Theo chia sẻ của những chuyên gia môi trường, sự phát triển và công nghiệp hóa tại nông thôn khiến môi trường nông thôn đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm. Đó là rác thải từ những hoạt động sinh hoạt, sản xuất, sự tác động từ những khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu đô thị. Những chất thải này đang làm cho môi trường không khí, nước, đất bị ô nhiễm và có xu hướng gia tăng, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn nông thôn.
1. Ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn
Một số kết quả khảo sát cho thấy, môi trường nước mặt tại hầu hết các vùng còn tương đối tốt, có thể sử dụng cho mục đích tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nước mặt có dấu hiệu suy giảm về chất lượng và ô nhiễm cục bộ chất rắn, chất hữu cơ, kim loại nặng và ô nhiễm vi sinh.
Ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng phổ biến, đặc biệt tại những làng nghề
Những khu vực có chất lượng mặt nước suy giảm tập trung chủ yếu ở hạ lưu các con sống, nới tiếp nhận nước thải tổng hợp, khu vực ven đô và làng nghề…
Tại một số khu vực, môi trường nước đã có hiện tượng ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh, tập trung ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đặc biệt, môi trường nước dưới đất tại nhiều làng nghề cũng đã bị ô nhiễm kim loại nặng và có xu hướng gia tăng. Cụ thể, tại làng nghề Phong Khê, hàm lượng mangan trong nước dưới đất cao hơn QCVN 5,9 lần, NH4+ cao hơn QCVN 6,1 lần; tại làng nghề Đồng Kỵ, hàm lượng sắt cao hơn QCVN 3,5 lần, NH4+ cao hơn QCVN 7,6 lần.
2. Ô nhiễm môi trường nông thôn – môi trường không khí ô nhiễm cục bộ
Nếu như môi trường nước có nhiều nguy cơ ô nhiễm thì môi trường đất nông thôn còn khá tốt, nhiều vùng chưa có dấu hiệu ô nhiễm như khu vực miền núi và khu vực thuần nông.
Hiện tượng ô nhiễm không khí cục bộ mới chỉ xuất hiện tại một số khu vực làng nghề, khu vực có cụm điểm công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, xung quanh điểm khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng hay tại một số khu vực đang diễn ra hoạt động nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn.
Xem thêm
3. Sự gia tăng của chất thải rắn
Ngày nay, chất thải rắn không còn là vấn đề của riêng các đô thị và thành phố lớn mà còn của các vùng nông thôn .Đi liền với sự phát triển ngành nghề ở nông thôn, chất thải rắn gia tăng về thành phần và tính chất độc hại. Đặc biệt, vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các vùng đồng bằng, vùng ven các khu đô thị và chất thải rắn làng nghề.
Phần lớn chất thải rắn, nhất là chất thải nông nghiệp ở nông thôn chưa được thu gom và xử lý hiệu quả
Công tác thu gom, xử lý bao bì, chai lọ chứa hóa chất bảo vệ thực vật cũng gặp nhiều khó khăn. Thực tế , những loại chất thải này thường bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng hoặc nguy hiểm hơn, có trường hợp vứt ngay đầu nguồn nước sinh hoạt.
Dù một số địa phương đã có kế hoạch thu gom xử lý nhưng việc triển khai chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí thực hiện.
Ngoài ra, vấn đề thu gom, xử lý chất thải rắn từ các làng nghề cũng chưa có những giải pháp phù hợp và hiệu quả. Tình trạng chất thải sản xuất được thu gom chung với rác thải sinh hoạt còn khá phổ biến.
4. Ô nhiễm môi trường đất ở nông thôn – đất đã và đang bị thoái hóa
Ô nhiễm môi trường nông thôn cũng có ảnh hưởng đến môi trường đất. Nhìn chung, chất lượng môi trường đất tại những vùng nông thôn hiện nay vẫn đáp ứng tốt cho nhu cầu sử dụng, đặc biệt là hoạt động canh tác nông nghiệp. Thế nhưng, những năm gần đây, hàm lượng kim loại nặng cũng như dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật ở khu vực nông thôn đã có sự gia tăng nhẹ.
Trong hoạt động trồng trọt, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học đang ảnh hưởng và tác động tới môi trường đất mặt. Đồng thời, ảnh hưởng từ những hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu là nguyên nhân chính dẫn tới hàm lượng kim loại nặng cũng như dư lượng hóa chất hóa học trong đất ở khu vực nông thôn đã có sự gia tăng.