Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Phòng ngừa, ứng phó sự cố và phục hồi môi trường sau thiên tai năm 2022
Ngày cập nhật 24/08/2022

Phòng ngừa, ứng phó sự cố và phục hồi môi trường sau thiên tai năm 2022

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN NAM ĐÔNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do  - Hạnh phúc

Số:  188 /KH-UBND

Nam Đông,  ngày   10     tháng 8  năm 2022

KẾ HOẠCH

Phòng ngừa, ứng phó sự cố và phục hồi môi trường sau thiên tai năm 2022

 

I. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2022

1. Nguy cơ ảnh hưởng của các loại hình thiên tai đến môi trường

Qua thực tế nhiều năm các loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyện là: Bão, mưa lũ (ATNĐ, ảnh hưởng bão, ...), không khí lạnh. Đặc điểm chính về tình hình thiên tai trên địa bàn huyện có ảnh hưởng đến môi trường như sau: 

- Mưa lớn, lũ có nguy cơ: Gây xói lở, sạt đất bờ sông, suối, đèo; ngập nước cục bộ tại một số tuyến đường thấp, trũng; gây lũ quét.

- Bão: Gây thiệt hại về nhà ở, chuồng trại (tốc mái, đỗ sập …), gãy đỗ các cây trồng (keo, cao su, cây ăn quả, chuối ...), hư hỏng, đỗ ngã các bảng tuyên truyền, hệ thống trang trí; hệ thống điện lưới, thông tin truyền thông, các cơ quan, công sở ở các địa phương trên toàn huyện.

- Không khí lạnh: Ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng và vật nuôi…dẫn đến nguy cơ động, thực vật bị chết hàng loạt nếu nhiệt độ giảm/tăng mạnh.

Như vậy, ảnh hưởng của các đợt thiên tai ngoài tác động đến sinh hoạt, tính mạng con người và tài sản còn gây ra việc ô nhiễm môi trường, các sự cố môi trường như rò rỉ chất thải nguy hại, vỡ đê, đập, dịch bệnh do xác động thực vật, chất thải...

2. Nhận định tình hình thiên tai năm 2022

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia về tình hình thời tiết 6 tháng cuối năm 2022 như sau:

2.1. Hiện tượng ENSO: Dự báo xu thế nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục trong pha lạnh và hiện tượng La Nina còn duy trì đến khoảng giữa năm 2022 với xác suất khoảng 65-70%, sau đó sẽ chuyển dần sang trạng thái trung tính trong khoảng nửa cuối năm 2022. Trong những năm xảy ra sự chuyển pha của ENSO như năm 2022, các hiện tượng thời tiết, khí hậu như bão, áp thấp nhiệt đới, mưa, lũ… thường có những diễn biến trái quy luật.

2.2. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): Bão, áp thấp nhiệt nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên khu vực Biển Đông sớm hơn so với TBNN, dự báo có khoảng 11-13 cơn bão và ATNĐ trên khu vực Biển Đông và 05-06 cơn có khả năng ảnh hưởng đến đất liền nước ta, thấp hơn đến xấp xỉ so với TBNN (TBNN khoảng từ 12-14 cơn, ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khoảng từ 5-7 cơn).

2.3. Không khí lạnh (KKL): Không khí lạnh có khả năng hoạt động sớm trong khoảng tháng 10, tháng 11/2022. Nền nhiệt những tháng đầu mùa Đông thấp hơn so với TBNN cùng thời kỳ

2.4. Mưa, lũ

Từ tháng 7-8/2022 khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ so với TBNN.

 Tháng 10/2022 khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tổng lượng cao hơn TBNN từ 15-40%.

Tháng 11-12/2022 khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ tổng lượng cao hơn TBNN từ 15-35%.

Từ tháng 6 đến tháng 12/2022, trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện các đợt lũ, đỉnh lũ các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ2-BĐ3, có sông trên BĐ3. Trên các sông suối nhỏ, vùng thượng lưu các sông khả năng xuất hiện lũ lớn; nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh trung du, miền núi”.

2.5. Nắng nóng: Nắng nóng xuất hiện muộn, từ nay đến cuối năm, nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ tập trung nửa cuối tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8. Nắng nóng xuất hiện ở Bắc bộ và Trung bộ trong tháng 7-8 khả năng không gay gắt, không kéo dài như năm 2021.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nhằm chủ động phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường và khả năng ô nhiễm môi trường có thể xảy ra do ảnh hưởng từ các biến động của thời tiết, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa cũng như trong mùa mưa bão, đồng thời ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh tác động đến sức khỏe con người và đời sống của cộng đồng dân cư.

2. Ứng phó, khắc phục sự cố môi trường thực hiện theo phương châm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật chất tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chủ động thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, ngành, địa phương cấp xã theo nội dung Phương án số 03/PA-UBND ngày 29/6/2022 của UBND huyện về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chủ động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

- Thường xuyên nắm bắt thông tin, dự báo các sự cố môi trường để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm chủ động ứng phó sự cố môi trường gây ra.

- Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải; rò rỉ chất thải/hóa chất độc hại trong công nghiệp; thiên tai, vỡ đê, hồ đập, cháy rừng và dịch bệnh trên vật nuôi gây ra; dịch bệnh/bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tập trung đánh giá hoạt động các cơ sở trên địa bàn, đặc biệt là các loại hình khai thác khoáng sản, chế biến cao su, xử lý chất thải, thủy điện và các cơ sở khác có hồ chứa chất thải, nước thải hoặc các bãi lưu giữ chất thải…có nguy cơ sạt lở hoặc vỡ đập do mưa lớn; chủ động rà soát hệ thống thoát nước mưa bề mặt, đê bao các hồ chứa, hồ xử lý, đê bao bờ đập để cải tạo, gia cố trước thời điểm mưa bão, đảm bảo chắc chắn, không bị sạt lở; xây dựng phương án, bố trí các nguồn lực sẵn sàng ứng phó sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường do sạt lở các hồ chứa, bãi thải gây ra.

- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự tham gia của các tổ chức, nhân dân trong việc ứng phó sự cố, đảm bảo hạn chế tối đa các thiệt hại cũng như ảnh hưởng đến môi trường; kịp thời xử lý tình huống theo đúng quy định.

2. Khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường sau mưa bão, lũ lụt

2.1. Thu gom, xử lý thủy sản, gia súc, gia cầm chết

- Tổ chức thống kê kịp thời số lượng xác súc vật chết cần xử lý, chuẩn bị phương tiện, nhân lực, phương án thu gom, xử lý; tiến hành tiêu độc, xử lý vệ sinh môi trường phòng, tránh lây lan dịch bệnh.

- Kịp thời tổ chức phòng dịch, phục hồi đàn gia súc gia cầm sau sự cố.

2.2. Thu gom, xử lý rác thải và bùn, đất ứ đọng, xử lý ô nhiễm nguồn nước

- Phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường khi nước xuống với phương châm “nước rút đến đâu, tiến hành thu gom, xử lý đến đó”.

- Thu gom, vệ sinh ngõ xóm, khơi thông hệ thống cống rãnh, nạo vét bùn lầy đất đá các tuyến đường bị ngập, lấp vũng nước đọng để tập kết rác về điểm tập kết công cộng. Tăng cường tần suất vận chuyển rác trong dịp cao điểm.

- Tăng cường khử khuẩn tại các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (điểm thu gom rác công cộng, bãi chôn lấp rác, điểm tập kết rác tại các chợ trên địa bàn). Tổ chức thu gom các điểm lưu giữ chất thải nguy hại đã triển khai (bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và chất thải khác gồm: pin thải, linh kiện điện tử ….).

- Tiêu độc, khử trùng, xử lý môi trường, nguồn nước, những điểm có nguy cơ gây ô nhiễm nhằm phòng chống các loại dịch, bệnh sau thiên tai.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện được trích từ ngân sách nhà nước theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Theo dõi và tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch với UBND huyện. Tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động vận hành và tổ chức bảo trì, cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình đáp ứng cho hoạt động của bãi chôn lấp phòng ngừa các sự cố xãy ra. Tăng cường hướng dẫn công tác thu gom, xử lý chất thải (chất thải rắn sinh hoạt, chất thải từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng) và tham mưu, hướng dẫn kỹ thuật phục hồi môi trường sau sự cố môi trường.

2. Văn phòng HĐND-UBND huyện: Chủ trì phối hợp với các cơ sở y tế và các phòng ban liên quan để tăng cường công tác tiêu độc, khử trùng; phòng, chống dịch bệnh phát sinh, truyền nhiễm nguy hiểm.

3. Phòng Kinh tế và Hạ tầng: Chỉ đạo đơn vị quản lý, chăm sóc cây xanh đô thị tiến hành các biện pháp cắt, tỉa và vận chuyển kịp thời cây gãy, đổ trong mùa mưa, bão. Xây dựng, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng đô thị, nông thôn đặc biệt là quy hoạch công trình đáp ứng chống đỡ với rủi ro khi thiên tai xảy ra. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Tham mưu, hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong lĩnh vực công nghiệp.

4. Phòng Nông nghiệp và PTNT: Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn nạo vét kênh mương, khơi thông đập đầu mối; điều tiết nước trên kênh hợp lý; chủ động sửa chữa, gia cố các tuyến kênh và đập đầu mối bị hư hỏng, nhằm ngăn ngừa sự cố vỡ đê/đập và điều tiết nguồn nước. Phối hợp tham mưu, hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do vỡ đê,  hồ, đập, cháy rừng và dịch bệnh trên vật nuôi gây ra.

5. Phòng Tài chính – Kế hoạch: Hướng dẫn nội dung chi và bố trí ngân sách cho hoạt động ứng phó sự cố, khắc phục môi trường theo quy định.

6. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Tổ chức lực lượng đoàn viên thanh niên sẳn sàng ra quân tổng vệ sinh môi trường tại các điểm tập trung gắn với việc thực hiện phong trào Ngày Chủ nhật xanh.

7. UBND các xã, thị trấn Khe Tre: Tổ chức triển khai phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai trên địa bàn; Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể huy động lực lượng phối hợp với nhân dân để ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm và tại các điểm bị ngập rác, khơi thông dòng chảy. Tăng cường công tác thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt và tuyên truyền thu gom, phân loại chất thải và các điểm lưu giữa chất thải nguy hoại đã triển khai; báo cáo số lượng gia súc, gia cầm bị chết để kịp thời xử lý theo quy định. Thông tin kịp thời khi phát hiện các sự cố môi trường xãy ra.

8. Công ty TNHH MTV Môi trường Nam Đông: Triển khai vận chuyển, chôn lấp rác kịp thời, đúng quy định, thông tin, báo cáo kịp thời nếu phát hiện dấu hiệu/sự cố môi trường tại bãi chôn lấp rác Hương Phú.

Trên đây là Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố và khắc phục môi trường sau thiên tai năm 2022 của UBND huyện Nam Đông, đề nghị các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và UBND các xã, thị trấn triển khai phối hợp thực hiện./.

Nơi nhận:                                                                                                    

- Sở TN&MT (b/c);                                                                                     

- Thường trực Huyện ủy;

- Thường trực HĐND huyện;

- CT và các PCT UBND huyện;    

- Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện;     

- UBND các xã, thị trấn;           

- Cty TNHH MTV MT Nam Đông:                                      

- Lưu VT. 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Lê Thanh Hồ

                                            

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.514.407
Truy cập hiện tại 566