Nâng cao giá trị kinh tế vườn, phấn đấu giá trị thu nhập bình quân năm 2020 đạt 46 triệu đồng/ha/năm, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Quy hoạch, cải tạo, chuyển đổi cây trồng, xây dựng vườn có giá trị cao nhằm tạo ra mô hình vườn điển hình để nông dân học tập, nhân rộng tăng thu nhập, tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, góp phần xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới.
- Tổ chức phát động phong trào làm vườn, cải tạo và chăm sóc vườn gắn với phong trào nông thôn mới, tạo được khí thế thi đua trong nhân dân, thi đua giữa các thôn đối với công tác lập vườn.
- Các ban ngành, đoàn thể xây dựng Kế hoạch triển khai làm vườn; xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu làm vườn của xã và từng thôn; huy động tất cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công trách nhiệm cho từng cán bộ, công chức phụ trách chỉ đạo, hướng dẫn từng nhóm hộ gia đình.
- Phát huy tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên, cán bộ, công chức trong phong trào làm vườn. Vườn của cán bộ, công chức phải đạt từ loại khá trở lên; không có vườn kém hiệu quả để làm gương cho nhân dân làm theo.
- Tổ chức họp thôn để triển khai công tác cải tạo và chăm sóc vườn ở thôn, thống nhất kế hoạch thực hiện trong toàn dân.
- Vận động các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; các ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; các doanh nghiệp hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình ở các thôn định canh định cư để có điều kiện phát triển kinh tế vườn.
- Phấn đấu trong năm 2020, tất cả các hộ có vườn đều tham gia phong trào, chăm sóc cải tạo vườn. Mỗi thôn xây dựng mới từ 1 - 2 vườn mẫu trở lên để nhân dân học tập và nhân rộng.
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 4/3/2019 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về tổ chức, triển khai thực hiện Đề án tổ chức Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”.
1. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa chương trình sáng chủ nhật “60 phút sạch nhà, đẹp ngõ”. Tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch UBND tỉnh “Nhặt một cộng rác, bạn đã làm Huế sạch hơn” tạo nên một phong trào thi đua của toàn thể nhân dân để tiến hành ra quân hưởng ứng “Ngày chủ nhật xanh” nhằm bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, làm đẹp cảnh quan đô thị và nông thôn bảo vệ vệ sinh môi trường trong cộng đồng và toàn xã hội.
2. Tổ chức thực hiện xây dựng các công trình bồn hoa, đường hoa, vườn hoa tại các điểm công cộng và dọc các tuyến đường chính trên địa bàn xã.
3. Tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường bằng cách thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông. Các ban ngành đoàn thể xây dựng các mô hình tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, vận động người dân hạn chế sử dụng túi ni lông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
4. Chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các điểm đến về môi trường, chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn.
5. Thành lập đoàn, kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm đến bảo vệ môi trường.