Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Bắt đầu năm 2020 bằng chiến dịch thúc đẩy cải cách
Ngày cập nhật 16/01/2020

 

Thủ tướng dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Trà Vinh. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại Hội nghị xúc tiến đầu tư Trà Vinh 2020.

Theo ông Lê Thành, Chủ tịch Hội đồng sáng lập Viện Kinh tế Xanh, đơn vị đồng tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư Trà Vinh 2020: “Đã đến lúc chúng ta thay đổi góc nhìn, biến đổi khí hậu không phải là thách thức, biến đổi khí hậu còn là cơ hội, động lực để phát triển kinh tế theo xu hướng tuần hoàn, bền vững”.

Báo cáo về kinh tế biển trước biến đổi khí hậu của OECD cũng cho thấy, khi nước biển dâng, những ngành như đánh bắt khai thác giảm nhưng lại là cơ hội tăng trưởng của những ngành sản xuất như nuôi biển, vận tải.

Ông Lê Thành cho rằng nếu chọn đúng định hướng, phát triển kinh tế xanh, bền vững thì đến năm 2050 Trà Vinh sẽ là một khu đô thị kiểu mới, khu đô thị xanh, thông minh, gắn liền với sản xuất nông nghiệp, hài hòa thiên nhiên, trên nền tảng khoa học kỹ thuật, trở thành điển hình về không gian sống thích ứng cho toàn bộ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và khu vực.

Cũng theo ông Lê Thành, Trà Vinh phù hợp tập trung phát triển các lĩnh vực: Khoa học công nghệ, điện gió, kinh tế biển và logistics.

Ông Marc Van Bouwel, Phó Chủ tịch Công ty International Port Engineering & Investments Limited (IPEI) - một trong những doanh nghiệp hàng đầu thế giới về cảng biển và logistic chia sẻ hiện nay 70 - 72% sản lượng trái cây của ĐBSCL do thương lái thu mua tại vườn mức giá thấp và vận chuyển bằng xe tải sang nước lân cận.

Một vài loại nông sản khác được vận chuyển bằng đường biển, đi qua Singapore, đến những thị trường có giá tốt hơn và sinh lợi nhiều hơn. Nhưng giá thành của hệ thống logistics trên biển và việc kiểm soát chuỗi cung ứng lạnh hiện nay cần được cài thiện mạnh mẽ hơn, để mang lại lợi nhuận tốt hơn cho nhà sản xuất. Cảng Định An là lựa chọn thích hợp để chuyển đổi và trang bị thành trung tâm logistics cho nhiều tỉnh. “Theo tính toán của chúng tôi, vào năm 2025, lượng hàng hoá giao dịch thông qua cảng Định An sẽ vào khoảng 41,3 triệu tấn”, ông Marc Van Bouwel  nói.

Thủ tướng thăm các gian hàng triển lãm sản vật Trà Vinh trong khuôn khổ sự kiện. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Bà Steffi Stallmeister, Giám đốc Dự án, Ngân hàng Thế giới (World Bank) hoàn toàn tán đồng với quan điểm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, chuẩn bị cho tương lai để nhanh chóng dẫn đầu. Bà Steffi nhận định: “Không thiếu các cơ hội, giải pháp đầu tư sáng tạo và thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu”.

WB cam kết sẽ hỗ trợ việc phát triển bền vững và thông minh với khí hậu của Trà Vinh và ĐBSCL vì “Trà Vinh và khu vực ĐBSCL rất quan trọng đối với tăng trưởng bền vững và chất lượng ở Việt Nam”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng sự kiện lần này có cảm xúc đặc biệt và mới mẻ bởi 2 điều. Thứ nhất đây là thời điểm mà nhà đầu tư bận rộng chuẩn bị cho Tết, chăm sóc khách hàng, thăm hỏi bà con nhưng vẫn có mặt đông đủ tại một tỉnh xa xôi. Thứ 2, do hoàn cảnh bận rộn như vậy nhưng các nhà đầu tư quốc tế, từ các vùng miền phải đi nhiều loại phương tiện đến đây.

“Các bạn là những nhà đầu tư có tầm nhìn, hoài bão lớn và một tinh thần phụng sự. Các bạn về đây là thấu tình đạt lý, dưới góc độ trách nhiệm doanh nhân với xã hội, với đất nước và cả dưới góc độ hiệu quả kinh doanh, là sự nghiên cứu tiềm năng, thế mạnh mà không phải tỉnh nào cũng có như tỉnh Trà Vinh”, Thủ tướng nói.

Nhắc lại phát biểu tại một hội nghị trực tuyến toàn quốc cuối năm 2019 rằng ý Đảng, lòng dân, tinh thần doanh nhân hòa vào khát vọng dân tộc độc lập, tự cường, thịnh vượng vào năm 2045, Thủ tướng cho rằng những nhà đầu tư, doanh nghiệp về với Trà Vinh hôm nay là minh chứng tuyệt vời cho điều này. Đặc biệt vào đúng thời điểm tỉnh Trà Vinh đang thể hiện khát vọng phát triển vượt lên chính mình hơn bao giờ. Bằng chứng là năm 2019, Trà Vinh đã có tốc độ tăng trưởng GDP gần 15%, vào tốp đầu trong cả nước về phát triển. Có thể nói Trà Vinh truyền cảm hứng phát triển mạnh mẽ cho nhiều tỉnh thành, không chỉ cho ĐBSCL mà còn cho nền nông nghiệp trong bối cảnh có nhiều biến đổi, khó khăn.

Những địa phương như Trà Vinh tăng tốc và bền vững trong phát triển thì cả nước Việt Nam sẽ tăng tốc và thành công, đúng với mục tiêu về một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, về sự phát triển bao trùm, không để một người dân, một vùng miền dù là ở vùng sâu, vùng xa bị bỏ lại phía sau, Thủ tướng nêu rõ.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tương bày tỏ tin tưởng Trà Vinh sẽ có bước phát triển đột phá nhờ tiềm năng lớn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Trà Vinh có làm nên kỳ tích sông Tiền, sông Hậu hay không?

Biển Đông và sông Cửu Long đã cùng kiến tạo nên một Trà Vinh màu mỡ, trù phú. Trên thế giới, rất nhiều thành phố vươn lên giàu có không phải ngẫu nhiên nằm ven biển, con sông lớn, đặc biệt là ven biển. Nhiều khi người ta gắn kỳ tích phát triển kinh tế với con sông như sông Hàn.

Trà Vinh không chỉ nằm ven sông lớn mà còn một tỉnh duyên hải, ngó ra Biển Đông. Vậy tỉnh Trà Vinh có làm nên kỳ tích sông Tiền, sông Hậu hay không? Thủ tướng cho rằng với điều kiện mới, đặc biệt là kinh tế biển, Trà Vinh có thể trở thành một trung tâm giao thương mới của miền Nam và cả nước, là một trung tâm chế biến thủy hải sản, một nền nông nghiệp công nghệ cao có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất trong nước và quốc tế. Hệ thống cảng biển, cảng sông, với dịch vụ logistic tiên tiến sẽ là quả đấm thép cho sự phát triển của Trà Vinh.

Vấn đề then chốt với Trà Vinh là phải thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm năng, có tầm, có tâm, phải làm cho nhà đầu tư hiểu, nhận thức rõ về tiềm năng, thế mạnh, không những về điều kiện tự nhiên mà cả về văn hóa, lịch sử, tôn giáo tại Trà Vinh.

Nếu hiểu sâu sắc nơi này, biết phát huy các lợi thế về nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch, vùng đất này sẽ làm cho các nhà đầu tư giàu có, Thủ tướng nhấn mạnh và tin rằng Trà Vinh sẽ là nơi đắc địa, hấp dẫn đầu tư. Có thể nói, nơi đây là một mặt tiền đắt giá trên nhiều phương diện. Đặc biệt là trong năm Canh Tý, năm Chuột vàng, Trà Vinh với 120 năm thành lập, vẫn là tỉnh mới, còn trẻ, hứa hẹn sẽ là thần đồng kinh tế mới của Việt Nam trong những năm tới.

Thủ tướng cho rằng với các dự án, thỏa thuận được ký kết tại Hội nghị có tổng vốn hơn 205.000 tỷ đồng, là dấu ấn mạnh mẽ, mở ra chương mới về sự phát triển của Trà Vinh.

Nhân dịp này, Thủ tướng nêu 5 điểm lớn, cũng như chương trình hành động của tỉnh đồng hành cùng nhà đầu tư. Một là Trà Vinh xây dựng mô hình liên kết phát triển kinh tế-xã hội bền vững, là tỉnh kiểu mẫu về khả năng thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, khai thác tối đa điều kiện thuận lợi, vượt qua khó khăn, chủ động với biến đổi khí hậu để hướng tới một nền nông nghiệp, ngư nghiệp giá trị gia tăng cao. Phải biến những nguy cơ về biến đổi khí hậu thành thời cơ phát triển của tỉnh.

Chính vì vậy, việc thứ hai là Trà Vinh cần xem xét lại quy hoạch các khu công nghiệp theo hướng công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chế biến thủy sản. Điều quan trọng là phải liên kết chuỗi giá trị, tạo dựng những thương hiệu gắn với địa phương.

Thứ ba, không đánh đổi môi trường để có nhà đầu tư. Lĩnh vực kinh tế then chốt đối với Trà Vinh là nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản đi vào chế biến sâu, ngoài ra, cần có chiến lược thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch sinh thái và năng lượng sạch, điện gió, điện mặt trời.

Thứ tư, Trà Vinh sở hữu vùng nước lợ diện tích lớn, chất lượng tốt, nuôi tôm siêu thâm canh là hướng đi đột phá nên cần khai thác triệt để lợi thế này để đầu tư khoa học công nghệ cho nuôi trồng, chế biến, tạo nên thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đất đai đang bị phân tán, sử dụng không hiệu quả, vì vậy Trà Vinh cần giải pháp đột phá, tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới, có tiềm lực tài chính tích tụ ruộng đất và thực hiện những dự án có quy mô lớn, sản xuất lớn ở tỉnh Trà Vinh.

Thứ năm, người nông dân muốn thực sự giàu có trên quê hương mình, cần có tư duy đột phá, người nông dân có thể góp sức, góp vốn bằng những thửa ruộng đang thuộc quyền canh tác của mình để cùng các nhà đầu tư khác tạo nên một doanh nghiệp hoạt động theo luật. Đây là giải pháp để chuyển đổi từ kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún sang kinh tế doanh nghiệp. Làm được như vậy, Thủ tướng tin Trà Vinh sẽ có những chuyển biến quan trọng về chất lượng trong giai đoạn tới.

Các quy định chồng chéo, xung đột đang là rào cản lớn đối với việc huy động các nguồn lực cho phát triển.

TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh điều này khi nhìn lại năm 2019, nhận định năm 2020 và đưa ra các đề xuất, kiến nghị với Chính phủ theo một trọng tâm đã được xác định tại Nghị quyết 01: Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, hiện đại, hội nhập, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới sáng tạo và phát triển; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao kết quả điều hành kinh tế của Chính phủ trong năm 2019 với những thành quả tăng trưởng và cải cách rất đáng khích lệ, với những đóng góp tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu, nhưng với tinh thần dũng cảm và những nỗ lực vượt lên, Việt Nam đã ghi dấu ấn trên bầu trời kinh tế thế giới về tăng trưởng, cải cách và hội nhập.

Hai từ khóa quan trọng nhất là “gỡ bỏ” và “kết nối”

Khẳng định đà cải cách đang được thúc đẩy và chúng ta đang bước vào năm 2020 với tâm thế mới, hành trang mới, quyết tâm mới và niềm tin mới, nhưng Chủ tịch VCCI cũng lưu ý, không thể không quan ngại khi những bất ổn và xu hướng giảm tốc trong nền kinh tế toàn cầu vẫn đang tiếp tục.

Ở trong nước, một số tín hiệu vĩ mô cũng không thể không làm chúng ta phải lưu tâm khi tăng trưởng quý IV năm 2019 đạt mức thấp nhất trong ba năm trở lại đây. Nhiều đầu tàu công nghiệp giữ vai trò dẫn dắt nên kinh tế đang tăng trưởng chậm lại. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường vẫn tăng cao. Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản. 60% doanh nghiệp vẫn kinh doanh không có lãi. Cơ cấu thị trường khách du lịch tới Việt Nam, cơ cấu thị trường xuất, nhập khẩu, cơ cấu dòng vốn đầu tư đang chuyển dịch theo chiều hướng bất lợi, lệ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường. 3 năm liền nguồn thu ngân sách từ khu vực sản xuất kinh doanh không đạt được kế hoạch do Quốc hội đề ra...

“Để vượt lên khó khăn, hướng tới mục tiêu phát triển năm 2020 phải tốt hơn 2019, dư địa và động lực tăng trưởng lớn nhất vẫn là cải cách thể chế! Hai từ khóa quan trọng nhất cho sự tăng trưởng và phát triển năm 2020 và nhiều năm tới, theo tôi là “gỡ bỏ“ và “kết nối””, ông Vũ Tiến Lộc nhận định.

Cụ thể hơn, gỡ bỏ rào cản để khơi thông các nguồn lực, kết nối để lan tỏa kác giá trị. Kết nối FDI với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) trong nước, siêu kết nối qua cách mạng 4.0, kết nối với thế giới bên ngoài qua các FTAs là những nỗ lực phải đầy mạnh.

“Chúng tôi hoan nghênh cố gắng tích cực của Chính phủ trong việc triển khai rất khẩn trương các nghị quyết 01,02. Chính phủ dường như đã bắt đầu năm 2020 bằng một chiến dịch thúc đẩy cải cách thể chế và thủ tục hành chính rất ấn tượng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã tới dự và chỉ đạo hội nghị Chính phủ với các địa phương triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2020 ,Thủ tướng đích thân dự và chỉ đạo hội nghị của các bộ ngành triển khai công tác. Tổ công tác rà xét pháp luật được thành lập, tổ công tác thúc đẩy cải cách thể chế cũng sẽ Ra đời. Đó là những cơ chế mới thúc đẩy hoàn thiện và thực thi pháp luật đầy hứa hẹn. Áp lực cải cách từ trên xuống, áp lực hội nhập từ ngoài dội vào , áp lực niềm tin và kỳ vọng của người dân từ cơ sở sẽ là những lực đẩy quan trọng của cải cách”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch VCCI, về kết nối FDI với SMEs, cần có nỗ lực ở cả hai đầu: tăng cường trách nhiệm của FDI và nâng cao năng lực của SMEs . Kết nối với doanh nghiệp trong nước cần được coi là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng hàng đầu của dòng vốn FDI thế hệ mới, là trách nhiệm xã hội của các chủ doanh nghiệp FDI đối với quê hương thứ hai của mình. Là phương cách để FDI sâu rễ bền gốc trong nền kinh tế Việt Nam và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Cùng với đó, hành trình dỡ bỏ các rào cản đã được đầy mạnh trong nhiệm kỳ này của chính phủ. Năm 2016, Chính phủ đã xóa bỏ hàng ngàn điều kiện kinh doanh khoác áo thông tư, xác lập các điều kiện kinh doanh trong nghị định theo một danh mục chặt chẽ quy định tại luật đầu tư. Năm 2018, Chính phủ đã cắt giảm và đơn giản hoá 50% các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành.

Năm 2019 tuy không có những “con sóng lớn”, nhưng những nỗ lực cải cách vẫn được tiếp tục và việc triển khai Chính phủ điện tử có thể coi là một điểm nhấn. Việc triển khai CPTPP và ký kết EVFTA là những nỗ lực hội nhập quan trọng.

Đề xuất “năm cánh của ngôi sao cải cách”

Về năm 2020, đại diện cộng đồng doanh nghiệp đề nghị trước hết cần tập trung rà soát và giải quyết các điểm chồng chéo, xung đột trong pháp luật về đầu tư, kinh doanh, liên quan đến các luật đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, nhà ở, đấu thầu.... Qua rà sát ban đầu, VCCI thấy ít nhất có 25 điểm chồng chéo, xung đột đang là rào cản lớn nhất đối với việc huy động các nguồn lực cho phát triển, và quy trình thủ tục đầu tư cho các dự án ở tất cả các địa phương đang chậm lại.

Giải quyết những xung đột này, thông qua việc dùng một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều nghị định liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh sẽ là điểm đột phá về cải cách thể chế và thủ tục hành chính cho năm 2020.

Điểm thứ hai, cần tiếp tục triển khai một cách thực chất chương trình cắt giảm đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành với yêu cầu cắt giảm ít nhất 20% thủ tục cũng như các chi phí thời gian và tiền bạc cho người dân và doanh nghiệp. Năm 2018, các bộ ngành báo cáo đã hoàn thành kế hoạch cắt giảm và đơn giản hoá tới 50% nhưng theo một số đánh giá độc lập thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hoá thực chất chỉ ở mức 30%, nên mục tiêu tiếp tục cắt giảm, đơn giản hoá thêm 20% nữa trong năm 2020 là phù hợp.

Thứ ba, cộng đồng doanh nghiệp đề nghị tiếp tục hành trình số hoá, thúc đẩy Chính phủ điện tử trong năm 2020, cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển giao dịch vụ công cho xã hội và thị trường đúng với tinh thần mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh là không phải là cơ quan nhà nước muốn hay không mà phải chuyển giao tất cả những việc mà xã hội và thị trường có thể đảm nhiệm, để Chính phủ tập trung làm thể chế. Tăng phân quyền phân cấp phân quyền cho các địa phương.

“Nói gọn lại, tôi hy vọng, năm cánh sao của ngôi sao cải cách thể chế năm 2020 sẽ là: Một là, xóa bỏ chồng chéo (tập trung xử lý 25 điểm chồng chéo pháp luật lớn nhất – có thể tạm gọi là chương trình 25), hai là cắt giảm thủ tục (chương trình 20 - cắt giảm, đơn giản hoá ít nhất 20% thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh), ba là thực hành chính quyền điện tử, bốn là chuyển giao dịch vụ công, năm là phân cấp phân quyền cho địa phương và cơ sở”, ông Lộc phát biểu và cho rằng, đây sẽ là động lực tăng trưởng trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

VCCI cũng đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện và trình ra Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi và Luật Đối tác công tư theo tư duy mới để tạo nên tảng cho các hệ thống pháp luật về kinh doanh ở nước ta.

Trong đó, việc đưa các hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp dưới hình thức “doanh nghiệp một chủ” theo thông lệ của thế giới là rất cần thiết để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của khu vực này, giảm nhũng nhiễu, nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của một khu vực đóng góp tới 30% GDP của nền kinh tế, liên quan tới sinh kế của hàng chục triệu người dân.

“2020 cũng là năm chúng ta triển khai thực hiện Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về cải thiện chất lượng của dòng chảy FDI, bảo đảm sự cộng sinh cùng có lợi giữa khu vực FDI với các doanh nghiệp nội địa và nền kinh tế Việt Nam, tôi hy vọng, năm nay sẽ mở đầu “mùa chim làm tổ“, “kết duyên“ được giữa các FDI với SMEs nội địa của chúng ta. Tôi cũng đề nghị Chính phủ trình quốc hội ban hành Luật Công nghiệp hỗ trợ để thúc đẩy quá trình này”, Chủ tịch VCCI kiến nghị.
Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Thủ tướng cho rằng không có tỉnh yếu, tỉnh sẽ tốt hơn nếu biết phát huy sức mạnh của mình. Không có tỉnh tự ti mà chỉ có tỉnh vươn lên mạnh mẽ. Thủ tướng tin rằng, các nhà đầu tư sẽ biến tiềm năng của Trà Vinh thành hiện thực, các giấy phép, thảo thuận, bản ghi nhớ được ký, trao hôm nay sẽ thành hiện thực trong cuộc sống. “Với lợi thế của Trà Vinh, các bạn sẽ thành công”, Thủ tướng chúc mừng các nhà đầu tư.

Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, tỉnh đã trao giấy chứng nhận đầu tư cho 5 dự án với tổng vốn hơn 5.300 tỷ đồng, trao biên bản ghi nhớ cho 19 dự án với tổng vốn 205.000 tỷ đồng.

http://baochinhphu.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.425.939
Truy cập hiện tại 36