3 cây này vẫn đang ở trong vườn nhà bà Lan. Tuy nhiên, do sợ cây gãy đổ nên bà Lan đã báo với chính quyền địa phương để yêu cầu vận chuyển 3 cây này đi nơi khác.
"Cả 3 cây hiện tại phát triển bình thường, không có dấu hiệu bị hỏng. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, bà Lan không nhận được tiền hỗ trợ nào của phía chủ cây. Do đây là tài sản thuộc sở hữu cá nhân, thị xã không phải là nơi có thẩm quyền giải quyết tài sản", ông Sơn cho biết thêm.
Cùng ngày, bà Đặng Thị Lan - chủ khu đất tại phường Thủy Châu - nơi cho ông Kiều Văn Chương mượn tạm mặt bằng vốn là đất làm nhà ở để trồng 3 cây quái thú cho rằng, hiện tại bà rất lo sợ về việc 3 cây quái thú trên có nguy cơ gây sập đổ nhà bà bất cứ lúc nào.
Trong khi, bà Lan lại không biết cách nào liên lạc được với chủ cây Kiều Văn Chương để yêu cầu di dời cây đi nơi khác.
"Giờ đã qua mùa bão nên đỡ sợ hơn, nhưng do cây cao to, lại nằm rất gần nhà, sợ cây đổ đè vào, nên cả gia đình vẫn sống trong lo lắng, đếm từng ngày bất an vì những cây này", bà Lan bày tỏ.
Nói về việc này, theo thông tin trên báo Tiền Phong, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, cho biết:
Lâu nay, cây đa vẫn được trồng trong sân chùa, vườn nhà mà không bị cấm. Hay như, cây sao đen là cây rừng mà lại trồng trên các đường phố... Do đó, việc 3 cây quái thú trồng tạm ở phường Thủy Châu là cây không thuộc đối tượng sinh vật ngoại lai cấm trồng tại vùng này.
"Chỉ có quy định pháp luật cấm nuôi trồng các cây và con không có nguồn gốc phân bố tại chỗ tại các khu bảo tồn và vườn quốc gia. Tức là trong các hệ sinh thái rừng đặc dụng thì không được trồng các cây, con ngoại lai", ông Tuấn phân tích.
Trước đó, vào cuối tháng 3/2018, 3 cây quái thú nói trên được một người dân thuê xe chở từ vùng Tây Nguyên ra TP. Hà Nội. Do kích thước lớn nên số cây này đã bị tạm giữ tại Thừa Thiên - Huế. Ban đầu, có nhiều thông tin chủ nhân của số cây này là một vị tướng công an về hưu nhưng sau đó người này lên tiếng phủ nhận.
Một người đàn ông ở Thạch Thất - Hà Nội đứng ra nhận là chủ nhân của 3 cây khủng, có đủ giấy tờ chứng minh. Số cây được ông mua về tặng cho các ngôi chùa ngoài Bắc. Tuy nhiên, điều này cũng khiến dư luận nghi ngờ bởi các chùa mà ông tặng cây đều không biết về sự việc này.
Sau khi bị tạm giữa tại Thừa Thiên - Huế, cơ quan chức năng đã tiến hành rà soát việc vận chuyện 3 cây khủng tại sao có thể đi được từ trong Tây Nguyên ra Thừa Thiên - Huế mà không gặp sự kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng.
Hiện tại 3 cây quái thú này vẫn đang được trồng ở khu đất nhà bà Lan và chưa biết đến bao giờ mới được di chuyển đi nơi khác (baodatviet.vn 13/1)
10. Tập đoàn Vingroup trao 1.400 suất quà tết cho người nghèo
Theo đó, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup và Tạp chí Nhà đầu tư đã trao 1.400 suất quà cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn tại các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông, A Lưới và thị xã Hương Trà. Trong đó, 280 suất quà được trao cho các hộ nghèo ở huyện Phong Điền, 244 suất ở Quảng Điền, 300 suất ở Hương Trà, 171 suất ở Nam Đông và 405 suất ở A Lưới. Mỗi suất quà trị giá 600 ngàn đồng gồm quà và tiền mặt, tổng trị giá trao quà đợt này là 840 triệu đồng.
Trao quà cho người nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán trở thành hoạt động thường niên của Tập đoàn Vingroup. Những phần quà này sẽ góp phần cùng với tỉnh chăm lo tết cho người nghèo.
Chiều 12/1, Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Hội bảo vệ quyền trẻ em TX. Hương Thủy tổ chức trao quà cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại Hương Thủy.
220 suất quà với tổng trị giá hơn 65 triệu đồng được trao cho các em đến từ 5 xã, phường: Thủy Tân, Thủy Phù, Thủy Lương, Thủy Châu và Phú Bài, kinh phí do những nhà hảo tâm ở TP. Hồ Chí Minh đóng góp.
Theo đại diện Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, đây là những động viên, sẻ chia ý nghĩa dành cho các em có hoàn cảnh khó khăn trong dịp Tết đến Xuân về, giúp các em có thêm động lực vượt qua khó khăn để học tập tốt. (baothuathienhue.vn 12/1)
11. Chàng sinh viên Lào nói lưu loát tiếng Việt
“Khó cũng phải thử vượt qua”
Lần đầu gặp Veha Keophila tại một chương trình ở ĐH Huế, tôi bất ngờ với khả năng dẫn dắt chương trình của cậu SV Trường ĐH Nông lâm. Veha Keophila khá hoạt ngôn, nhanh nhẹn xử lý các tình huống. Khan Vanh Seng Paserd - một người bạn của nam sinh đến từ Lào nhận xét: “Cậu ấy cải thiện khả năng nói tiếng Việt quá nhanh”.
Năm 2015, Veha Keophila đến Huế sau khi vượt qua kỳ thi chọn lưu học sinh Lào đi học nước ngoài. Thời điểm đó, các lưu học sinh Lào trước khi chính thức vào học tại các trường ĐH tại Việt Nam đều phải trải qua 9 tháng học tiếng Việt. Veha Keophila kể, cả bố lẫn mẹ đều là người Lào nên lần đầu “khăn gói” đến Việt Nam, chỉ được bày hai từ "xin chào" và "cảm ơn". Cứ nghĩ yêu thích Việt Nam thì học ngôn ngữ sẽ dễ, thế nhưng khi tiếp cận thực tế lại vô cùng khó khăn. Chàng SV Lào tiết lộ, khi bắt đầu học tiếng Việt, em thuộc loại tệ nhất lớp. Ngôn ngữ Việt Nam và Lào khác nhau về ký tự nên em phát âm hay sai. Bạn bè thường xuyên cười chê và cũng từng nhiều lần muốn bỏ về nhà vì thấy chán nhưng sự động viên của thầy cô, gia đình khiến em suy nghĩ lại.
Giữa cái khó, trong đầu Veha Keophila lại ló ra phương pháp học mới. Trong khi bạn đồng hương thường chọn ôn lại bài sau mỗi lần học tiếng Việt, Veha Keophila lại tìm đến phòng của bạn bè ở Việt Nam để giao tiếp. “Em nói câu nào họ cũng cười. Dù không biết họ cười ở điểm nào, nhưng em chắc chắn do mình nói không đúng. Mỗi lần nói chuyện về em đều suy nghĩ và tập lại những câu mà họ hay cười. Em luôn nghĩ, khó thì phải thử mới biết mình làm được không và chính phương pháp đó giúp em nói được tiếng Việt khá hơn, sau 6 tháng đến Việt Nam. Nhờ thế, em đã đạt danh hiệu học sinh, sinh viên xuất sắc lưu học sinh Lào khóa 39A tiếng Việt năm học 2015 - 2016”, chàng SV Lào nhớ lại.
“Rành” tiếng Việt giúp cho Veha Keophila dễ dàng tiếp cận chuyên môn ngành học thú y ở Trường ĐH Nông lâm. Gần như những kiến thức thầy cô giảng, Veha Keophila tiếp cận được ngay. Đối với những phần kiến thức khó, Veha Keophila dịch sang tiếng Lào để hiểu sâu hơn, sau đó xin thực tập ở một số trang trại ở vùng ven của Huế để thực hành nghề nghiệp. ThS. Trần Võ Văn May, Trưởng phòng Công tác SV, Trường ĐH Nông lâm mỗi khi nhắc đến Veha Keophila đều dành những lời khen "có cánh", khẳng định nam sinh từ Lào năng động và chịu khó, nhờ đó luôn đạt kết quả cao trong học tập.
Năm học 2018 - 2019, Veha Keophila được giao làm MC trong chương trình tổng kết lưu học sinh Lào tại Trường cao đẳng Sư phạm Huế. Đặt mục tiêu là "thử cho biết", thế nhưng sự duyên dáng và hoạt ngôn lại giúp Veha Keophila nhận được lời tán dương từ thầy cô, bè bạn và cũng từ đó nam sinh đến từ Lào được giao dẫn chương trình của các lưu học sinh Lào.
Yêu với đất nước Việt Nam
Lật lại ký ức, Veha Keophila kể, không phải đến khi học xong phổ thông mới có quyết định đến Việt Nam. Ngay từ nhỏ, khi thấy một người hàng xóm đến Việt Nam để học, Veha Keophila đã nung nấu ý định rời quê hương để học bậc ĐH. Cũng bởi vậy, giữa lúc quyết định “bến đỗ” mới cho sự học, dù biết ngôn ngữ Thái Lan có nhiều điểm dễ học hơn với bản thân, Veha Keophila vẫn nhanh chóng chọn Huế. “Em tìm hiểu rất kỹ. Ngành chăn nuôi ở Trường ĐH Nông lâm, ĐH Huế rất tốt, trường cũng có thương hiệu hàng chục năm. Điều quan trọng, đến Việt Nam em sẽ tìm hiểu thêm phong tục, văn hóa của đất nước hình chữ S”, Veha Keophila khẳng định.
Ngay khi vào giảng đường ĐH, Veha Keophila đã đăng ký tham gia các câu lạc bộ trong trường, đồng thời gia nhập vào các cộng đồng phượt ở Huế. Chàng SV Lào kể, khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, em đã khám phá rất nhiều hơn. Có năm, Veha Keophila còn ở lại ăn Tết của Việt Nam. Mỗi điểm đến, Veha Keophila lại thưởng thức món ăn, tìm hiểu văn hóa. Có nơi, Veha Keophila còn dựng trại ở lại để tìm hiểu kỹ hơn.
Mỗi ngày, Veha Keophila lại tìm các trang báo, phim ảnh và nghe nhạc của Việt Nam. Chàng SV Lào tiết lộ, đó không chỉ là bí quyết luyện tiếng Việt ít người biết mà còn là “bản đồ” chỉ ra những địa điểm đẹp, thú vị và chứa đựng văn hóa Việt Nam. Và, đó cũng là cách để những người yêu nước Việt có thể “bỏ túi” những điểm đến Việt Nam mỗi khi có thời gian. (baothuathienhue.vn 11/1)
XÂY DỰNG
1. Chỉnh trang đô thị đón tết
Điểm nhấn hai bờ sông Hương
Chuẩn bị đón Tết Canh Tý, thành phố đầu tư 37 tỷ đồng cho công tác chỉnh trang đô thị, trong đó đầu tư 11 tỷ đồng cho việc chỉnh trang công viên (CV) Thương Bạc. Đây là một trong 4 CV lớn nhất TP. Huế nằm giữa cầu Trường Tiền và cầu Phú Xuân thuộc bờ Bắc sông Hương. Tại đây, mỗi dịp tết thường diễn ra hội chợ với các trò vui xuân. Đây cũng là một trong những không gian cho các hoạt động trong các dịp lễ hội. Chỉnh trang CV Thương Bạc có ý nghĩa quan trọng góp phần tạo địa điểm vui chơi giải trí cho người dân thành phố và làm mới không gian văn hóa công cộng. Công tác chỉnh trang đến nay đã hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống sân, đường đi bộ dọc sông Hương.
Ngoài chỉnh trang các CV hai bờ sông Hương như Thương Bạc, Tứ Tượng, Lý Tự Trọng, Phú Xuân, thành phố đã đầu tư 10 tỷ đồng hoàn thiện tuyến đường dạo bộ khu vực phía Bắc dọc sông Hương. Với chiều dài 2km, tuyến đường nối từ cầu Trường Tiền đến cầu Dã Viên và thi công hệ thống điện chiếu sáng dọc hai bờ sông Hương, dự kiến công trình sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2020. Cùng với cầu đi bộ bằng gỗ lim dọc sông Hương được khánh thành đầu năm 2019, công trình sẽ mở rộng không gian văn hóa, tập trung các hoạt động vui tết, đón xuân.
Những ngày này, Trung tâm Công viên cây xanh Huế đang tập trung nhân lực, vật lực, phương tiện chỉnh trang, làm đẹp thành phố. Với không gian bên bờ sông Hương vốn đã rất đẹp, Hội xuân Tết Canh Tý 2020 với chủ đề “Huế Xuân” sẽ có nét đặc trưng riêng, tạo điểm nhấn thu hút người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán.
Các hoạt động mừng tết, mừng xuân mới cũng được tổ chức tại các tuyến phố đi bộ Võ Thị Sáu, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, đường đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, cầu đi bộ trên sông Hương. Cũng trong dịp Tết Canh Tý, trên địa bàn TP. Huế sẽ tổ chức thêm một số đường hoa xuân.
Bia Quốc Học sẽ là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào đón năm mới Canh Tý. Theo kế hoạch, sẽ có chương trình 3D mapping, “trình chiếu ánh sáng laser tương tác kỹ thuật số trên sông Hương” đêm 30 Tết Canh Tý 2020.
Cho Huế thêm xanh
Năm 2019, thực hiện đề án Ngày Chủ nhật xanh của UBND tỉnh, toàn thành phố thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường. Trong đó tập trung chỉnh trang, dọn dẹp khu vực hai bên bờ sông Hương và các CV, điểm xanh; bóc tách các biển quảng cáo tại các tuyến đường trung tâm thành phố. Cùng với CV Thương Bạc, các CV trong thành phố cũng được đầu tư lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng.
Trên địa bàn TP. Huế hiện có khoảng 18.000 bóng đèn chiếu sáng đường phố, CV và những điểm công cộng. Hệ thống chiếu sáng này do Công ty CP Môi trường và Công trình đô thị Huế phối hợp Trung tâm Công viên cây xanh Huế quản lý, vận hành. Thời gian qua, thành phố đã lắp đặt thay thế khoảng 4.000 bóng đèn led nhằm tăng hệ suất chiếu sáng và tiết kiệm điện năng. Tuy vậy, hiện toàn thành phố vẫn còn hơn 12.000 bóng đèn cần thay thế, khoảng 5.000 bóng cần lắp đặt mới để tăng chiếu sáng các khu vực CV, dọc 2 bờ sông Hương và các điểm dân cư mới.
Đáng chú ý gần đây là việc triển khai chỉnh trang cáp viễn thông treo cột điện tại 16 tuyến đường trên địa bàn TP. Huế. Khởi động từ 11/2019, với kinh phí 1,8 tỷ đồng, đến cuối năm 2019, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế đã chỉnh trang xong 13 tuyến đường, bao gồm Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, Thái Phiên, Bạch Đằng, Lý Thái Tổ… Trong tháng 1/2020, tiếp tục chỉnh trang 3 tuyến đường còn lại, là Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo và Chi Lăng.
Thực hiện Chỉ thị số 42 của Tỉnh ủy về việc tổ chức đón Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, UBND TP. Huế chỉ đạo Phòng Tài nguyên môi trường thành phố phối hợp với các phòng ban và 27 phường tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra rà soát các điểm mất vệ sinh để có phương án dọn dẹp. Trong đó, tích cực vận động, tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, đổ rác và đốt vàng mã đúng nơi quy định. Cùng với đó là tổng vệ sinh làm sạch, đẹp khu vực trong và trước công sở, đường phố và tại các gia đình; trang trí khẩu hiệu, cờ hoa, băng rôn, áp phích tại các điểm công cộng...
Theo Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Huế Nguyễn Việt Bằng, nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường chuẩn bị Tết Canh Tý, hiện không cấp phép sử dụng vỉa hè, đào vỉa hè, đào đường trên địa bàn thành phố. Đồng thời đẩy nhanh các dự án chỉnh trang khu vực trung tâm thành phố; đôn đốc các nhà thầu hoàn trả mặt bằng các dự án chuyển tiếp từ năm 2019 nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị khi lưu lượng người qua lại đông đúc dịp giáp tết. (baothuathienhue.vn 13/1)
2. Thừa Thiên Huế: Dân phản đối dự án khai thác cát, doanh nghiệp rút lui
Dân phản đối dữ dội
Qua tìm hiểu, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 08/GP - UBND ngày 2/2/2016 và Công văn số 5765/UBND - TN cho Công ty Cổ phần TM&DV Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) tiến hành khai thác khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên tại bãi bồi thôn Hộ - Buồng Tằm (xã Dương Hòa).
Cụ thể, diện tích khai thác là 5,1 ha được chia làm 2 khu: Khu A có diện tích 3,6 ha được giới hạn bởi các điểm góc đánh ký hiệu từ M1 đến M5 và khu B có diện tích 1,5 ha được giới hạn bởi các điểm góc từ M6 đến M11. Mức sâu khai thác ở 2 khu đều 4,5m. Công suất khai thác 25.000m3/năm.
Tuy nhiên, người dân 3 thôn Hạ, Hộ và Buồng Tằm ở xã Dương Hòa lại không đồng tình cho doanh nghiệp trên khai thác vì nhiều lý do.
“Mục sở thị” bãi bồi dự kiến khai thác cát, PV nhận thấy đây là một bãi đất rộng, lòng sông nước không quá sâu và ngay sát khu dân cư đang ở. Rất nhiều người dân khi PV tiếp xúc đều có chung một động thái là bức xúc, nhất quyết ngăn cản doanh nghiệp thực hiện dự án.
Ông Nguyễn Văn Duy (50 tuổi, thôn Buồng Tằm) cho hay, khu vực cấp phép đã canh tác lâu năm, vùng đất sản xuất nguyên thủy và đã có trích lục địa bộ chứ không phải bãi bồi như cơ quan chức năng khẳng định...
“Vườn tược, nhà dân đa số đều nằm sát dòng sông. Nơi đây còn có lăng tử đạo của giáo xứ Buồng Tằm, nhiều nhà thờ, chùa, di tích và là trung tâm chiến khu Dương Hòa xưa. Vì thế, chúng tôi phản đối bởi nếu doanh nghiệp không làm đúng như cam kết thì sẽ sạt lở nhà cửa, vườn. Mặt khác, trước đây đã có doanh nghiệp khai thác cát sỏi ở khu vực này và gây sạt lở nặng rồi nên việc chúng tôi không tin là có cơ sở. Tôi nghĩ doanh nghiệp nên chọn vị trí hợp lý hơn...” - ông Duy nói.
“Nhờ có bãi đó mà người dân ở làng tôi có thể mưu sinh. Năm nào cũng ra đó để làm ăn kiếm sống. Chúng tôi phản đối 100%, nếu như khai thác thì thôn này và chiến khu Dương Hòa sẽ biến mất luôn. Ở đây cũng có dự án trồng thanh trà ngay sát bờ sông. Nếu như khai thác thì sẽ sạt lở cả vườn tược, tổn hại kinh tế. Ngoài ra ở đó có một hàng cột cừ thời vua Bảo Đại đóng xuống để giữ đất nếu khai thác thì mất luôn...” - bà Võ Thị Thành (68 tuổi) thổ lộ.
Cũng ở xã Dương Hòa thời gian gần đây xuất hiện nhiều tàu thuyền khai thác cát trái phép ở thượng nguồn sông Tả Trạch, vì thế người dân 3 thôn kể trên đã lập đội tự quản, cắt cử người trực 24/24 để chống “cát tặc”. Để phản đối dự án, hàng chục người dân đã phá các cột múc mà doanh nghiệp đóng xuống khu vực dự kiến khai thác cát...
Theo ông Lê Đình Thức - Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hòa, xã chỉ có 5 thôn thì đã 3 thôn dính vào vụ việc. Người dân phản đối là có lý, bởi hiện tại ở đó là cạnh hàng chục nhà dân và vườn tược kéo dài từ Buồng Tằm đến thôn Hạ cho nên họ sợ sạt lở. Ngoài ra ở đó có vườn cây lồ ô trên 5ha là nguyên liệu để phục vụ cho làng nghề tằm hương của xã...
Doanh nghiệp rút lui
Trong quá trình thực hiện dự án này, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, UBND thị xã Hương Thủy đã nhiều lần phối hợp với Công ty Hồng Phát cũng như Sở TN&MT tổ chức công khai toàn bộ thông tin dự án, phương thức và phương tiện khai thác đến tận người dân để tham vấn ý kiến cộng đồng. Đã có nhiều cuộc tham vấn cộng đồng tổ chức tuy nhiên không thể thực hiện vì người dân không có mặt đầy đủ.
Sở TN&MT cũng đã có những hướng dẫn cho Công ty Hồng Phát hoàn thành đầy đủ các thủ tục theo quy định như hồ sơ thiết kế, bản vẻ thi công khai thác mỏ, bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ, thực hiện việc thuê đất vị trí mỏ đã được cấp phép.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đắc Tập - Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy thông tin, gần đây nhất, vào ngày 12/11/2019, thị xã tiếp tục phối hợp với các ngành và Công ty Hồng Phát làm việc với các hộ dân tại các thôn Hộ, Hạ, Buồng Tằm để tham vấn ý kiến cộng đồng và lần này đông đủ người dân. Tại phiên làm việc tất cả các ý kiến tham gia của người dân đều không đồng ý việc thực hiện dự án với lý do sẽ làm thay đổi dòng chảy, gây sạt lở bờ sông ảnh hưởng đến đời sống người dân trong vùng.
“Thời điểm ấy, sau khi nghe ý kiến của các hộ dân và hiểu rằng dân không đồng thuận, Giám đốc Công ty Hồng Phát đã thông báo sẽ có văn bản xin ý kiến của UBND tỉnh được ngừng triển khai dự án...”, ông Tập cho hay.
Lãnh đạo Công ty Hồng Phát cho biết, doanh nghiệp không thể đáp ứng đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc khai thác theo hình thức thủ công, tuyệt đối không sử dụng phương tiện cơ giới công suất lớn khai thác cát, sỏi nên phải “rút lui” khỏi dự án. Hiện phía doanh nghiệp đang rất mong UBND tỉnh có phương án hợp lý hoặc bố trí thay thế khu vực khai thác khác cho đơn vị.
Cũng liên quan đến sự việc này, Công ty Hồng Phát đã có động thái đề nghị thu hồi số tiền 60 triệu đồng mà trước đó doanh nghiệp này đã ủng hộ ngân sách cho UBND xã Dương Hòa. Số tiền này nằm trong một biên bản thỏa thuận về việc nếu doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn sẽ ủng hộ cho địa phương sở tại trong vòng 1 năm. UBND xã Dương Hòa sau đó đã nộp số tiền trên vào Kho bạc nhà nước vào năm 2016 và chi hết số tiền theo quy định.
UBND thị xã Hương Thủy cho hay do đến nay, dự án khai thác cát, sỏi của Công ty Hồng Phát không đi vào hoạt động khai thác, vì vậy UBND thị xã sẽ chỉ đạo UBND xã Dương Hòa trích ngân sách trả lại công ty trong thời gian sớm nhất...
(baotainguyenmoitruong.vn 11/1)
3. Hàng rào bảo vệ trên cao tốc 11.000 tỷ bị xé nát bươm
TPO - Cao tốc La Sơn - Túy Loan đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhưng hiện xảy ra tình trạng người dân tùy tiện phá bỏ hàng rào kẽm gai bảo vệ cao tốc để mở những đường ngang vào rừng khai thác, vận chuyển gỗ.
Hệ thống hàng rào này vừa được lắp dựng vài tháng trước. Nhưng giờ không ai có thể nhận ra đoạn hàng rào thép gai này nữa do bị người dân phá hủy để mở lối vào rừng.
Dây kẽm gai hàng rào bị cắt bỏ, tháo dỡ nằm vương vãi dưới mặt đất
Đoạn hàng rào này vừa được lắp tạm dây thép gai trở lại. Thế nhưng nó có thể bị tháo dỡ bất kỳ lúc nào.
Đoạn cao tốc có hệ thống hàng rào kẽm gai bị phá hoại nhiều nhất thuộc khu vực Km10. Đây là vùng giáp ranh hai huyện Nam Đông, Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế)
Việc phá hoại hàng rào bảo vệ cao tốc nhằm mở lối đi tự phát và trái phép vào rừng, dù nơi đây có bố trí đường gom phục vụ việc đi lại, sản xuất của dân.
Tình trạng phá hoại này ở mức báo động, ngay giữa thanh thiên bạch nhật, nhưng chính quyền các địa phương lại không hay biết; còn cơ quan quản lý tuyến cao tốc lại chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Hành vi phá hoại này cần được xử lý nghiêm nhằm bảo vệ tài sản nhà nước, bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến cao tốc quốc gia; tránh xảy ra tai nạn giao thông thảm khốc ở tuyến đường mới này. (cafef.vn 11/1)
Y TẾ
1. Chăm sóc bệnh nhân từ những điều nhỏ nhất
Hướng đến mục tiêu phục vụ bệnh nhân ngày một tốt hơn, bên cạnh tập trung đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, xây dựng môi trường y tế xanh, sạch, đẹp, an toàn; ban lãnh đạo bệnh viện thường xuyên nhắc nhở cán bộ y tế có thái độ phục vụ tốt nhất để mang lại sự hài lòng cho người bệnh.
Điều trị nội trú tại Khoa Ngoại thần kinh ở bệnh viện, anh Trần Anh Quân (43 tuổi), bộc bạch: “Tôi không còn cảm giác sợ bệnh viện, không chỉ vì phòng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp mà nhà vệ sinh được dọn dẹp liên tục và trang bị đầy đủ giấy vệ sinh, thùng rác, xà phòng nên hoàn toàn không có mùi hôi”.
Tại Khoa sản, sản phụ Bùi Thị Hoa, 31 tuổi, quê ở Phú Lộc sinh con thứ hai, tâm sự: “Ở đây phòng rộng, thoải mái nhưng điều tôi yên tâm nhất là được y, bác sĩ thăm, khám thường xuyên và hướng dẫn cách chăm sóc con, lợi ích của nguồn sữa mẹ...”.
Hôm đó là ca trực của bác sĩ chuyên khoa II Nội Nguyễn Văn Tha tại Khoa Cấp cứu, dù anh có trả lời “xin chờ tôi một tí” khi chúng tôi xin gặp, nhưng rồi không thể hở tay trước những ca cấp cứu nên chúng tôi đành bỏ cuộc. Một y tá giải thích thay anh: “Với bất cứ người bệnh nào, bác sĩ Tha không chỉ khám cẩn thận mà còn tư vấn kỹ trước khi chuyển đến phòng khoa khác”.
Chúng tôi khá ấn tượng với các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày dành cho người khuyết tật được các nhân viên y tế tự thiết kế từ những nguyên liệu đơn giản như chai nhựa, gỗ vụn... tại nhà trung chuyển ở Khoa Phục hồi chức năng. Những vỏ chai nước ngọt gắn cố định trên bàn giúp bệnh nhân tập cử động ngón tay bằng cách vặn nắp chai; hay, dao, đũa, thớt... cùng giá đỡ, tiện cho bệnh nhân tự phục vụ.
Bệnh nhân ở BV Phú Vang còn thuận lợi hơn khi nhận gói dụng cụ cá nhân không cần tạm ứng tiền và được phát miễn phí giấy vệ sinh. Không gian bên ngoài bệnh viện, từ hành lang của các khoa, phòng hay trước khu vực khám bệnh đều có hệ thống cây xanh, ghế chờ, quạt; bồn rửa tay được lắp đặt khắp nơi, tạo cho bệnh nhân và người nhà cảm giác thoải mái, dễ chịu cũng như giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Phía trước Khoa Nhi còn có một công viên nhỏ với đầy đủ trang thiết bị, như: cầu trượt, đu quay hình đầu rồng, xích đu, chong chóng quay phục vụ bệnh nhi.
Bác sĩ Đỗ Thị Kim Na, Trưởng khoa Nhi giải thích: “Các cháu bị bệnh nên quấy khóc nhiều hơn, có không gian vui chơi giúp các cháu phần nào quên đi đau đớn, bố mẹ đỡ áp lực nên hiệu quả chất lượng điều trị cao hơn”.
Hiện, vườn hoa, bãi cỏ trong khuôn viên bệnh viện chiếm từ 5 đến 10% tổng diện tích, mỗi gốc cây lớn đều được bố trí một ghế đá, hệ thống cây xanh được cắt, tỉa, thay mới liên tục và có kế hoạch bổ sung thường xuyên. Với quan điểm, xây dựng môi trường y tế xanh, sạch, đẹp, an toàn không chỉ mang lại lợi ích cho bệnh nhân mà nhân viên y tế cũng cùng được thụ hưởng.
Bác sĩ Trương Như Sơn, Giám đốc Bệnh viện huyện Phú Vang khẳng định: “Mục tiêu của bệnh viện là chăm sóc cho bệnh nhân từ những điều nhỏ nhất. Bởi nó phản ánh đúng nhất chất lượng cơ sở y tế và sự hài lòng của bệnh nhân”. (baothuathienhue.vn 11/1)
DU LỊCH
1. Ân tình bên hồ Tả Trạch
“Chinh phục” đất mới
Từ trung tâm xã Lộc Bổn vào Bến Ván mất chừng 15 phút, đường dễ đi, ô tô chạy ngon lành. Bến Ván hiện ra như một “Sapa” thu nhỏ. Hôm ấy do hoãn một hội nghị ở xã nên ông Hồ Đa Thê có nhiều thời gian chuyện trò với khách ở ngôi nhà riêng có thể xem “biệt thự đồi” do ông gầy dựng.
Cùng ăn ở với những người nghèo khó ở vùng đồi xã Dương Hòa (TX Hương Thủy), năm 2004 do ảnh hưởng dự án xây hồ Tả Trạch, ông và 214 hộ gia đình phải rời quê cũ đến khu TĐC Bến Ván thuộc xã Lộc Bổn bây giờ. Ở quê cũ tuy nghèo nhưng nghe tái định cư ở quê mới, bà con ai cũng chạnh lòng. Song vì sự phát triển chung của tỉnh, ông Thê và bà con đã đồng tình, hưởng ứng.
Đặt chân đến khu vực Bến Ván, ông Thê lo lắng vì khung cảnh còn hoang sơ, dù được Nhà nước “dọn sẵn” cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, nước sinh hoạt... Với vai trò trưởng khu TĐC Bến Ván, ông nêu cao vai trò người “cầm trịch” giúp dân bám trụ để “chinh phục” quê mới. Ông nói, lúc ấy chuyện ở chưa bàn, khó nhất là kế sinh nhai vì Bến Ván vẫn là “vùng sâu, nước độc”. Ổn định cuộc sống cho người dân là một bài toán. Kinh nghiệm người sống lâu năm ở vùng đồi ông nghĩ “phải ở mới biết khó”. Nắm bắt tâm lý của bà con, ông Thê phối hợp ban mặt trận, bí thư chi bộ khu vực tổ chức những cuộc họp vận động người dân bám trụ, quyết vượt khó, vượt nghèo.
Hàng ngày, ngoài công việc gia đình, ông đến từng gia đình chuyện trò, chia sẻ kinh nghiệm giúp bà con bám quỹ đất hiện có, canh tác trồng rau, màu, chăn nuôi gia cầm. Khi theo dõi những hộ gia đình khó khăn ông kêu gọi những hộ khá hơn chia sẻ, hỗ trợ cây con giống và đưa vào danh sách tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để kinh doanh phát triển sản xuất.
Năm 2006, được dự án WB3 hỗ trợ tại địa phương, ông Thê không quản khó khăn, khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi ở những vùng đất hoang ven đồi, chân suối tạo hình mẫu trồng rừng cho bà con làm theo. Từ đây, gần 100% gia đình, trong đó có hơn 10 hộ gia đình dân tộc Vân Kiều trong khu vực tham gia. Một hai năm sau ở Bến Ván xuất hiện những gia trại, vườn đồi, vườn keo, tràm xanh tốt. Bình quân hộ trồng ít cũng 0,5 ha, hộ cao hơn 1,2 ha, có hộ mua thêm các quỹ đồi trong, ngoài khu vực để sản xuất. Mở hướng về kinh tế rừng, các dịch vụ đi kèm phát triển làm cho khu Bến Ván vốn lặng lẽ bên chân hồ Tả Trạch ngày càng rộn ràng, vui hơn. Tư tưởng bỏ quê mới để ra Bắc vào Nam làm ăn không còn.
Cùng bà con làm giàu
Bước ngoặt đổi đời cho bà con TĐC Bến Ván là vào năm 2012, nơi đây được chọn là đơn vị đầu tiên của Thừa Thiên Huế trồng rừng có chứng chỉ FSC (chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế). Thời điểm này, không riêng ở Bến Ván khái niệm trồng rừng chứng chỉ FSC rất lạ lẫm. Bản thân ông qua nhiều lần tìm hiểu nghiên cứu và thấy đây là cơ hội cho người dân Bến Ván, bởi hiệu quả từ cách trồng này sẽ tăng gấp 3-4 so với cách trồng truyền thống trước đó, nhưng làm sao cho dân hiểu, làm đúng như FSC đưa ra là điều không dễ.
Vì thế, ông Thê mạnh dạn kết nối dự án tiên phong làm đầu; đồng thời, vận động giúp bà con trong vùng triển khai thí điểm 30 ha rừng có FSC. Phương châm của ông Thê ban đầu vẫn vận động, giúp dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tạo cầu nối tập huấn cho dân nắm kỹ thuật chọn cây giống, chăm bón, tỉa thưa...; đồng thời, xóa tư tưởng trồng rừng ăn xổi, phải “chịu khó” kéo dài tuổi thu hoạch cây rừng thêm 2-3 năm (chu kỳ trồng từ 6-7 năm) để lấy sản phẩm gỗ lớn... Từ đó, tư duy trồng rừng của bà con Bến Ván thay đổi tích cực. Đến thời điểm hiện, toàn khu vực đã trồng 540 ha; trong đó hộ trồng nhiều không chỉ từ quỹ đất ở địa phương lên 60 ha. Ông Thê sau những năm gian khó cũng sở hữu 25ha rừng. Trung bình mỗi năm gia đình ông có nguồn thu từ 800 triệu - 1 tỷ đồng từ mô hình trồng rừng chứng chỉ FSC.
Ông kể, từ năm 2016, khu TĐC Bến Ván chia thành hai thôn; trong đó, thôn Hòa Lộc do ông “quản lý” có 156 hộ với 720 nhân khẩu. Hiện tại, Hòa Lộc có hơn 30% số hộ có nguồn thu nhập như gia đình ông Thê. Trong số này, có anh Cao Xuân Phạn từng nhiều năm “bán mặt cho đất” ở khu TĐC Bến Ván giờ đã có của ăn, của để.
Nói về thành quả của mình anh Phạn điềm đạm, ngày trước do chưa biết cách làm ăn nên gia đình có những chuỗi ngày “nghèo bền vững”. Được ông Thê chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, anh Phạn ngược xuôi tìm nguồn vốn đầu tư mở rộng diện tích trồng keo, tràm. Hiệu quả sau khi chuyển hướng trồng keo tràm có chứng chỉ FSC đã giúp anh trở thành tấm gương tiêu biểu về phát triển kinh tế gia đình ở Bến Ván, được bà con các nơi khác đến tham quan học tập.
Năm 2016, Hội Chủ rừng phát triển bền vững tỉnh Thừa Thiên Huế (FOSDA) ra đời, ông Thê mạnh dạn thành lập Chi hội trực thuộc FOSDA, với 25 hội viên tham gia. Giữa năm 2018, chi hội phát triển thành HTX Lâm nghiệp Hòa Lộc, do ông Thê làm Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT. Sau hơn một năm hoạt động, các hội viên HTX này đã trồng hơn 540ha rừng có FSC và đầu tư vườn ươm cây giống thân thiện môi trường có quy mô 1 triệu cây/năm; dây chuyền thiết bị bóc ván với kinh phí 1,2 tỷ đồng để bao tiêu sản phẩm rừng và giải quyết hơn 100 lao động địa phương.
Không chỉ giúp bà con phát triển kinh tế, ông Thê còn để lại dấu ấn với người dân nơi đây qua các phong trào nông thôn mới sạch đẹp, thôn văn hóa, không tệ nạn xã hội. Lý giải những việc làm ý nghĩa trên, ông Thê ngắn gọn: “Tôi cũng là dân nhập cư ở đây nên thấu hiểu hết những khó khăn, vất vả của người dân. Vì thế, làm được gì cho Bến Ván, cho cộng đồng thôn Hòa Lộc, tôi không ngần ngại...”. (baothuathienhue.vn 12/1)
2. Tăng gấp đôi chuyến bay đến Huế
Tăng chuyến gấp đôi
Công ty cổ phần Du lịch Hà Nội - Chi nhánh Huế thông tin, lượng khách quốc tế đến Huế trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 của riêng công ty tăng khá mạnh. Những thị trường như Tây Ban Nha, Hà Lan, Áo… lựa chọn đến Việt Nam nhiều hơn. Họ di chuyển đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, sau đó đến Huế bằng đường hàng không để tham quan, trải nghiệm văn hóa. Ngoài khám phá Tết Huế, những nét văn hóa độc đáo khác khiến du khách lựa chọn. Khách tăng, nên số lượt bay đưa khách đến Huế cũng tăng tương ứng.
Ông Lê Hữu Minh, Quyền Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, trong năm 2019, ngành du lịch đón hơn 4,8 triệu khách; trong đó, gần 50% lượng khách đến Huế bằng đường hàng không. Vì vậy, hàng không luôn đóng vai trò quan trọng, động lực phát triển cho ngành du lịch mỗi một địa phương và Huế cũng không ngoại lệ. Dự kiến khách du lịch đến Huế dịp Tết Nguyên đán tăng khoảng 15% so với cũng kỳ, nên nhu cầu về đường hàng không tiếp tục tăng cao.
Hành khách từ mọi nơi trở về quê ăn tết cũng tăng. Theo các hãng hàng không, đến đầu tháng 1/2020, vé bán từ các chiều về Huế trong dịp tết gần như đã được bán hết. Đại diện hãng hàng không Vietjet Air cho hay, hãng mở bán vé tết từ khá sớm, nhiều đợt giảm giá sâu, chỉ từ 199.000 đồng/vé cho các chặng bay khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh - Huế. Cùng với đó, nghiên cứu thị trường trong khoảng 5 năm trở lại, nhu cầu về quê ăn tết của người dân Huế tăng mạnh qua các năm, vì vậy, chỉ trong thời gian ngắn, lượng vé của hãng phát hành đã được mua.
Ông Lê Văn Lộc, Phó Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài cho biết, hàng năm, Tết Nguyên đán luôn là giai đoạn có nhu cầu về vận chuyển bằng đường hàng không nhiều nhất. Hiện cảng đang khai thác 4 hãng hàng không, gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways. Theo thông báo của các hãng hàng không, tất cả đều tăng chuyến, nhiều nhất là Vietnam Airlines và Vietjet Air. Hiện, cả 4 hãng bay đều đã lên kế hoạch bay trong và sau tết rất cụ thể để có sự phối hợp với cảng trong khai thác và phục vụ khách tốt hơn.
Theo ông Lộc, trong các ngày thường, số chuyến bay đi và đến Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài là 20 chuyến, riêng trong dịp tết là 44 chuyến/ngày đêm. Như thế, số chuyến bay sẽ tăng hơn gấp đôi. Các chuyến bay xuyên đêm được khai thác, nhằm giảm tải cho ban ngày và thời điểm này cũng có giá phù hợp để hành khách có thêm sự lựa chọn.
Sẵn sàng đón khách
Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài cho biết, hiện cảng đã quá tải, công suất thiết kế là 1,5 triệu/năm, nhưng trong năm 2019 đã phục vụ đến 2 triệu lượt. Trong dịp Tết Nguyên đán sắp đến, lượng khách tăng chính là áp lực không hề nhỏ cho việc phục vụ khách.
Ông Lê Văn Lộc khẳng định, chúng tôi xác định an ninh, an toàn là vấn đề then chốt trong ngành hàng không, nên đã có kịch bản, kế hoạch chi tiết cho việc tăng chuyến. Các trang thiết bị chuyên ngành của hàng không được cảng trang bị thêm đầy đủ. Cảng yêu cầu nhân viên tăng ca, hạn chế nghỉ phép để đảm bảo số lượng nhân viên phục vụ trong mọi trường hợp. Cảng cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là phía lực lượng công an và thanh tra giao thông để đảm bảo an ninh trật tự.
Theo ông Lộc, trong giai đoạn này, Nhà ga T2 của Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài được khởi công. Dù thế, khu vực này nằm biệt lập với nhà ga hiện tại nên du khách và người dân có thể yên tâm, vấn đề xây dựng sẽ không ảnh hưởng đến phục vụ khách.
Ông Vũ Văn Chương, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Tự hào Việt Nam - Huế cho hay, trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán, phía lữ hành sẽ chủ động trong liên hệ với các đối tác hàng không tiến hành làm thủ tục trước để đảm bảo khi làm thủ tục nhanh, kịp thời. Tuy vậy, du khách cần lưu ý các quy định về hành lý, nhất là hàng lưu niệm không được mang theo trên máy bay, đảm bảo các quy trình làm thủ tục bay được suôn sẻ. Vì đây là giai đoạn lượng khách tăng, việc giải quyết thường sẽ phức tạp và chậm hơn ngày thường, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian, kế hoạch của các hãng lữ hành.
Riêng đối với khách tự do, các hãng hàng không khuyến nghị du khách nên đặt mua vé máy bay tại website của hãng hoặc các phòng vé, đại lý chính thức của hãng hàng không để tránh mua phải vé giả, vé bị đội giá lên cao và có thể yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định để đảm bảo không mua phải vé giả. (baothuathienhue.vn 13/1)
3. Đón bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia phủ thờ và lăng mộ Diên Khánh Vương
Phủ thờ và lăng mộ Diên Khánh Vương là một di tích thuộc hệ thống phủ đệ gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển kinh đô Huế dưới thời nhà Nguyễn. Diên Khánh Vương tên thật là Nguyễn Phúc Tấn (còn gọi là Nguyễn Phúc Thản), hoàng tử thứ bảy của vua Gia Long, mẹ là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Điền. Ông sinh ngày 16 tháng 3 năm Kỷ Mùi (tức ngày 21-3-1799) tại thành Gia Định.
Diên Khánh Vương được biết đến là người cương trực, đức độ, khiêm tốn, lễ tiết, tính tình hiền hậu. Năm Gia Long thứ 16 (1818), ông được phong là Diên Khánh Công, khi mới 19 tuổi. Là người được sinh ra và lớn lên trong gia đình Hoàng tộc, được giáo dục rất khuôn phép, biết giữ lễ, luôn có tinh thần cầu tiến, ông được xem là người mực thước, hiếu thuận, giúp vua trông coi phủ Tôn nhân qua nhiều triều, trung trực một lòng được các vua khen ngợi. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, Diên Khánh Vương là người có tài và có đóng góp lớn.
Phủ Diên Khánh Vương nguyên được lập năm 1817, tọa lạc tại làng Vân Thê (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy), đến năm Tự Đức thứ 10 (1857), vua ban sắc ban cho cải kiến lên làng Vỹ Dạ (vị trí hiện nay), công tử Diên Lệnh xây dựng và sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn giữ kiến trúc nhà rường truyền thống đồng thời gìn giữ nhiều hiện vật quý giá. Lăng mộ tọa lạc tại khu vực 5, phường An Tây, thành phố Huế.
Đến ngày 3/1/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 19/QĐ-BVHTTDL xếp hạng phủ thờ và lăng mộ Diên Khánh Vương là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện gửi lời chúc mừng đến tỉnh Thừa Thiên Huế cùng gia đình con cháu trong dòng tộc của Diên Khánh Vương. Theo Bộ trưởng, Huế là nơi được xem là tấm gương của cả nước trong việc kết hợp giữa bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích, di sản. Du lịch ở Huế phát triển như hôm nay một phần cũng nhờ vào di tích, di sản. Bộ trưởng đề nghị chính quyền địa phương cùng gia tộc cần có kế hoạch để tiếp tục bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích phủ thờ và lăng mộ Diên Khánh Vương; đưa di tích vào tour tuyến, trở thành một điểm đến phục vụ du khách. (baothuathienhue.vn 12/1) (thanhnien.vn 12/1)
PHÁP LUẬT - AN NINH - QUỐC PHÒNG
1. Lời thật chủ quán quét nước vào ôtô đỗ chắn trước cửa
Xung quanh xôn xao vụ ô tô đỗ chắn trước cửa, chủ quán ra tay trừng trị, sáng ngày 12/1/2020, trao đổi với báo Đất Việt, ông L.Đ.T, chủ cửa hàng photocopy, đường Hùng Vương, phường Phú Hội (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận ông là người đã quét nước hất vào ô tô đỗ chắn cửa hàng của ông.
Theo ông T, sự việc xảy ra vào khoảng 17h chiều ngày 10/1/2020.
"Khi đó, thấy 2 vợ chồng lái ô tô đỗ trước cửa hàng, tôi đã nhắc nhở họ lái xe ra chỗ bãi đất trống gần đó để nhưng họ không nghe còn đứng thách thức "tao không đi đấy, tao cứ để ở đây".
Trong khi đó, khu vực chỗ đó là nơi cấm đỗ xe. Phần nữa cũng là do khách ra vào quán không có chỗ nên tôi mới bực mình và hành động như vậy", ông T nói.
Nói thêm về việc này, ông T cho biết, thời điểm ông quét nước vào ô tô đó có mặt cả hai vợ chồng tài xế. Tuy nhiên, họ vẫn không lái xe ra chỗ khác và vẫn tiếp tục đứng thách thức ông.
"Phải đển 30 phút sau khi tôi hắt nước vào xe họ mới chịu đưa xe đi nơi khác. Sự việc xảy ra cũng là do tôi quá bực tức bởi thái độ của họ. Nếu lúc đó tôi bình tĩnh, có lẽ tôi sẽ không làm như vậy", ông T chia sẻ thêm.
Cũng theo vị chủ quán này, 2 thùng nước ông đổ ra đường đều là nước máy sạch. Trong thùng nước có một số giấy in bị lỗi nên ông để trong đó.
Trước đó, nhiều người chia sẻ đoạn clip người đàn ông trung niên tỏ ra vô cùng khó chịu khi thấy chiếc ô tô đậu ngay trước cửa hàng. Sau đó, người đàn ông này liền mang xô nước từ trong nhà ra, đổ xuống vỉa hè rồi dùng chổi quét, hất thẳng vào chiếc xe.
Ông ta đổ hết thùng này rồi sang thùng khác với vẻ bực dọc, khó chịu. Trong khi đó, chiếc ô tô kia mới chỉ đỗ trước cửa chưa lâu. (baodatviet.vn 12/1)
2. Tạm giữ lô hàng hàng trăm súng nhựa, đồ chơi trẻ em nguy hiểm, bạo lực
Khoảng 9 giờ 30 phút sáng 10/1, tổ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính – Đội CSGT Công an TP. Huế tuần tra trên tuyến đường Đinh Tiên Hoàng thì phát hiện xe ô tô BKS 75H – 6550 do anh Mai Xuân Tuấn (SN 1973), trú tại phường Kim Long (TP. Huế) điều khiển vi phạm lỗi không thắt dây an toàn khi điều khiển xe ô tô.
Dừng xe, kiểm tra, tổ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính phát hiện trên xe có 4 bao tải bên trong có 414 khẩu súng và xe đồ chơi trẻ em nguy hiểm, mang tính bạo lực, thuộc danh mục hàng cấm.
Hiện vụ việc vẫn đang được lực lượng nghiệp vụ Công an TP. Huế điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Công an TP. Huế cũng đã phát hiện hơn 1 tấn táo khô có nhãn mác nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ, nghi vấn hàng nhập lậu, nên đã phối Cục Quản lý thị trường tỉnh lập biên bản, tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để xác minh làm rõ.
Theo quy luật, càng gần đến Tết Nguyên đán là thời điểm hoạt động buôn bán hàng lậu, hàng cấm, hàng nhái, gian lận thương mại… có xu hướng gia tăng. Vì vậy, lực lượng Cảnh sát Kinh tế và lực lượng CSGT - Trật tự Công an TP. Huế thường xuyên tăng cường phối hợp kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. (baothuathienhue.vn 11/1) (baophapluat.vn 11/1) (nld.com.vn 11/1)
KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
1. Chủ động đầu vụ đông xuân
Nhiều mối lo
Vụ đông xuân 2019-2020, toàn tỉnh gieo cấy 28.667 ha lúa. Hiện, các xứ đồng sử dụng giống lúa dài ngày đã cơ bản hoàn thành việc gieo sạ. Những diện tích lúa sử dụng các giống lúa ngắn ngày, người dân đang làm đất và xuống giống đại trà. Các giống đưa vào gieo cấy chủ yếu HT1, TH5, Iri352, BT7, Khang dân... đảm bảo theo cơ cấu của ngành nông nghiệp với 100% sử dụng giống lúa xác nhận. Trong đó, các giống chất lượng cao như TH5, Iri352, BT7 và các giống mới chất lượng cao như HN6, KH1,... đã qua khảo nghiệm mang lại hiệu quả cao cũng được đưa vào sản xuất đại trà.
Theo tình hình thực tế, mực nước các hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60-100% dung tích thiết kế, riêng hồ Phú Bài 2 đạt 30,5% dung tích thiết kế. Các hồ thủy điện cũng đạt mức thấp, hồ Tả Trạch 75,3%; Hương Điền 53,7%; Bình Điền đạt 20,5% dung tích thiết kế.
Với thực trạng nguồn nước hiện tại và thông tin nhận định khí tượng thủy văn, khả năng trên địa bàn sẽ xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong cuối vụ đông xuân năm 2019-2020 và vụ hè thu năm 2020. Trong đó, diện tích dự kiến thiếu nước khoảng 2.200 ha tập trung ở các vùng cuối kênh, vùng cát ven biển, vùng gò đồi. Riêng diện tích hoa màu, lạc sắn khả năng bị hạn tập trung ở các vùng như cây lạc ở Phong Sơn, Phong Xuân (Phong Điền); Hương Văn, Hương Vân, Hương Xuân (Hương Trà).
Cùng với nguy cơ thiếu nước, nông dân toàn tỉnh đang đối mặt với nhiều khó khăn khác, trong đó chuột gây hại trên diện rộng cũng đang ảnh hưởng gieo sạ đầu vụ. Bà Phạm Thị Vân (ở Điền Hải, Phong Điền) cho biết, gia đình mới sạ được 2 sào ruộng nhưng vừa sạ chuột đã phá hại khá nhiều nên nguy cơ phải sạ lại khá cao.
Chuyển đổi cơ cấu
Với dự báo hạn nặng xảy ra trong vụ đông xuân, các địa phương đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ đông xuân 324 ha. Trong đó, đất lúa 1 vụ khoảng 182 ha, đất lúa 2 vụ 142 ha sang trồng các loại rau đậu, sen, nuôi trồng thủy sản.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà thông tin, vụ đông xuân này thị xã chuyển đổi 70 ha trồng lúa nguy cơ bị hạn sang trồng các cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản. Tăng cường sử dụng các giống lúa tốt, chất lượng kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng. Cùng với đó, địa phương sẽ tiến hành nạo vét các tuyến hói, kênh mương từ các cống vào kênh mương nội đồng, đầu mối trạm bơm tưới và máy bơm dầu lẻ. Tu bổ kênh mương, nhất là các tuyến kênh bê tông nội đồng đã hư hỏng nặng của các HTX, khảo sát lập phương án lắp đặt trạm bơm tăng cường để tạo nguồn tưới khi hạn nặng xảy ra…Dự kiến nguồn kinh phí chống hạn sẽ ở mức 7 tỷ đồng.
Cùng với chống hạn, các địa phương cũng ra quân diệt chuột kết hợp Ngày Chủ nhật xanh trên phạm vi toàn tỉnh (ngày 5/1), mang lại hiệu quả khả quan. Tại cánh đồng của HTX Thắng Lợi (xã Quảng Lợi, Quảng Điền), hơn 1.200 xã viên, thanh niên ra quân diệt chuột trên các xứ đồng.
Dù đã ngoài 70 tuổi, ông Nguyễn Hách, đội 4 (xã Quảng Lợi) vẫn tham gia diệt chuột cùng nhiều bà con trong xã. Ngoài thực hiện bỏ thuốc dọc các tuyến đê bao nội đồng, ông còn thực hiện đặt bẫy, đào bắt thủ công.
“Theo kế hoạch, HTX sẽ tiến hành 5 đợt ra quân diệt chuột. Từ nay đến ngày 10/1, HTX sẽ tổ chức 3 đợt ra quân diệt chuột bằng biện pháp thủ công (đào hang, đặt bẫy). Sau khi lúa gieo sạ sẽ triển khai thêm 2 đợt bằng biện pháp bỏ thuốc sinh học. Trong ngày ra quân này, HTX đã diệt hàng vạn con chuột”, ông Hà Tân, Giám đốc HTX sản xuất nông nghiệp Thắng Lợi thông tin.
Các địa phương trên toàn tỉnh cũng đồng loạt ra quân diệt chuột để bảo vệ mùa màng trong ngày 5/1. Ngoài nguồn kinh phí hoạt động nông nghiệp, các địa phương đều trích kinh phí dự phòng, các HTX và cả người dân tự bỏ kinh phí mua thuốc sinh học diệt chuột trên phạm vi rộng.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tiến, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quảng Điền, xác định vụ đông xuân sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn, UBND huyện tập trung khắc phục theo phương châm 4 tại chỗ. Huy động nhân lực, vật lực tổ chức nhiều đợt ra quân diệt chuột. Từ đầu vụ, địa phương đã trích kinh phí mua và cấp 267,5 kg thuốc Racumin cho các địa phương. Các HTX cũng chủ động trích kinh phí mua đuôi chuột và thuốc sinh học diệt chuột. Đồng thời, kết hợp Ngày Chủ nhật xanh, huyện cũng tổ chức ra quân vớt bèo, khơi thông dòng chảy, tu sửa kênh mương thủy lợi, nạo vét ao hồ chứa nước đảm bảo cung ứng nước cho sản xuất nông nghiệp.
Ông Hồ Vang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định, nếu diện tích nào dự báo thiếu nước, không thể chuyển đổi phải chấp nhận bỏ hoang không khai thác nhằm hạn chế thiệt hại không đáng có. Các HTX, nông dân thực hiện phương châm sử dụng tiết kiệm nước, tưới luân phiên, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm tiết kiệm nước, có khung lịch thời vụ hợp lý. Một số khu vực có diện tích đất đủ điều kiện, thuận lợi để gieo sạ thì nên sớm gieo xạ với cơ cấu giống ngắn ngày. Đối với cây lạc, các địa phương cần chỉ đạo, khuyến khích người dân gieo trồng càng sớm càng tốt để hạn chế thiệt hại vào cuối vụ. (baothuathienhue.vn 11/1)
2. Dệt may Huế (HDM) lên kế hoạch lãi trước thuế 2020 đạt 40 tỷ đồng, tăng gấp đôi ước đạt 2019
CTCP Dệt may Huế (mã chứng khoán HDM) vừa tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 đồng thời lên kế hoạch cho năm 2020.
Trong năm 2019 HDM ước đạt doanh thu 1.756 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2018 và thực hiện 97% kế hoạch năm. Kinh ngạch xuất khẩu đạt 103 triệu USD, vượt 2% kế hoạch và tăng 17%. Lợi nhuận trước thuế ước thực hiện 20,7 tỷ đồng, đạt 44% kế hoạch năm và giảm 43% so năm trước. Chia cổ tức là 15% vốn điều lệ trong khi cổ tức 2018 là 25%.
Lên kế hoạch cho năm 2020, công ty đề ra kế hoạch doanh thu 1.815 tỷ đồng, tăng 3% so với ước thực hiện 2019. Kim ngạch xuất khẩu 112 triệu USD, tăng 12%. Lãi trước thuế 40 tỷ đồng và chia cổ tức 20%; lần lượt tăng 93% và 33% thực hiện 2019.
Phía HDM cho biết Công ty sẽ tiếp tục triển khai các dự án đã được chấp thuận thông qua triển khai trong năm 2019 và lập các dự án đầu tư bổ sung trong năm 2020 với định hướng tập trung chiều sâu và nâng cao tỷ lệ tự động hóa thiết bị để tăng năng suất và giảm lao động tại các nhà máy.
Năm nay, công ty cũng dự kiến lập dự án đầu tư bổ sung thiết bị nhà máy may, đầu tư xây dựng hồ chỉ thị sinh học, nghiên cứu phương án sắp xếp lại nhà máy sợi, quy hoạch lại kho để đảm bảo không phải thuê ngoài.
Xa hơn cho năm 2021, HDM dự định lập phương án đầu tư Nhà máy May hai tầng với quy mô 32 chuyền may, sản lượng 10 triệu sản phẩm/năm và nghiên cứu các dự án điện mặt trời.
Trên thị trường cổ phiếu HDM hiện đang giao dịch quanh mức 14.900 đồng/cổ phiếu, giảm 31% so với hồi đầu năm 2019. (toquoc.vn 12/1)
3. Nhân rộng mô hình sản xuất cánh đồng mẫu lớn ở Phú Lộc
Nhanh, hiệu quả
Nhớ lại hai vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2019, ông Hoàng Chiến, Giám đốc HTX Đại Thành, xã Lộc An hồ hởi khi lần đầu tiên trong lịch sử của HTX, năng suất lúa đạt gần 80 tạ/ha (trước đó trung bình khoảng 65 – 68 tạ/ha).
Theo ông Hoàng Chiến, trong nông nghiệp, nhất là trồng lúa, hiệu quả sản xuất luôn được chứng minh thông qua năng suất. Với HTX Đại Thành, có được năng suất đó chính là việc áp dụng mô hình sản xuất CĐML. Việc sử dụng cùng một loại giống (KH1), cùng một loại phân bón, thời gian gieo sạ cùng lúc nên giảm hẳn sâu bệnh, lúa phát triển đồng đều. Năm 2019, HTX sản xuất trên 130ha theo mô hình CĐML, nhờ áp dụng máy móc kỹ thuật, với hình thức “cuốn chiếu” nên khi gieo sạ và lúc thu hoạch chỉ diễn ra đúng trong 3 ngày. Nhờ vậy mà vụ hè thu 2019 có đợt lũ sớm, nhiều nơi bị thiệt hại, riêng ở Đại Thành đã kịp thời thu hoạch, đảm bảo năng suất cao.
Tại HTX An Nong II, xã Lộc Bổn, chỉ sau một năm áp dụng mô hình sản xuất CĐML, năng suất lúa cũng tăng từ 7 – 9 tạ/ha. Riêng với vụ hè thu ở Phú lộc, luôn bị ảnh hưởng bởi thời tiết và thiếu nước tưới, những năm trước năng suất chỉ đạt gần 60 tạ/ha, vụ hè thu năm 2019 đã đạt hơn 65 tạ/ha. Ông Võ Đại Khoa, Giám đốc HTX An Nong II chia sẻ, khi áp dụng mô hình CĐML đã tiết kiệm được công lao động. Điều hành, chăm sóc đều được tập trung nên kịp thời vụ, cho năng suất cao. HTX cũng được doanh nghiệp bao tiêu lúa tươi khi thu hoạch nên càng cho thấy hiệu quả.
Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phú Lộc thông tin, năm 2019, toàn huyện đưa vào sản xuất tổng cộng 700ha lúa theo mô hình CĐML. Năng suất tăng trung bình 5 - 7 tạ/ha so với khi chưa áp dụng. Có nhiều HTX tăng gần 10 tạ/ha, như các HTX Đại Thành, Châu Thành, Tiến Lực (Lộc An), Nam Sơn, Bắc Sơn (Lộc Sơn), An Nong II, An Nong I (Lộc Bổn)…
Được biết, việc triển khai CĐML được huyện Phú Lộc đặt mục tiêu hướng đến vùng lúa trọng điểm và phát triển một số sản phẩm nông nghiệp sạch. Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật, giống, canh tác, cơ giới hóa, quản lý đồng ruộng và phòng trừ dịch bệnh, tạo chu trình sản xuất khép kín, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, sản phẩm sạch với giá trị cao, là tiền đề phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững ở Phú Lộc.
Theo các HTX nông nghiệp đã áp dụng mô hình CĐML ở Phú Lộc, với cách thức sản xuất nhanh, tiết kiệm, mang lại năng suất cao, CĐML gần như không vấp phải trở ngại gì trong phát triển, nhất là từ phía các xã viên. Trước đây, còn có những ý kiến về tính khả thi, nay tất cả đều đồng lòng và mong muốn mở rộng diện tích sản xuất.
Tiến đến bao tiêu
Ngành nông nghiệp huyện Phú Lộc cho biết, năm 2020, huyện tiếp tục mở rộng thêm 430ha theo mô hình CĐML trên địa bàn. Để có thể đạt được năng suất lúa cao, các giải pháp được đặt ra là tiếp tục thực hiện kế hoạch hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, bằng việc mở các lớp tập huấn và phòng trừ sâu bệnh, bón phân, diệt cỏ dại... cho người dân; tổ chức thực hiện tốt các khâu dịch vụ, như thủy lợi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
Một khâu được cho là còn yếu của cả tỉnh và riêng Phú Lộc khi áp dụng mô hình CĐML là việc tiêu thụ nông sản bằng hình thức bao tiêu sản phẩm cho người dân. Hiện ở Phú Lộc mới chỉ có một số HTX bao tiêu, hoặc bao tiêu một phần nhỏ, còn lại vẫn phải bán ra thị trường bằng hình thức truyền thống. Như ở HTX Đại Thành, vụ đông xuân năm 2020 đưa vào áp dụng 390ha, nhưng chỉ có 50ha được doanh nghiệp cam kết bao tiêu.
Ông Nguyễn Văn Thông cho biết, hiện huyện đang tìm kiếm và làm việc với các doanh nghiệp để hỗ trợ bao tiêu lúa cho người dân. Việc hợp tác bao tiêu cũng sẽ đặt ra cho người dân nâng cao hơn chất lượng của hạt lúa. Bên cạnh đó, huyện cũng sẽ tổ chức lại sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hoàn thiện và nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác, mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.
Ông Hồ Trọng Cầu, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc khẳng định, việc xây dựng, sản xuất nông nghiệp theo mô hình CĐML là một giải pháp quan trọng, lâu dài, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong sản xuất lúa gạo nói riêng và các loại cây trồng khác của Phú Lộc trong những năm tới. Đây cũng được xem là tiền đề để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người nông dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và là một trong các giải pháp nhằm thực hiện tiêu chí phát triển kinh tế trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Phú Lộc. (baothuathienhue.vn 11/1)
4. Vietnam Airlines tăng thêm gần 11.000 chỗ bay giữa TP.HCM và 7 tỉnh thành trong dịp Tết Canh Tý
Các chuyến bay được tăng cường đều được khai thác bằng máy bay A321 với chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn quốc tế 4 sao, bao gồm 10 chuyến bay giữa TP.HCM – Hải Phòng, 6 chuyến bay giữa TP.HCM – Thanh Hóa, 2 chuyến bay giữa TP.HCM – Đà Nẵng, 16 chuyến bay giữa TP.HCM – Vinh, 14 chuyến bay giữa TP.HCM – Huế, 6 chuyến bay giữa TP.HCM – Quảng Nam và 2 chuyến bay giữa TP.HCM – Phú Quốc.
Đợt tăng cường này sẽ mở ra thêm nhiều cơ hội cho hành khách đặt vé máy bay về nhà đoàn viên trong dịp Tết Nguyên đán 2020. Vietnam Airlines tăng thêm chuyến bay trong bối cảnh tỷ lệ lấp đầy ghế trên các đường bay “nóng” từ TP.HCM đi các tỉnh/thành phố miền Bắc và miền Trung giai đoạn từ ngày 9/1 đến 8/2/2020 (tức từ 15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng) hiện đã đạt 80-90%. Trước đó, vào giữa tháng 11, Vietnam Airlines đã công bố cùng với Jetstar Pacific cung ứng tổng cộng 2,23 triệu chỗ (khoảng 12.000 chuyến bay) trên toàn mạng nội địa cho Tết Canh Tý.
Trong dịp cao điểm Tết, Vietnam Airlines khuyến nghị hành khách đến làm thủ tục tại quầy ở sân bay nên đến sân bay làm thủ tục sớm ít nhất 2 tiếng trước giờ khởi hành. Để tiết kiệm thời gian, không phải lên sân bay sớm và tránh ùn tắc tại sân bay, hành khách có thể sử dụng các hình thức tự làm thủ tục tiện lợi như qua website www.vietnamairlines.com, ứng dụng di động Vietnam Airlines; làm thủ tục tại kiosk; gọi điện qua tổng đài 1900 6265; sử dụng dịch vụ làm thủ tục tự động (auto check-in) trên ứng dụng di động.
Vietnam Airlines cũng đề nghị hành khách nên mua vé trên website, ứng dụng di động hoặc tại các đại lý, phòng vé chính thức của Hãng và yêu cầu xuất hóa đơn để đảm bảo không mua phải vé giá, vé bị nâng giá.
Để biết thêm thông tin chi tiết, khách hàng có thể truy cập thường xuyên website www.vietnamairlines.com, trang Facebook chính thức tại địa chỉ www.facebook.com/VietnamAirlines; liên hệ các phòng vé của Vietnam Airlines trên toàn quốc hoặc Tổng đài Chăm sóc khách hàng 1900 1100. (baothuathienhue.vn 12/1) (nld.com.vn 13/1)
5. Thừa Thiên Huế thu hồi nhiều dự án thuộc danh mục "giám sát đặc biệt"
Do nhà đầu tư không thể tiếp tục triển khai, đã có 7 dự án thuộc danh mục giám sát đặc biệt đã bị thu hồi, chấm dứt hoạt động.
Cụ thể: Khu du lịch quốc tế Thuận Phong của Công ty CP Thương mại dịch vụ Thuận Phú; Nhà máy chế biến cát trắng của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương; Nhà máy chế biến cát trắng Phong Điền của Công ty CP Công nghệ khoáng sản Phú Thịnh; Nạo vét thông luông và tận thu cát nhiễm mặn tại cửa biển Tư Hiền - Tư Dung và Thuận An để xuất khẩu của Công ty CP Khai thác khoáng sản 55;
Xây dựng cơ sở 2 Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tri Phương của Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Tri Phương; Khu nhà ở sinh viên tại Khu quy hoạch Đại học Huế của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Tisco Huế; Khai thác cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường tại bãi bồi Lương Quán của Công ty CP Xây dựng 939.
Đối với các dự án đã hết thời hạn hoạt động, không có kế hoạch tiếp tục triển khai, không có báo cáo gửi cơ quan chức năng về tiến độ hay vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật, cơ quan quản lý đầu tư sẽ tham mưu UBND tỉnh tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư theo quy định.
Các dự án nói trên gồm: Khai thác cát thủy tinh lại khu vực Trầm Bầu Bàng của Công ty CP khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa; Khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf Lăng Cô của Công ty CP Đầu tư Phát triển Phong Phú Lăng Cô; Khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối Việt Nam của Công ty TNHH Một thành viên Bãi Chuối (Việt Nam).
Ở nhóm các dự án rà soát, xem xét thu hồi, một số dự án thuộc địa bàn khu kinh tế, công nghiệp tuy nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của UBND tỉnh vẫn chưa có động thái triển khai trở lại, sớm đưa dự án đi vào hoạt động như: Dự án sản xuất và kinh doanh các loại nhà lắp ghép của Công ty TNHH Quốc tế Kugler; Nhà máy sản xuất kết cấu thép Phú Bài của Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ Kim Nguyên; Nhà máy sản xuất gạch không nung của Công ty TNHH MTV Linh Ngọc; Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 3 của Công ty TNHH ACE VINA Constructions (Hàn Quốc).
UBND tỉnh này đã giao Ban quản lý xem xét, báo cáo UBND tỉnh thống nhất chủ trương thu hồi các dự án nói trên và giao Ban Quản lý thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định.
Riêng đối với dự án Khu nghỉ dưỡng Làng Xanh Lăng Cô của Công ty Liên doanh Làng Xanh Lăng Cô, cơ quan thi hành án chưa hoàn thành thủ tục kê biên, phát mại tài sản theo bản án của Tòa án nhân dân TP Hà Nội nên chưa đủ cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định; đến nay, Ban Quản lý đã ban hành quyết định thu hồi 6,3 ha đất giai đoạn 2 của dự án chưa triển khai.
Theo ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, những khó khăn, vướng mắc trong công tác thu hồi dự án có thể kể ra như, một số dự án chậm tiến độ có thể thu hồi nhưng cần phải hoàn chỉnh cơ sở pháp lý nên chưa thể thu hồi; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn nhiều khó khăn, vướng mắc; các nhà đầu tư khi đề xuất dự án đầu tư do chưa nắm rõ quy trình, thủ tục trong quá trình triển khai dự án nên để xuất tiến độ dự án chưa phù hợp, dẫn đến nhiều dự án chậm tiến độ, phải điều chỉnh hay giãn tiến độ thực hiện dự án nhiều lần; một số nhà đầu tư chưa đủ kinh nghiệm và năng lực triển khai so với dự án đề xuất.
Bên cạnh đó, thủ tục đầu tư triển khai dự án nằm ở nhiều văn bản pháp luật liên quan khác nhau và có nhiều thay đổi, điều chỉnh (như quy hoạch, đầu tư, đất đai, xây dựng, môi trường, kinh doanh, an ninh quốc phòng...); một số văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định ban hành chưa kịp thời hoặc chưa được ban hành nên việc thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước trong đầu tư còn gặp một số khó khăn, vướng mắc.
Trong năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ kiên quyết xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, sử dụng đất đối với các nhà đầu tư không thực hiện dự án theo đúng nội dung cam kết đầu tư, làm căn cứ xử lý ở những giai đoạn tiếp theo đảm bảo đúng quy định.
“Chúng ta cần phải nâng cao chất lượng công tác thẩm định đầu tư nhằm lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực và kinh nghiệm, tránh trường hợp lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực để triển khai dự án. Cần rà soát các quỹ đất có vị trí thuận lợi nếu chưa phù hợp với quy hoạch, kiểm soát chặt chẽ các điều kiện về tiến độ thực hiện dự án” - ông Định cho biết thêm. (baoxaydung.com.vn 11/1)
6. Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong năm 2020
Ngay những ngày đầu năm mới 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Kế hoạch “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhất là tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, thanh niên và doanh nghiệp khởi nghiệp.
Kế hoạch này cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân có ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ, tư vấn để khởi nghiệp thành công.
Mục tiêu đặt ra trong năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ phát triển ít nhất 08 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ phát triển ít nhất 4 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và ít nhất 01 doanh nghiệp gọi được vốn đầu tư.
Đối tượng được hỗ trợ sẽ là cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
Các tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động có hiệu quả thiết thực cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ. Tuy nhiên phải đáp ứng được một số tiêu chí, như: Có quy trình hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về đầu tư, đào tạo, huấn luyện, tư vấn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; Người đứng đầu và tổ chức đó phải có kinh nghiệm và có hiệu quả trong hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp.
Để hoàn thành được mục tiêu của kế hoạch đặt ra, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao cho các cơ quan ban ngành có liên quan, ngay từ đầu năm phải bắt tay triển khai ngay nhiều nhiệm vụ trọng tâm để Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, về công tác thông tin, tuyên truyền khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Cần hoàn thiện, vận hành và duy trì Cổng thông tin khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế; Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh...
Trong năm 2020, cần tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, như: Tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế; Tham gia Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Vùng, Quốc gia năm 2020; Tổ chức các diễn đàn, cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tổ chức chương trình sự kiện giao lưu, kết nối giữa doanh nghiệp đang phát triển và thanh niên khởi nghiệp…
Nhiệm vụ cũng hết sức quan trọng, đó là, phải xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cụ thể: Thành lập Khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế; Hình thành các vườn ươm, câu lạc bộ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
Bên cạnh đó cũng cần phát triển hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực và dịch vụ cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tổ chức kết nối và hỗ trợ hoạt động hệ sinh thái khởi nghiệp; Xây dựng, kết nối mạng lưới nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và mạng lưới quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo…
“Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan, căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, chủ động, phối hợp để tổ chức triển khai thực hiệnnhiệm vụ đảm bảo yêu cầu. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ánh về Sở khoa học và Công nghệ tỉnh để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp”, Kế hoạch do Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ký ban hành, nhấn mạnh. (doanhnghiepvn.vn 13/1)
7. Ngày hội Bất động sản Huế lần thứ 3 – 2020
Theo ông Hoàng Việt Trung, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch đối ngoại Hiệp hội Bất động sản, năm 2019, thị trường BĐS tỉnh có nhiều tín hiệu vui với nhiều nhà đầu tư có tên tuổi đến Huế. Tuy HH BĐS tỉnh thành lập chưa lâu (tháng 6/2019) nhưng khí thế, sự đoàn kết, những đóng góp cho kinh tế - xã hội, những hoạt động về xã hội từ thiện rất tốt. Mong rằng trong thời gian tới, những thành viên của HH nắm bắt cơ hội để phát triển, phối hợp với tỉnh xây dựng thị trường BĐS lành mạnh, tiếp tục đóng góp vào hoạt động xã hội và chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế phát triển, trong đó có giá trị BĐS, giá trị đất đai.
Ông Nguyễn Hữu Ngữ, Phó Chủ tịch HH BĐS tỉnh thông tin: “Sau hơn 6 tháng thành lập, HH thu hút trên 220 hội viên tham gia. HH cũng tổ chức nhiều hoạt động, như: đối thoại, trao đổi để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động kinh doanh BĐS của thành viên HH với tỉnh và các sở ngành; phối hợp với tỉnh trong việc triển khai số hoá cơ sở dữ liệu về các dự án quy hoạch trên địa bàn; tài trợ chính cho việc tổ chức chương trình Countdown “Chào năm mới 2020”- lần đầu tiên tổ chức tại Huế; phối hợp tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS…
Trong năm 2020, HH tiếp tục tiếp tục phối hợp cùng tỉnh tháo gỡ khó khăn trong hoạt động kinh doanh BĐS, tạo điều kiện cho các hội viên, doanh nghiệp được hỗ trợ vốn ưu đãi; thúc đẩy các sở, ngành liên quan công khai thông tin các dự án quy hoạch; phối hợp kiểm tra chứng chỉ hành nghề BĐS trong giao dịch kinh doanh; mở các lớp đào tạo kỹ năng quản lý cho hội viên. Đồng thời, đề xuất, góp ý, phản biện hoàn thiện các quy định, chính sách liên quan đến thủ tục BĐS với UBND tỉnh, tuyên truyền văn hoá doanh nhân, tham gia các hoạt động vì cộng đồng…
Phát biểu tại Ngày hội BĐS, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định biểu dương những nỗ lực và đóng góp quan trọng của HHBĐS tỉnh thời gian qua. “Chỉ trong một thời gian ngắn, HH đã quy tụ được trên 200 hội viên tham gia với tinh thần tự nguyện. Đóng góp cho tỉnh trong việc đưa ra những phản biện, các ý kiến liên quan đến quản lý điều hành trong lĩnh vực BĐS; tích cực hỗ trợ trong các hoạt động cộng đồng. Trong thời gian tới, mong rằng HH sẽ cùng đồng hành với tỉnh tạo nên một Thừa Thiên Huế năng động, xây dựng thị trường BĐS ổn định, đóng góp nhiều hơn nữa trong việc quảng bá Thừa Thiên Huế đầy tiềm năng”, ông Định nói. (baothuathienhue.vn 12/1)