UỶ BAN NHÂN DÂN
HUYỆN NAM ĐÔNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số: 167 /KH-UBND
|
Nam Đông, ngày 24 tháng 6 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3)
cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi ngày 27, 28/6/2022 huyện Nam Đông.
Thực hiện Công văn số 3181/BYT-DP ngày 17/6/2022 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại cho trẻ em từ 12 tuổi đến 17 tuổi; Công văn số 2349/SYT-NVY ngày 24/6/2022 của Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế về việc “Phân công triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi huyện Nam Đông”;
Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông ban hành kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn huyện, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm đủ 2 liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn huyện, đảm bảo trên 90% học sinh từ 12 đến 17 tuổi đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc xin phòng COVID-19.
Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.
Đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ DANH SÁCH TIÊM
- Đối tượng học sinh từ 12-17 tuổi thuộc các trường THPT Nam Đông, Trung tâm GDNN-GDTX Nam Đông, THCS Bán trú Long Quảng, TH&THCS Kim Đồng, THCS Hương Hòa, TH Hương Hòa, THCS DTNT Nam Đông, THCS Thị Trấn Khe Tre, TH&THCS Nam Phú. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện chỉ đạo các trường trực thuộc rà soát, lập danh sách trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm 2 mũi cơ bản gửi về cho đơn vị phụ trách tiêm chủng (phụ lục đính kèm) trước ngày 25/6/2022 để triển khai tiêm chủng.
- Đối tượng trẻ em từ 12 đến 17 tuổi không đi học: UBND các xã, thị trấn chủ trì, chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, lập danh sách trẻ em từ 12 đến 17 tuổi không đi học cư trú trên địa bàn đã tiêm 2 mũi cơ bản gửi về cho đơn vị phụ trách tiêm chủng (phụ lục đính kèm) trước ngày 25/6/2022 để triển khai tiêm chủng.
III. NGUYÊN TẮC, LẬP KẾ HOẠCH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM HÌNH THỨC TRIỂN KHAI
1. Nguyên tắc:
- Thực hiện tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm 2 mũi cơ bản vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn huyện.
- Tránh lãng phí trong tiêm vắc xin.
- Đảm bảo an toàn tiêm chủng.
- Tài xế xe cấp cứu: Thường xuyên có mặt ở trên xe.
2. Lập kế hoạch:
- Kế hoạch, danh sách tiếp cận được lập ở cơ sở, UBND các xã, thị trấn, Trạm Y tế, các Trường học.
- Huy động trẻ đến tiêm: Phòng GD & ĐT huyện, UBND các xã, thị trấn và các Trường học.
3. Thời gian, địa điểm: Ngày 27, 28/6/2022 (Có lịch chi tiết kèm theo).
- Tổ chức buổi tiêm chủng theo đúng các Hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm chủng và đảm bảo công tác phòng chống nhiễm vi rút SARS-CoV-2 theo quy định.
4. Tổ chức thực hiện:
- Chỉ đạo chung: BS.CKI Võ Phi Long - Giám đốc TTYT huyện.
- Chỉ đạo các điểm tiêm: BS.CKI Nguyễn Ngọc Thích - Phó Giám đốc.
- Phụ trách hướng dẫn, xử lý phần mềm tiêm vắc xin phòng COVID-19: CN. Nguyễn Trung Thành.
- Cán bộ cấp cứu lưu động: + BS.CKI Hoàng Mạnh.
+ ĐD. Nguyễn Văn Huy.
+ Lái xe.
* Gồm 10 điểm tiêm tại 10 Trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện:
- Nhân lực, trang thiết bị Y tế: Trạm Y tế tự phân công và chuẩn bị.
- Nhân lực hỗ trợ: Cán bộ, Giáo viên các Trường có học sinh tham gia tiêm.
- Vòng ngoài ổn định giãn cách: Công an xã, chính quyền cấp xã.
5. Rà soát, lập danh sách đối tượng và phê duyệt danh sách.
- Thời gian triển khai: tháng 6/2022. (Văn phòng UBND huyện, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện, TTYT huyện, UBND xã, thị trấn, trạm Y tế xã).
- Tổng hợp đối tượng đủ điều kiện tiêm: Trạm Y tế.
+ Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện chỉ đạo các trường tuyên truyền, vận động phụ huynh đưa trẻ đến tiêm.
- Lưu ý: Các đơn vị khẩn trương nhập danh sách tiêm chủng vào phần mềm hồ sơ sức khoẻ điện tử theo quy định.
6. Vận chuyển, bảo quản, phân phối vắc xin và vật tư tiêm chủng:
- Trung tâm Y tế huyện chủ động nhận số lượng vắc xin theo phân bổ trên địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản, báo cáo theo quy định.
7. Công tác truyền thông:
- Thông qua đài phát thanh các xã, thị trấn về lịch tiêm chủng, các phản ứng sau tiêm chủng cho người dân.
IV. HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT, BÁO CÁO VÀ HOÀN THIỆN HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ
1. Giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng:
- Các cơ sở tiêm chủng thực hiện giám sát chủ động sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo Hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng, quy trình điều tra, báo cáo và thông báo kết quả điều tra, xử trí trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng được thực hiện theo Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016.
- Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin từ cấp Khu vực đến cấp tỉnh được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Thông tư số 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018 và Thông tư 05/2020/TT-BYT sửa đổi, cập nhật một số điều của Thông tư 24/2018/TT-BYT ngày 18/09/2018, đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về các hoạt động chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc xin.
- Công tác an toàn tiêm chủng trong quá trình sử dụng vắc xin theo đúng quy trình chẩn đoán và xử trí phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Y tế .
2. Kiểm tra, giám sát, báo cáo:
- Kiểm tra, giám sát công tác tổ chức buổi tiêm chủng và đảm bảo an toàn tiêm chủng và an toàn trong phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Thống kê cáo cáo nhanh kết quả tiêm hàng ngày theo quy định gửi lên Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để tổng hợp gửi Sở Y tế, các cơ quan Bộ Y tế.
3. Xử lý chất thải:
- Xử lý chất thải thực hiện theo công văn số 2954/NVY-SYT của Sở Y tế Thừa Thiên Huế về quản lý, xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19 ngày 27/7/2021.
4. Hoàn thiện hồ sơ sức khỏe điện tử:
Các đơn vị cử cán bộ đầu mối, cán bộ phụ trách công nghệ thông tin thực hiện rà soát danh sách, đối tượng tiêm theo biểu mẫu quy định để cập nhật thông tin kịp thời vào hồ sơ sức khỏe điện tử theo phân cấp quy định
V. TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Trung tâm Y tế huyện:
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị triển khai kế hoạch, theo dõi, kiểm tra hoạt động tiêm chủng; tham mưu UBND huyện giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có); báo cáo kết quả thực hiện về UBND huyện và Sở Y tế.
- Căn cứ số lượng trẻ được tiêm chủng tại các xã, thị trấn để phân bổ vắc xin. Cấp phát vắc xin, vật tư tiêm chủng, thiết bị dây chuyền lạnh, bảo quản vắc xin và vật tư y tế cho các đơn vị tổ chức tiêm chủng theo đúng quy định và hướng dẫn chuyên môn. Thường xuyên theo dõi tiến độ tiêm, quản lý chặt chẽ việc điều phối, cấp phát, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 cho các đơn vị.
- Thực hiện giám sát chuyên môn, hỗ trợ các điểm tiêm chủng.
- Tổ chức truyền thông, phổ biến về Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn huyện.
- Chỉ đạo Trạm Y tế các xã, thị trấn:
+ Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản và cấp phát vắc xin theo đúng quy trình của Bộ Y tế; quản lý chặt chẽ việc sử dụng vắc xin được cấp phát, hạn chế tối đa hao phí vắc xin trong quá trình tổ chức tiêm.
+ Tham mưu UBND địa phương có kế hoạch và tổ chức tiêm chủng đảm bảo các quy định chuyên môn, đúng tiến độ tiêm chủng và an toàn phòng chống dịch COVID-19, sẵn sàng xử lý sự cố bất lợi sau tiêm chủng.
+ Thực hiện báo cáo đầy đủ, đúng thời hạn về tình hình tiếp nhận, sử dụng vắc xin, kết quả tiêm chủng hàng ngày và sau khi kết thúc Chiến dịch theo quy định.
2. Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện:
- Chỉ đạo các trường trực thuộc rà soát, lập danh sách trẻ em từ 12 đến 17 tuổi đã tiêm 2 mũi cơ bản vắc xin phòng COVID-19, gửi danh sách về cho đơn vị phụ trách tiêm chủng (phụ lục đính kèm) trước ngày 25/6/2022 để triển khai tiêm chủng.
- Chỉ đạo các Trường vận động và đưa học sinh đến địa điểm tiêm để tiêm chủng; phối hợp với ngành Y tế và chính quyền địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19. Huy động giáo viên, nhân viên của các trường tham gia hỗ trợ công tác tổ chức tiêm chủng tại điểm tiêm chủng:
+ Rà soát, lập danh sách và quản lý thông tin theo từng lớp học.
+ Truyền thông, vận động phụ huynh đồng thuận cho trẻ tiêm chủng.
+ Hỗ trợ công tác tổ chức tại điểm tiêm: tiếp nhận, điều phối đảm bảo khoảng cách, mời trẻ và phụ huynh đến tiêm theo khung giờ tránh tập trung vào cùng một thời điểm; hỗ trợ nhập liệu tiêm chủng.
- Phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, vận động phụ huynh cho con em tích cực tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 kịp thời và đầy đủ.
3. Ủy ban nhân dân xã, thị trấn:
- Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, lập danh sách trẻ từ 12 đến 17 tuổi không đi học cư trú trên địa bàn để vận động và đưa trẻ đến điểm tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại theo quy định.
- Huy động lực lượng, Công an hỗ trợ tại địa điểm tiêm chủng, bảo vệ an ninh trật tự trong quá trình tiêm chủng.
- Chỉ đạo Cán bộ Văn hóa và Thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ đến các phụ huynh và trẻ em ý nghĩa, lợi ích của hoạt động tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi và vận
động đến tiêm vắc xin phòng COVID-19; Hướng dẫn những nội dung cần thực
hiện khi đến tiêm vắc xin phòng COVID-19.
4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện: Giám sát công tác tiêm, kiến nghị, đề xuất về UBND huyện để kịp thời chỉ đạo xử lý.
Trên đây là Kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều nhắc lại (mũi 3) cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi trên địa bàn huyện Nam Đông./.
Nơi nhận:
- UBND huyện;
- BCĐ phòng, chống COVID-19 huyện;
- Phòng Giáo duc & Đào tạo huyện;
- TTVHTT&TT huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Thanh Phước
|
Địa chỉ liên hệ: .................................................................................................................................. ……
Họ tên bố/mẹ/người giám hộ: .................................................................Số điện thoại…………………..
I. Sàng lọc
Thân nhiệt: .............. o... C Mạch: .............. lần/phút
II. Kết luận
Lý do:.................................................................................................................................................
1. Tiêm chủng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả, tuy nhiên vắc xin phòng COVID-19 có thể không phòng được bệnh hoàn toàn. Người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đủ liều có thể phòng được bệnh hoặc giảm mức độ nặng nếu mắc COVID-19. Sau khi được tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần thực hiện đầy đủ thồng điệp 5K, chống dịch COVID-19.
2. Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 có thể gây ra một số biểu hiện tại chỗ tiêm hoặc toàn thân như sưng, đau chỗ tiêm, nhưc đầu, buồn nôn, sốt, đau cơ…hoặc tai biến nặng sau tiêm chủng.
3. Khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, người được tiêm chủng cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Đồng ý cho trẻ tiêm chủng □ Không đồng ý cho trẻ tiêm chủng □
Họ tên cha mẹ hoặc người giám hộ:………………………………………..
Họ và tên trẻ được tiêm chủng……………………………………………..