Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi
Ngày cập nhật 13/02/2020

Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi

NDĐT – Trong bốn ngày từ 10 đến 14-2, các đơn vị chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng một số doanh nghiệp Việt Nam làm việc với đoàn chuyên gia nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi

 

Đoàn chuyên gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, gồm TS. Cyril Gay, Trưởng Chương trình Bảo vệ và Chăn nuôi động vật; TS. Manuel Borca, Trưởng nhóm nghiên cứu các bệnh ngoại lai của Hoa Kỳ; TS. Douglas Galdue, Nghiên cứu chính về bệnh dịch tả lợn châu Phi và một số đơn vị liên quan của phía Hoa Kỳ.

Những chuyên gia này đã trực tiếp tổ chức nghiên cứu thành công vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi bằng cách xóa đoạn gien I177L cho miễn dịch tốt chống lại chủng virus dòng Á-Âu đang lưu hành hiện nay - có nguồn gốc từ chủng Georgia năm 2007 (ASFV-G), kiểu gen II.

Lợn được tiêm bắp với virus nhược độc được xóa gien I177L (viết tắt là ASFV-G-ΔI177L) với liều tiêm từ 102 đến 106 HAD50 vẫn khỏe mạnh bình thường về lâm sàng trong thời gian theo dõi là 28 ngày. Tất cả lợn được tiêm virus ASFV-G-ΔI177L đều cho lượng virus huyết thấp và không bài thải virus ra môi trường. Quan trọng hơn là khi công cường độc với chủng virus độc lực cao ASFV-G thì những con lợn đã được tiêm vaccine được bảo hộ tốt. Như vậy, chủng virus vaccine nhược độc ASFV-G-ΔI177L là một trong số ít các chủng virus dịch tả lợn châu Phi có thể cho bảo hộ cao chống lại chủng virus cường độc ASFV-G và là loại vaccine đầu tiên có khả năng tạo miễn dịch tốt chống lại chủng virus dịch tả lợn châu Phi đang gây ra các ổ dịch hiện nay.

Kết luận được nhóm chuyên gia Hoa Kỳ đưa ra là, cơ chế miễn dịch bảo hộ chống lại chủng virus cường độc trên lợn vẫn chưa được phân tích kỹ, tuy nhiên chủng virus nhược độc ASFV-G-ΔI177L cho thấy có sự tương quan về việc sản sinh kháng thể đặc hiệu kháng virus dịch tả lợn châu Phi với sự bảo hộ đối với virus dịch tả lợn châu Phi độc lực cao.

Mặc dù liều tiêm vaccine nhược độc khác nhau nhưng khi công cường độc, các lô lợn thí nghiệm đều sinh kháng thể và đều đạt mức bảo hộ sau 14 ngày. Chủng virus nhược độc ASFV-G-ΔI177L được đề xuất sử dụng để sản xuất vaccine đối với chủng virus dịch tả lợn châu Phi đang gây bệnh tại châu Âu, Trung Quốc và Đông - Nam Á hiện nay.

Trong thời gian làm việc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị với phía Hoa Kỳ chuyển giao giống virus đã nghiên cứu thành công để tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam.

Việt Nam cũng đã gửi cho Hoa Kỳ 20 mẫu virus dịch tả lợn châu Phi phân lập tại 17 tỉnh của Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị phía Hoa Kỳ sử dụng các mẫu virus này để nghiên cứu phát triển vaccine dịch tả lợn châu Phi.

Bộ cũng đề nghị Hoa Kỳ xem xét hỗ trợ cán bộ kỹ thuật của Việt Nam sang Hoa Kỳ hoặc chuyên gia Hoa Kỳ sang Việt Nam để cùng triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi sử dụng chủng virus của Hoa Kỳ và chủng virus của Việt Nam; hỗ trợ xây dựng quy trình đánh giá chất lượng vaccine để Việt Nam ban hành tiêu chuẩn kiểm nghiệm vaccine sau khi nghiên cứu thành công.

 

 

https://nhandan.com.vn/
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.406.929
Truy cập hiện tại 1.394