Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Thực hiện Nghị Quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 29/06/2022

KẾ HOẠCH

Thực hiện Nghị Quyết s12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy

về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025,

định hướng đến năm 2030

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THƯỢNG QUẢNG

 

 
 
 

 


Số: 40/KH-UBND

  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 


Thượng Quảng, ngày 13 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện Nghị Quyết s12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy

về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025,

định hướng đến năm 2030

 

 
 

 

 

 

Thực hiện Nghị Quyết số 12-NQ/TU, ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 06/3/2022 của Ủy ban nhân dân huyện Nam Đông. Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tạo sự thống nhất của các cấp, các ngành trong việc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy. Đẩy mạnh phát triển chính quyền số, kinh tế số, xây dựng xã hội số để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; kết nối cung cấp dịch vụ, giải quyết mối quan hệ và thay đổi phương thức sống, làm việc của người dân; góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền, thay đổi lề lối làm việc của cán bộ, công chức, từng bước xây dựng đô thị thông minh.

- Triển khai Nghị Quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy phải được tiến hành đồng bộ, chủ động, tích cực và mang lại hiệu quả thiết thực; phù hợp với thực tiễn của địa phương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của xã.

2. Chỉ tiêu đến năm 2025:

* Về phát triển chính quyền số

(1) 100% trên địa bàn xã kết nối hạ tầng mạng băng thông rộng trên mạng chuyên dùng của Đảng và Chính phủ để đáp ứng triển khai các dịch vụ số, đảm bảo an toàn thông tin.

(2) 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật  được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực thông suốt, hợp nhất trên tất cả các hệ thống của các cấp chính quyền.

(3) Phấn đấu các hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần đạt 80%.

(4) Cơ quan hành chính nhà nước các cấp, các ngành cung cấp dịch vụ công thực hiện triển khai công tác số hóa phục vụ chuyển đổi mô hình công sở số; phấn đấu đạt 100% tiêu chí về hoàn thiện chính quyền số.

(5) Bộ phận một cửa hiện đại cấp xã nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành chính công, phấn đấu chỉ số người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính đạt 90%.

(6) Các ngành chuyên môn phụ trách các lĩnh vực: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính - Kế toán, Nông nghiệp xây dựng… xây dựng dữ liệu số đạt 70 - 80% yêu cầu của ngành và đồng bộ thống nhất để tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

(7) Tổ chức cơ sở Đảng và Chính quyền địa phương được triển khai hệ thống báo cáo số từ cấp xã.  

(8) Phấn đấu xếp hạng loại khá trở lên về Chỉ số cải cách hành chính.

(9) Xây dựng đồng bộ các hạ tầng phục vụ chuyển đổi số để hoàn thành mục tiêu “4 không, 1 có”: làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung nhiều, dịch vụ công không gặp mặt, thanh toán không tiền mặt, dữ liệu có số hóa.

* Về phát triển kinh tế số

(10) Phấn đấu 90% doanh nghiệp triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tham gia vào các hoạt động giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

(11) Phấn đấu đến năm 2025, toàn xã có khoảng 30% doanh nghiệp công nghệ số.

* Về phát triển xã hội số

(12) Hạ tầng công nghệ viễn thông được phủ đến 100% phục vụ kết nối đến các hộ gia đình trên toàn xã.

(13) 50% người dùng thiết bị di động thông minh được tiếp cận với các dịch vụ chính quyền điện tử, các dịch vụ thông minh và giao tiếp trên môi trường mạng.

(14) Triển khai Hue-S thành nền tảng phổ biến trong kết nối hệ sinh thái xã hội số.

(15) Triển khai bộ quy tắc ứng xử, chuẩn mực đạo đức của con người trong giao tiếp trên môi trường mạng; tuyên truyền, hướng dẫn người dân hoạt động có văn hóa trong xã hội số, hình thành văn hóa số.

3. Mục tiêu đến năm 2030:

Xây dựng đô thị nông thôn trở thành mô hình phổ biến trong điều hành, vận hành hệ thống quản lý nhà nước và xã hội trên địa bàn xã; chuyển đổi số trong tất cả các ngành, lĩnh vực trở thành phương thức cốt lõi để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thường xuyên bám sát Nghị Quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 06/3/2022 của UBND huyện, nghị quyết, chương trình của Đảng ủy để lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, ban hành kế hoạch thực hiện phù hợp với cấp mình. Đồng thời tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu sau:

2. Thực hiện các cơ chế, chính sách để thúc đẩy chuyển đổi số

- Đổi mới phương thức lãnh đạo, điều hành xã hội, thực thi công vụ theo hướng khuyến khích, sẵn sàng ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới trong quá trình chuyển đổi số.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện có hiệu quả các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tham gia phát triển hạ tầng số, các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số.

3. Chuyển đổi số để góp phần thúc đẩy hoàn thành các nội dung Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số đối với các lĩnh vực văn hóa. Tích cực thúc đẩy triển khai và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ số và đổi mới sáng tạo.

- Quan tâm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ số trong quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý...

- Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh, hình thành nền tảng số; hướng đến xây dựng nền giáo dục thông minh, nền giáo dục số, hiện đại, phục vụ mục tiêu đào tạo công dân.

- Chuyển đổi số trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, quản trị thông minh để nâng cao chất lượng y tế; làm nền tảng phát triển ngành y tế hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả.

4. Phát triển nền tảng số, dữ liệu số, bảo đảm an toàn thông tin

- Hoàn thiện phát triển hạ tầng công nghệ thông tin viễn thông trên địa bàn xã, được phủ đến các vùng khó khăn để phục vụ tốt cho việc chuyển đổi số.

- Xây dựng các hệ thống thông tin, các cơ sở dữ liệu để phục vụ chính quyền điện tử; thực hiện quy chế chia sẻ thông tin qua hệ thống mạng giữa các cơ quan. Triển khai hệ thống báo cáo số cấp xã.

- Ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động quản lý, điều hành công việc, các ứng dụng nghiệp vụ quản lý, các ứng dụng chuyên ngành. Thực hiện đồng bộ việc luân chuyển các văn bản trên môi trường mạng thông qua hệ thống các trang/cổng thông tin điện tử; ứng dụng chứng thực số, chữ ký số để thực hiện các giao dịch (ngoại trừ các văn bản mật theo quy định).

- Tập trung hoàn thiện các dịch vụ công trực tuyến; tăng cường ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động cung cấp dịch vụ cho người dân. Lấy người dân làm trung tâm xây dựng xã hội số.

- Hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số để tăng năng suất lao động. Phát triển các doanh nghiệp số, trong đó tập trung vào các doanh nghiệp sản phẩm công nghệ số, doanh nghiệp triển khai giải pháp số.

- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. Tập trung nguồn lực cho các chương trình, dự án liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số.

5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số

- Đào tạo, nâng cao nhận thức, kỹ năng phục vụ vận hành các hoạt động chuyển đổi số cho cán bộ, công chức. Hướng dẫn, phổ cập kỹ năng số cho người dân; đưa nội dung đào tạo về kiến thức, kỹ năng số vào chương trình các cấp học để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.

- Thực hiện các chính sách đặc thù cho đội ngũ cán bộ, công chức, làm nhiệm vụ chuyên trách công nghệ thông tin, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.

6. Nâng cao vài trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước; phát huy vài trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong chuyển đổi số.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước, vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội trong chuyển đổi số. Triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy, huyện về chuyển đổi số.

- Phát huy vai trò của người đứng đầu trong triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số gắn với mục tiêu nâng cao năng lực, hiệu quả điều hành, quản lý; mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị. Đưa kết quả triển khai chuyển đổi số thành chỉ tiêu đánh giá của các ngành, các cấp và cán bộ, công chức.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân đối với công tác chuyển đổi số; đồng thời, nâng cao nhận thức về an ninh, an toàn thông tin cho người dân khi tham gia chuyển đổi số.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy, Huyện ủy về công tác chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn phòng - Thống kê UBND xã

Tham mưu UBND xãn triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch này. Chủ động đề xuất với Văn phòng HĐND và UBND huyện hỗ trợ, tạo điều kiện thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thực hiện chuyển đổi số cấp xã.

- Nghiên cứu đề xuất các chính sách thử nghiệm; cơ chế để các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn phát triển khoa học và công nghệ phục vụ chuyển đổi số.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan, doanh nghiệp thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, sáng kiến, đề tài khoa học lĩnh vực CNTT nói chung và chuyển đổi số nói riêng.

3. Tài chính - Kế toán: Trên cơ sở đề xuất dự toán kinh phí thực hiện các nội dung thuộc Chương trình chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị tham mưu UBND huyện xem xét, bố trí nguồn kinh phí theo quy định.

4. Các ngành chuyên môn trực thuộc UBND xã:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, lĩnh vực cụ thể hóa kế hoạch triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này vào ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm của đơn vị.

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) các ngành chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện về UBND xã (qua Công chức Văn phòng – Thống kê UBND xã) để tổng hợp tham mưu UBND xã báo cáo về UBND huyện theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch Thực hiện Nghị Quyết số 12-NQ/TU ngày 12/11/2021 của Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong quá trình triển khai thực hiện có vướng mặc phát sinh, đề nghị các ngành chuyên môn báo cáo UBND xã (qua Công chức Văn phòng - Thống kê UBND xã) để chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời./

 

Nơi nhận:

- UBND huyện;

- TT Đảng ủy;                                                                                 

- TT HĐND xã;

- CT, PCT UBND xã;

- Các ngành chuyên môn trực thuộc UBND xã;

- Lưu: VT.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Đinh Hồng Lam

 

 

 

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.417.695
Truy cập hiện tại 224