Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Ngày cập nhật 25/09/2020

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG

CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

Bạo lực gia đình là một vấn đề với đầy đủ các khía cạnh mang tính giáo dục, kinh tế, pháp lý và sức khỏe. Nó cũng là một vấn đề có liên quan tới quyền con người – xuyên suốt giữa các nền văn hóa, tôn giáo, ranh giới địa lý và mức độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Đây là một thực tế tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác. Tầm quan trọng của việc xử lý bạo lực gia đình đã được Chính phủ Việt Nam nhìn nhận với bằng chứng cụ thể là việc thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 và nhiều văn bản pháp luật, chính sách khác. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 chính thức khẳng định bạo lực gia đình là hành vi không được chấp nhận và không nên xem đó là “vấn đê riêng tư”.

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH

1. khái niệm bạo lực ia đình

Khái niệm bạo lực gia đình, tại Điều 1 Khoản 2: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên kháctrong gia đình

Bạo lực gia đình:

· Có thể là một hành vi bạo lực đơn lẻ; hoặc

· Là tổng hợp của nhiều hành động thông qua việc sử dụng các hành vi tấn công, kiểm soát.

Bạo lực gia đình thường được chia thành 04 loại

Bạo lực thể xác: Đấm đá, đánh, xô đẩy, bóp cổ… Đây là hành vi cố ý gây ra thương tích trên cơ thể nạn nhân, bao gồm hành vi bạo lực và thương tật nhỏ. Bao gồm các hành động như đánh đập, đối xử tàn tệ, tra tấn hoặc những hành vi có mục đích khác gây ra thương tật cho sức khỏe và cuộc sống của người khác.

* Bạo lực tinh thần: Nguyền rủa, chửi bới, mắng nhiếc, hạ thấp hay xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đổ lỗi, chê bai những suy nghĩ và cảm xúc của người khác, đe dọa, ném, đập vỡ, cất giấu đồ đạc. Bạo lực tinh thần là hình thức bạo lực khó xác định nhất vì nhiều lý do. Trước hết, không có dấu hiệu nào biểu hiện ra bên ngoài về sự tổn hại mà bạo lực tinh thần gây ra. Thứ hai, phương thức hay hành vi được sử dụng như “lăng mạ” hay “hạ nhục, bôi nhọ” có thể xảy ra trong mọi mối quan hệ và có thể chưa đến mức bị gọi là “bạo lực”. Để xác định xem loại hành vi này có phải là một hình thức bạo lực gia đình hay không, chúng ta cần xem xét xem nó có dựa trên sự áp đặt quyền lực và sự kiểm soát hay không. Nhìn chung, bạo lực tinh thần hay bạo lực tâm lý còn bao gồm cả những hành vi như thường xuyên đe dọa, hạ thấp phẩm giá chứ không chỉ đơn giản là tạo ra áp lực tinh thần hay xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
Bạo lực kinh tế: Là hành vi cố ý sử dụng phương tiện kinh tế để kiểm soát vợ hoặc chiếm đoạt thu nhập hợp pháp của vợ hoặc ngăn cấm vợ tiếp cận, sử dụng các nguồn thu nhập của gia đình hoặc bắt ép vợ làm việc quá sức.

- Bao gồm các hành vi như ép buộc thành viên khác trong gia đình lao động quá sức hoặc đóng góp vượt quá khả năng thu nhập của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên khác trong gia đình để bắt họ phụ thuộc về tài chính.
Bạo lực tình dục: Là hành vi quấy rối tình dục, hoặc cưỡng ép quan hệ tình dục ngoài ý muốn của nạn nhân.

- Bao gồm các hành vi như hãm hiếp, cưỡng ép quan hệ tình dụng; sử dụng những lời lẽ hoặc hành động cưỡng ép nạn nhân thực hiện những hành vi tình dục khiến nạn nhân cảm thấy bị làm nhục; đe dọa để quan hệ tình dục.

Có phải chỉ phụ nữ mới là nạn nhân bạo lực gia đình?

Bạo lực gia đình có thể xảy ra trong bất kỳ mối quan hệ gia đình nào, bao gồm quan hệ vợ - chồng, vợ cũ - chồng cũ; cha dượng/mẹ kế với con riêng của vợ/chồng, cha mẹ và con cũng như quan hệ giữa những người cùng chung sống. Tuy nhiên, thực tế là nạn nhân bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới.

2. Nhận thức về nguyên nhân dẫn đến tìnhh trạng bạo lực gia đìnhh đối với phụ nữ.

Nguyên nhân sâu xa chính là sự bất bình đẳng giới.

Bạo lực gia đình xuất phát từ hành vi và thái độ kéo dài hàng thế kỷ của xã hội mà trong đó phụ nữ bị cho là thấp kém hơn đàn ông và so với đàn ông thì họ không xứng đáng để kiểm soát cuộc sống của chính họ hay đưa ra các quyết định.

Sức mạnh của nam giới được củng cố bởi niềm tin rằng người đàn ông luôn mạnh mẽ và có khả năng lãnh đạo hơn là phụ nữ. Điều này đã dẫn đến sự tiếp cận không bình đẳng của phụ nữ đối với giáo dục, đào tạo các kỹ năng, cơ hội nghề nghiệp và các nguồn lực tài chính từ đó tiếp tục duy trì thậm chí củng cố mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Mục đích của bạo lực gia đình là phát triển, củng cố quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Những nhận thức sai lầm có thể duy trì bất bình đẳng giới và bạo lực.

Về giáo dục, trẻ em chịu ảnh hưởng trực tiếp từ gia đình về việc chúng nhìn nhận thế nào về vai trò của giới trong gia đình, hành vi bạo lực của cha và sự chịu đựng của mẹ. Có thể nói rằng, việc chứng kiến cảnh bạo lực trong gia đình cũng chính là một hình thức bạo lực đối với trẻ em. Điều này gây ra tổn thương về tâm lý cho chúng khiến chúng cảm thấy lo lắng, chán nản và ảnh hưởng tới kết quả học tập ở trường. Nghiên cứu quốc gia cho thấy trẻ em sống trong gia đình có bạo lực thì khả năng lạm dụng rượu và các chất kích thích; nguy cơ trở thành tội phạm vị thành niên cũng như nguy cơ trở thành nạn nhân cao hơn các trẻ em sống trong gia đình không có bạo lực.

Về thi hành pháp luật, các quy định của pháp luật không được tuân thủ một cách nghiêm túc và toàn diện. Một số cơ quan, cá nhân có thẩm quyền không nhận thức được vai trò và trách nhiệm của họ trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Về quan niệm và thái độ của xã hội, bạo lực gia đình chưa được nhận thức đầy đủ và chưa được xã hội lên án một cách mạnh mẽ. Gia đình vẫn được xem là một đơn vị tách biệt và do người đàn ông trong gia đình kiểm soát. Phụ nữ thường bị buộc phải chấp nhận việc sử dụng bạo lực của chồng là cách giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh.

Về kinh tế phụ nữ thường lệ thuộc vào đàn ông. Họ dành phần lớn thời gian để chăm sóc gia đình và làm việc nhà do đó khả năng họ làm những công việc khác hoặc tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực bị hạn chế.

3. Những lầm tưởng và quan niệm sai lệch về bạo lực gia đình

Những lầm tưởng được nêu ra trong phần này nhằm lý giải vì sao khó có thể hiểu được lý do khiến một người làm tổn thương người khác, đặc biệt là trong những mối quan hệ thân thiết như quan hệ gia đình. Những lầm tưởng này tạo ra những thông tin sai lệch về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình và một vài trong số những lầm tưởng đó hiện đang phổ biến trên toàn thế giới.

Theo Nghiên cứu quốc gia, những tình huống dẫn tới bạo lực theo nhận thức của phụ nữ từng bị bạo lực thể xác do chồng gây ra như sau:

- Khi chồng say rượu (33.7%);

- Khi nảy sinh các vấn đề gia đình (27.8%);

- Khi có khó khăn về tài chính (24.7%);

- Khi vợ không nghe theo chồng (22.6%);

- Không có lý do nào cụ thể (11%).

Thứ nhất, rượu không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình. Mặc dù rượu và ma túy thường gắn liền với các vụ bạo lực gia đình, nhưng nó không phải là nguyên nhân của bạo lực. Như đã khẳng định, bạo lực gia đình xuất phát từ mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực tồn tại lâu đời giữa đàn ông và phụ nữ. Nó thường được sử dụng để đạt được quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác. Nhiều người đàn ông không uống rượu nhưng vẫn đánh vợ. Có người chỉ uống rượu và đánh vợ chứ không đánh bất kỳ người nào khác (một người bất kỳ, cha mẹ hoặc sếp của anh ta). Điều đó có nghĩa là anh ta xác định việc sử dụng bạo lực chỉ đối với người vợ. Trong những trường hợp này, đàn ông vẫn tiếp tục đánh vợ ngay cả khi anh ta không uống rượu. Đàn ông cho rằng rượu là lý do khiến họ mất tự chủ và gây ra bạo lực, tuy nhiên rượu không phải là nguyên nhân dẫn đến điều đó. Bạo lực gia đình và việc lạm dụng các chất kích thích phải được nhìn nhận và xử lý như những vấn đề độc lập.

Thứ hai, hành vi bạo lực của người chồng đối với vợ không chứng tỏ anh ta yêu vợ mà chỉ là anh ta muốn kiểm soát cô ấy. Hành vi bạo lực không thể được biện minh bởi những gì người vợ làm hay nói. Phụ nữ bị đánh đập chỉ vì lý do vô lý như để thức ăn nguội lạnh. Người chồng luôn có lý do giận dữ còn họ thì không có quyền thể hiện sự giận dữ của mình. Quan niệm người vợ cũng góp phần dẫn đến hành vi bạo lực của người chồng và phải thay đổi cách cư xử để không phải chịu cảnh bạo lực là một quan niệm sai lầm bởi vì chỉ có người gây ra bạo lực mới có khả năng chấm dứt hành vi bạo lực. Bạo lực gia đình là một sự lựa chọn hành vi xử sự, do đó, người gây ra bạo lực phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn đó của họ.

Thứ ba, người chồng không có quyền sử dụng bạo lực để “dạy vợ”. Lầm tưởng này phản ánh rõ nét quan niệm lâu đời trong nhiều xã hội, và họ có quyền sử dụng bạo lực để phạt vợ, con họ. Với quan niệm này, người vợ trở thành “tài sản” của chồng và gia đình nhà chồng. Và việc dạy dỗ vợ bắt đầu ngay sau khi kết hôn như câu tục ngữ “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Quan niệm này không còn đúng nữa. Ngay từ Hiến pháp 1946, Việt Nam đã quy định và bảo vệ quyền bình đẳng giữa đàn ông và phụ nữ. Phụ nữ không còn bị xem là “tài sản” của người đàn ông.

Thứ tư, khó khăn về tài chính không dẫn đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi tầng lớp trong xã hội, bất kể giàu nghèo, có học thức hay không có học thức, thành thị hay nông thôn. Các nghiên cứu về vấn đề này cho thấy bạo lực diễn ra đối với mọi gia đình bất kể thu nhập, nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc hay trình độ học vấn. Bạo lực không xuất phát từ nguyên nhân nghèo đói hay không có học thức mà nó xuất phát từ mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lực tồn tại lâu đời giữa đàn ông và phụ nữ.

Tuy nhiên, có thể vì nguyên nhân kinh tế mà phụ nữ lựa chọn việc sống chung với bạo lực vì không có nơi nào để đi hoặc không thể tự nuôi sống bản thân cũng như con cái họ. Những lầm tưởng này nhằm củng cố quan niệm bất di bất dịch về giới. Khi giải thích về nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, những lầm tưởng này tập trung vào phê phán phụ nữ hoặc đổ lỗi cho các nguyên nhân khác như say rượu, thiếu giáo dục. Kết quả là, những lầm tưởng này đã loại trừ trách nhiệm của người gây ra bạo lực đối với chính hành vi của anh ta. Việc nhận thức đúng đắn rằng bạo lực gia đình là hành vi có mục đích nhằm đạt được quyền lực và sự kiểm soát đối với người khác là rất quan trọng. Một người chồng bạo lực thường sử dụng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực và duy trì những biện pháp dụ dỗ hoặc ép buộc khác để bảo đảm rằng vợ anh ta sẽ hành xử theo cách anh ta mong muốn.

4. Vòng tròn bạo lực

Thường thì trước khi sử dụng bạo lực, người gây ra bạo lực sẽ sử dụng những biện pháp mang tính kiểm soát, chẳng hạn như hạn chế sự tiếp xúc của nạn nhân với gia đình và xã hội, đe dọa, kiểm soát về tài chính. Thông qua đó, người gây ra bạo lực khiến cho nạn nhân tin vào những điều chống lại chính họ và không đủ tự tin để rời bỏ môi trường bạo lực hay ứng phó với bạo lực và có thể chia thành các giai đoạn.

Giai đoạn bạo lực: Có thể là đe dọa gây bạo lực, tát, đánh và đe dọa dùng hung khí, đe dọa trẻ em, lạm dụng tình dục hoặc cưỡng dâm. Có thể giai đoạn này chỉ xảy ra trong khoảnh khắc, trong vài phút hoặc vài giờ

Giai đoạn tuần trăng mật: Còn gọi là giai đoạn yêu thương và hối hận. Sau khi thực hiện hành vi bạo lực, người gây ra bạo lực bình tĩnh lại, thấy thương vợ, cầu xin vợ tha thứ và hứa hẹn sẽ thay đổi

Giai đoạn hình thành căng thẳng: Người gây ra bạo lực trở nên cáu kỉnh, dễ bị kích động… Phụ nữ cần nhận biết, cố gắng kiểm soát để “giữ hòa khí” Thường trong giai đoạn hình thành căng thẳng, hành vi bạo lực không được báo cáo kịp thời với chính quyền. Chính điều này đã khiến người gây ra bạo lực tiếp tục

5. Lý do khiến nạn nhân chấp nhận sống chung với bạo lực

Những lý do này rất hợp lý, chẳng hạn: họ không có nơi nào để đi, không thể nào nuôi sống bản thân và con cái nếu rời đi, cảm thấy xấu hổ hoặc tủi nhục vì đã từng bị lạm dụng, bị bạo lực; hoặc sợ rằng bạn bè, gia đình và cộng đồng sẽ chế nhạo họ vì bị bạo lực, bị lạm dụng. Ngoài ra, việc họ rời đi để lại những rủi ro đáng kể. Nạn nhân sợ rằng chồng họ sẽ đe dọa làm hại mình, làm hại chính bản thân anh ta, làm hại con, bạn bè hoặc gia đình. Nghiên cứu cho thấy, nạn nhân thường gặp nguy hiểm nhất, thậm chí bị tấn công đến mức tử vong (thiệt mạng) nếu họ cố gắng rời đi. Và nạn nhân là người duy nhất có thể đánh giá xem khi nào rời đi thì an toàn.

6. Hậu quả của bạo lực gia đìnhh

Hậu quả đối với nạn nhân

· Ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng như hạnh phúc của nạn nhân.

· Bạo lực càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng nếu nó còn tiếp tục.

· Nạn nhân chết.

· Do tính chất phức tạp của bạo lực gia đình nên nạn nhân khó tìm ra bằng chứng để chứng minh hay tố cáo hành vi bạo lực. Nghiên cứu quốc gia cho thấy sức khỏe của phụ nữ từng bị bạo lực về thể xác và tình dục thường yếu hơn so với phụ nữ chưa từng bị bạo lực và họ thường gặp khó khăn trong việc đi lại, thực hiện các hoạt động hàng ngày, chịu đau đớn, suy giảm trí nhớ, luôn buồn rầu và có ý nghĩ tự sát, đối với phụ nữ mang thai thì khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc nạo phá thai cũng là khó tránh.

Hậu quả đối với gia đìnhh

· Ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình.

· Các mối quan hệ bị tổn hại.

· Giảm khả năng lao động của phụ nữ.

· Tác động đến tâm lý của những đứa trẻ chứng kiến cảnh bạo lực.

· Giảm giá trị các điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em. Kết quả Nghiên cứu quốc gia chỉ ra rằng phụ nữ có con từ 6 đến 11 tuổi và đã từng bị chồng bạo hành cho biết con của họ có những vấn đề về hành vi (thường xuyên bị ác mộng, mút tay, đái dầm, quá nhút nhát hoặc quá hung hăng) và gặp khó khăn trong việc học tập ở trường hơn so với những đứa trẻ sống trong gia đình không có bạo lực.

Hậu quả đối với xã hội

· Giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội.

· Tăng áp lực cho hệ thống y tế.

· Nếu người gây ra bạo lực không phải chịu trách nhiệm trước cộng đồng thì có nghĩa là hành vi bạo lực được chấp nhận và điều đó sẽ dẫn đến những hình thức bạo lực nghiêm trọng hơn.

Hậu quả đối với chính người gây ra bạo lực

· Chịu những chế tài hành chính hoặc hình sự vì chính những hành vi vi phạm do họ gây ra.

· Bị mất mặt, xấu hổ trước cộng đồng.

· Bạo lực có thể dẫn đến cái chết của chính người gây ra bạo lực (Hội chứng của phụ nữ bị bạo lực).

Tóm lại, bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nếu vi phạm nghiêm trọng ngoài xử phạt vi phạm hành chính còn có thể bị xử lý theo luật hình sự năm 2015, đó là:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

 

 

                                                               Thượng Quảng, ngày 23 tháng 9 năm 2020

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.427.000
Truy cập hiện tại 45