Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Báo động ô nhiễm rác thải nhựa
Ngày cập nhật 30/05/2019

Nhân ngày Môi trường thế giới 5/6, chúng tôi trích đăng bài "Báo động rác thải nhựa" của tác giả Bảo Châu, đăng trên Bao Pháp luật Việt Nam

Vấn nạn “ô nhiễm trắng” tại các điểm du lịch nổi tiếng về sự ô nhiễm môi trường tăng lên ở mức báo động. Theo thống kê, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới về khối lượng rác thải nhựa với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển.
Báo động ô nhiễm rác thải nhựa
Hình nh đáng kinh ngc núi nha chai tđo Maldives
730.000 tấn rác thải nhựa ra biển mỗi năm 
Hiện nay các sản phẩm nhựa và túi nilon là những vật dụng phổ biến trở nên quen thuộc trong đời sống sinh hoạt của con người. Sự ra đời của các sản phẩm từ nhựa và nilon mang lại các tiện ích, nhưng nó cũng chính là tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Mặt khác, ảnh hưởng đến vùng biển và sinh vật biển, có khi là cả chuỗi thức ăn của con người và thực trạng lạm dụng sử dụng đồ nhựa, hiện đang là vấn đề nóng hổi. Thống kê, mỗi hộ gia đình Việt Nam thải ra hơn 1 túi nylon mỗi ngày và hàng triệu túi nylon được sử dụng thải ra môi trường hàng ngày.
Vấn đề trên cho thấy, hiểm họa đại dương vì rác thải nhựa là không thể tránh khỏi. Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ đã có báo cáo ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển cho đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng). Nhưng phải mất hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm, các chất thải từ nhựa và nylon mới bị phân hủy.
Bên cạnh đó, nếu ở ngoài môi trường chất thải nhựa nylon khi đốt sẽ tạo ra khí thải chứa Dioxin và Furan, là những chất kịch độc, tồn tại lại lâu dài trong môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Nhìn lại Việt Nam, theo xếp hạng lượng rác thải nhựa do Nhật Bản ước tính năm 2010, Việt Nam hiện đứng thứ 4 trên thế giới với mỗi năm có khoảng 730.000 tấn rác thải nhựa ra biển, trong đó 80% lượng rác thải nhựa có nguồn gốc từ đất liền.
Đáng lo ngại là phần lớn do khách du lịch chưa có ý thức trong hành trình đi du lịch của mình và người dân sinh sống ven biển chưa có nhận thức rõ về mức độ nguy hiểm của ô nhiễm rác thải nhựa sẽ tác động tới vùng biển như thế nào.
Vấn nạn “ô nhiễm trắng” tại các điểm địa du lịch nổi tiếng về sự ô nhiễm môi trường tăng lên ở mức báo động. Có thể kể đến tại Hải Phòng, ở các khu vực biển thuộc Cát Bà mỗi ngày công nhân đều thu gom lượng lớn rác thải trôi nổi khắp mặt vịnh, các bãi tắm; bãi biển Đồ Sơn, những chai nhựa, túi nilon... theo sóng trôi dạt dọc bãi cát vàng, làm mất mỹ quan khu du lịch...; bên cạnh đó chất thải nhựa có kích thước lớn như lưới, ngư cụ trôi nổi của người dân trên biển.
Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các bãi biển hiện nay ở Việt Nam. Chính sự thiếu ý thức của con người đã biến những địa điểm du lịch tuyệt đẹp trở thành “điểm đen” về môi trường sống.
Không tuyên truyền “suông”, vận động “chay” 
Để đối phó với vấn đề nan giải này, nhiều quốc gia đang dần loại bỏ các túi nhựa sử dụng một lần và rác thải nói chung. Ở Nhật Bản, đất nước xả rác thải nhựa trung bình tính trên đầu người gấp hơn 20 lần Việt Nam đang cân nhắc ban hành luật bắt doanh nghiệp tính phí sử dụng túi nhựa, nhằm giải quyết núi rác thải nhựa của đất nước.
Đề xuất tính phí túi nhựa đưa ra trước thềm hội nghị G20 diễn ra tại Osaka vào tháng 6 sắp tới. Ông Kentaro Doi, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản, cho biết: “Nhiều loại túi nhựa sử dụng một lần không cần thiết, vì thế chúng tôi tin rằng có thể giải quyết việc này và sẽ cân nhắc biện pháp để thực hiện điều đó.”
Hay ở tại các nước Châu Âu, việc tự mang túi của mình và sử dụng lại túi vải khi đi siêu thị sẽ giảm thiểu lượng túi nylon không cần thiết. Ngoài ra, con phố Thiên Đường (Rue de Paradis) mang tên “Tuyến phố không rác” đầu tiên ở Pháp với mục tiêu cùng giảm khối lượng rác thải đặt ra, nhưng chủ yếu vẫn là do người dân nơi đây ý thức được việc giảm rác thải, giúp hình ảnh đất nước con người nơi đây trở nên đẹp hơn.
Về phía Việt Nam cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng như: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quy định về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển, từ đất liền và xuyên biên giới.
Tuy nhiên, chất thải nhựa mới chỉ được quy định chung trong nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế chứ chưa có quy định riêng, hướng dẫn cụ thể về việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải nhựa trên biển. Nhưng ở thời điểm hiện tại thực sự là chưa đủ, không tuyên truyền “suông” và vận động “chay” mà cần đến mỗi cá nhân, cộng đồng có ý thức thể hiện hơn nữa. 
“Nếu bạn là người hay sử dụng đồ nhựa cho những chuyến du lịch của mình vì nhanh và tiện lợi, hãy cân nhắc đến việc sử dụng chúng. Tôi đã nhìn thấy tác hại của rác thải nhựa với sinh vật biển, chẳng hạn như ống hút mắc kẹt trong mũi rùa biển”- Đó là nội dung chia sẻ của nhiều bạn trẻ trên mạng xã hội hiện nay trước tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

 

Phạm Minh Dậu
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.373.801
Truy cập hiện tại 311