Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Báo cáo ổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2015-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025
Ngày cập nhật 20/05/2020

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua, công tác khen thưởng giai đoạn 2015-2020 và phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2020-2025

Trong những năm qua khắp nơi trong huyện nói chung, xã ta nói riêng đã dấy lên nhiều phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn mới rất sôi nổi, khơi dậy được sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, đem tài năng và sức lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhờ vậy bộ mặt nông thôn xã Thượng Quảng ngày càng khởi sắc.

Nhằm mục đích đánh giá những kết quả đạt được và chưa đạt được để rút ra những bài học kinh nghiệm, có hướng khắc phục trong những năm tiếp theo, đồng thời cũng biểu dương khen thưởng, động viên những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước lần này. Đồng thời chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh các phong trào thi đua và công tác khen thưởng những năm tiếp theo.

Thông qua Hội nghị điển hình tiên tiến xã Thượng Quảng lần thứ IV năm 2020, tiếp tục khẳng định những bài học kinh nghiệm về tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, đặc biệt là bài học về phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gắn với việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 34-CT/TW, ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Từng bước đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp công tác thi đua, khen thưởng theo Luật thi đua, khen thưởng và tình hình thực tế của địa phương.

Ủy ban nhân dân xã Thượng Quảng báo cáo tổng kết các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất và công tác thi đua, khen thưởng giai đoạn 2015-2020 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2020 - 2025, cụ thể như sau:

                                           Phần thứ nhất

KẾT QUẢ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC

GIAI ĐOẠN 2015-2020

I. Khái quát tình hình

Thượng Quảng là 01 xã miền núi cách xa nhất trung tâm huyện khoảng 16km, được thành lập trước năm 1975, địa bàn chia làm 07 thôn, dân số dân số 558 hộ với 2.142 khẩu, trong đó dân tộc thiểu số 324 hộ với 1.234 khẩu chiếm 57,% dân số toàn xã, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 3,95%; đây là xã duy nhất trong toàn huyện có sự cân bằng giữa 02 đồng bào cùng sinh sống Kinh và Cơtu. Tổng diện tích đất tự nhiên là 15.522,35 ha, là một xã thuần nông, dân cư sinh sống thưa thớt chủ yếu phân bố dọc theo hai bên đường tỉnh lộ 14B, phía bắc giáp thị xã Hương Thủy, phía đông giáp xã Hương Sơn và xã Thượng Long, phía nam giáp huyện Đông Giang, huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam và phía tây giáp với huyện A Lưới. Thời tiết quanh năm được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa hè thời tiết nắng nóng kéo dài, mùa đông khí hậu lạnh, cộng với mưa kéo dài nên ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp của nhân dân.

Là xã có số người trong độ tuổi lao động cao chiếm trên 65% tổng dân số toàn xã, người dân sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất sản xuất tương đối lớn những phân bố không đồng đều, nhiều hộ dân không có đất sản xuất, việc làm không ổn định, thiếu thường xuyên. Do đó hàng năm có nhiều lao động trẻ phải đi xa để tìm việc làm tập trung đông nhất vào các tỉnh, thành phố phía Nam.

Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Đảng uỷ, sự điều hành của Chính quyền, sự phối, kết hợp giữa Mặt trận và các đoàn thể cùng với quyết tâm khắc phục khó khăn, phát huy truyền thống yêu nước, tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất của nhân dân. Đã xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị của xã, tạo được lòng tin trong nhân dân. Từ đó hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XI và Nghị quyết HĐND xã đã đề ra hàng năm. Kinh tế - xã hội ổn định và phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 19,2 triệu đồng đến năm 2019 là 34,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 là 18,35% đến năm 2019 giảm xuống còn 3,95%.

II. Công tác lãnh, chỉ đạo tổ chức các phong trào thi đua

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến, đồng thời thực hiện Luật Thi đua khen thưởng, ngày 26 tháng 11 năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013); Nghị định số 91/2017/NĐ-CP, ngày 31 tháng 07 năm 2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng. Từ đó không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động, sản xuất và công tác thi đua, khen thưởng được quán triệt, phổ biến rộng rãi.

Công tác Thi đua, khen thưởng được các cấp, các ngành quan tâm hàng đầu, là động lực để thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả công việc, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất được Đảng uỷ và Chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện, đi đôi với phong trào thi đua, khen thưởng là cuộc vận động tiếp tục thực hiện việc “Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được triển khai trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, từ đó mọi cá nhân đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao chất lượng hiệu quả công việc, chú trọng chất lượng và hiệu quả các phong trào thi đua ở địa phương.

III. Những kết quả đạt được qua các phong trào thi đua

1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Là một xã có điểm xuất phát thấp, đất sản xuất phân bố không đồng đều,  nhiều hộ dân thiếu đất để sản xuất, một bộ phận nhân dân phải tập trung vào sản xuất lâm sản phụ và đi làm ăn xa. Từ thực tế trên, dẫn đến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tuy có ổn định, nhưng thiếu tính bền vững, số lao động không có việc làm ổn định vẫn còn nhiều. Trước tình hình đó, địa phương đã đề ra chủ trương phát triển kinh tế theo mô hình nông, lâm kết hợp, phát triển kinh tế vườn, chăn nuôi và đẩy mạnh trồng rừng và cây cao su. Tập trung thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đất đai, khí hậu. Nhằm từng bước giải quyết việc làm, ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân.

a. Kinh tế vườn

Xác định kinh tế vườn là nguồn kinh tế chủ lực, trong những năm qua cùng với Nghị quyết của Đảng uỷ và Nghị quyết của HĐND xã, UBND xã đã tập trung chỉ đạo xây dựng kinh tế vườn theo hướng đa canh và quy hoạch hợp lý cho từng loại cây, với mục đích lấy ngắn nuôi dài, nâng cao thu nhập cho kinh tế hộ gia đình, ổn định cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Phong trào chặt bỏ những cây sâu bệnh, lão hóa và đưa vào trồng những loại cây có giá trị kinh tế, cho thu nhập ổn định đã được đông đảo nhân dân tích cực hưởng ứng. Từ đó thu nhập kinh tế vườn ngày càng mang tính ổn định, giá trị kinh tế vườn năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2015 xã có 44,21 ha diện tích vườn nhà với 353/558 hộ có vườn chiếm 71% số hộ toàn xã có thu nhập kinh tế vườn 25 triệu đồng/ha, đến năm 2019 thu nhập bình quân trên 40 triệu đồng/ha kinh tế vườn. Điển hình trong phong trào phát triển kinh tế vườn có các hộ như sau: Hộ ông Đặng Trợ ở thôn 6, Nguyễn Tất Phin ở thôn 1, hộ ông Lương Việt Thu và hộ ông Lê Khanh ở thôn 7 …. có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm.

Hội nghị chúng ta nhiệt liệt biểu dương những cá nhân đã có thành tích trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế vườn của xã trong những năm qua.

b. Chăn nuôi: Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh, đặc biệt nhân dân đã chú trọng phát triển đàn lợn nái để phục vụ nhu cầu con giống tại chổ. Bên cạnh đó, nhân dân chú trọng đầu tư phát triển đàn gia cầm, bước đầu đã cho thu nhập kinh tế khá. Với mục đích chăn nuôi để phục vụ cho trồng trọt, đồng thời cũng là hình thức tiết kiệm tạo ra nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

Điển hình cá nhân có:

+ Hộ ông Lê Như Thắng: Ở thôn 4;

+ Hộ ông Nguyễn Thành: ở thôn 4;

+ Hộ ông Lê Như Dũng: Ở thôn 5;

+ Hộ ông: Mai Thiệt: ở thôn 5

Đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi, hiệu quả mang lại khá bền vững. Thu nhập của các cá nhân điển hình này hàng năm từ 30.000.000đ đến 50.000.000đ. Tạo sự vững chắc kinh tế gia đình, góp phần tăng trưởng cho xã hội. Qua phong trào chăn nuôi, Hội LHPN xã có nhiều đóng góp trong việc vận động và phát triển chăn nuôi của xã nhà. Hội nghị chúng ta biểu dương các cá nhân đã có thành tích trong phong trào chăn nuôi đã góp phần phát triển kinh tế chung địa phương.

c. Phong trào trồng rừng:

Trong những năm qua phong trào trồng rừng kinh tế những năm gần đây được nhân dân hưởng ứng cao, đến nay toàn xã có trên 560 ha rừng trồng, 395 ha cao su trung bình 1 hộ có trên 01 hà rừng trồng, và 0,8 ha cao su đây là nguồn thu nhập khá ổn định, góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương.

Điển hình có hộ ông Hồ Văn Nha thôn 2, hộ ông Đinh Văn Công thôn 1, hộ ông Trần Văn Chia – Thôn 4.

2. Lĩnh vực văn hoá xã hội

- Về giáo dục: Hàng năm đã có sự phối hợp giữa nhà trường với Mặt trận và các đoàn thể vận động con em trong độ tuổi và tổ chức ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường đạt tỷ lệ trên 99%. Chất lượng dạy và học ngày một nâng cao, cơ sở vật chất của trường học được xây dựng và tăng cường đảm bảo, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm thường xuyên hơn, tỷ lệ học sinh khá, giỏi cấp tiểu học năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động của thôn chăm lo sự nghiệp giáo dục đã có nhiều tiến bộ, bước đầu đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, nên trong những năm gần đây tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 98% và có nhiều em thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng...

- Y tế, Dân số/KHHGĐ

Đã có nhiều cố gắng trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, trạm y tế xã cùng y tế thôn thực hiện tốt các chương trình quốc gia, y tế cộng đồng, quan tâm khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các gia đình chính sách và các đối tượng hưởng bảo hiểm khác.

Cơ sở vật chất phục vụ cho việc khám và chữa bệnh được đảm bảo, công tác phòng chống các bệnh dịch được quan tâm. Mặc khác tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi giảm rỏ rệt. Từ 14,28% của năm 2015 đến cuối năm 2019 còn 10,04%.

Thực hiện cuộc vận động xóa đói giảm nghèo gắn với chương trình sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên để nâng cao đời sống. Qua vận động và đạt kết quả khá cao.

*. Phong trào đoàn kết xây dựng gia đình, thôn, cơ quan văn hoá

Thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, chương trình của Uỷ ban TW Mặt trận tổ quốc Việc Nam về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư.

Đối với địa phương chúng ta đã tiến hành các nội dung đi sâu vào cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, từ đó phong trào đã thật sự đi vào cuộc sống nhân dân. Đến nay có 7/7 thôn và có 4/4 cơ quan được công nhận đạt chuẩn văn hoá; tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá năm 2019 đạt 88%, bên cạnh đó chất lượng gia đình văn hóa hàng năm ngày càng được nâng lên.

Điển hình trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư, có tập thể thôn 7 và các gia đình, như:

+ Hộ ông Trần Thanh Tuấn, ở thôn 7

+ Hộ ông Võ Hữu Hai, ở thôn 5

+ Hộ bà Kim Thị Huệ, ở thôn 4

Qua các phong trào thi đua của cuộc vận động dân cư giúp đỡ lẫn nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, tham gia xây dựng quỹ vì người nghèo, phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo những gia đình chính sách, những gia đình rủi ro hoạn nạn, trẻ mồ côi. Cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại đã đi sâu vào quần chúng nhân dân, xác định phát triển kinh tế đi đôi với các phong trào VHVN, TDTT, từ đó phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao của xã nhà trong những năm gần đây đã có nhiều bước tiến đáng kể và được huyện đánh giá cao.

Trong những năm qua đã phát động nhiều đợt thi đua, làm lan tỏa rộng khắp từ xã đến thôn, đến tận người dân, từ đó không ngừng nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau trong công đồng dân cư, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Qua sơ kết các mặt phong trào này, có các điển hình, như:

+ Hộ ông Đinh Văn Công; ở thôn 1;

+ Hộ ông Trần Thanh Tuấn; ở thôn 7;

+ Hộ ông Hồ Văn Nhà; ở thôn 2

+ Hộ ông Nguyễn Văn Cần; ở thôn 2

+ Hộ ông Nguyễn Tất Phin; ở thôn 1

3. Phát triển các ngành nghề TTCN và dịch vụ

Do điều kiện đất chật, người đông một số hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề sản xuất, nhằm đảm bảo thu nhập kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình. Từng bước chuyển đổi cơ cấu lao động ở địa phương theo hướng công nghiệp, TTCN và dịch vụ. Trong những năm qua, trên địa bàn xã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động, nhiều gia đình buôn bán vừa và nhỏ. Điển hình trong phong trào chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh giỏi có:

+ Hộ ông Nguyễn Văn Cử; ở thôn 5;

+ Hộ ông Nguyễn Văn Thăng; ở thôn 2;

4. Phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước đề ra, cuối năm 2019 xã Thượng Quảng được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018, tuy nhiên với quyết tâm xây dựng cho bộ mặt nông thông ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân ổn định và từng bước làm giàu chính đáng, năm 2020 xã Thượng Quảng được chọn để xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao.

Với những kết quả đã đạt như trên, trong những năm qua xã luôn xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đòi hỏi phải có sự tham gia của Nhà nước và nhân dân, dưới sự lãnh, chỉ đạo của UBND huyện và Đảng ủy xã, sự hướng dẫn, đôn đốc của các ngành cấp huyện, công tác điều hành của chính quyền, cộng với sự phối kết hợp với Mặt trận, các đoàn thể đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới. Hàng năm UBND xã luôn xây dựng kế hoạch và tổ chức các đợt phát động phong trào thi đua "cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", từ đó đã tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhân dân đối với chủ trương xây dựng xã nông thôn mới.

Tổng kinh phí đầu tư xây dựng nông thôn mới từ năm 2015 đến nay là 71.000.000.000đ, trong đó: nguồn vốn nhà nước: 42.000.000.000đ, nhân dân: 29.000.000.000đ để xây dựng các công trình tại hộ gia đình, như: làm mới và sửa chữa nhà ở; bắt nước máy; xây dựng hố xí hợp vệ sinh; xây dựng hàng rào bê tông kiên cố ... Bên cạnh đó đã vận động nhân dân hiến 13000m2 đất, các vật kiến trúc trên đất và hiến hàng nghìn cây có giá trị để xây dựng các công trình nông thôn mới, giá trị đất và cây mà nhân dân đã hiến ước khoảng 340 triệu đồng. Điển hình trong phong trào "Chung tay xây dựng nông thôn mới" có các gia đình, như:

+ Hộ ông Trần Văn Chia: Ở thôn 4;

+ Hộ ông Trần Đình Chủng : Ở thôn 6;

+ Hộ bà Hồ Thị Phê: ở thôn 1;

+ Hộ bà Hồ Thị Uơch thôn 2.

5. Quốc phòng - an ninh

Địa bàn Thượng Quảng tuy ở gần trung tâm huyện, nhưng lại là 1 xã giáp ranh, nơi mà kẻ địch có khả năng xâm nhập, lợi dụng “DBHB” gây bạo loạn lật đổ, tuyên truyền gây chia rẻ dân tộc và tôn giáo, do đó chính quyền địa phương thường xuyên bám sát cơ sở để lãnh chỉ đạo, vận động nhân dân chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cũng như các quy định của địa phương. Tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, không nghe kẻ xấu kích động, lợi dụng, xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tổ chức hiệp đồng chiến đấu với các xã bạn khi có tình huống xảy ra, đoàn kết, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, quyết tâm xây dựng mạng lưới an ninh nông thôn ngày càng vững chắc.

Hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu giao quân và quản lý tốt nhân hộ khẩu theo Nghị định 158/2007/NĐ-CP và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực, thực hiện Nghị quyết 09 và quyết định 138 về chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, tuy những năm qua chưa có vụ việc lớn xảy ra. Nhìn chung các thôn trên toàn xã đã hoạt động khá tốt, kiểm soát được lĩnh vực này, ANCT được giữ vững, chưa có cơ sở nào nổi trội vì vậy chúng ta sẻ phát động thi đua cho những năm tiếp theo

6. Phong trào vận động nhân dân phát huy và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Tham gia xây dựng, củng cố bảo vệ chính quyền

Tăng cường thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, ngày 20/4/2007 của UBTV Quốc hội về Quy chế dân chủ ở cơ sở và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chỉ đạo tốt việc thực hiện quy ước thôn, cơ quan, đơn vị văn hoá và gia đình văn hoá, từ đó các phong trào này được quan tâm đẩy mạnh và thực hiện điều khắp; Làm tốt công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Đây là nội dung thứ 6 của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” chính quyền phối hợp với Mặt trận triển khai QCDC về tận thôn, tổ, tận người dân.

Quá trình triển khai cho thấy quyền làm chủ của nhân dân đã được phát huy tốt hơn, từ đó quyết định nội dung phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương, quyết định công việc nội bộ trong cộng đồng dân cư liên quan đến đời sống và sản xuất. Xây dựng cơ sở hạ tầng, bàn biện pháp phát triển kinh tế bền vững, tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh trong nhân dân, bảo vệ an ninh nông thôn.

Những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, ANQP của địa phương đều đuợc chính quyền công khai qua các buổi họp dân, tiếp xúc cử tri, các hội nghị sinh hoạt của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Bước đầu triển khai và thực hiện QCDC đã nâng tầm nhận thức về quyền dân chủ của nhân dân và tăng thêm phấn khởi, tin tưởng trong nhân dân đối với quá trình đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xứng. Thông qua thực hiện QCDC những bức xúc trong cuộc sống hàng ngày được giải quyết kịp thời, những ý kiến, kiến nghị của nhân dân về xây dựng chính quyền, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, được Đảng uỷ, HĐND, UBND nhanh chóng chọn lọc tiếp thu để định ra những công việc sắp đến sát với thực tế, hợp lòng dân, hoặc tạo điều kiện cho nhân dân bàn bạc, quyết định trực tiếp việc xây dựng các công trình phúc lợi, công trình theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm, quyết định mức đóng góp, cử đại diện giám sát. Do vậy nhiều công trình xây dựng trên địa bàn xã, bê tông hoá giao thông nông thôn, cống thoát nước, nhà mẫu giáo và việc phân phối hàng cứu trợ hàng năm được nhân dân giám sát nên chất lượng sử dụng cao, công bằng, chính quyền được nhân dân tin tưởng.

IV. Đổi mới, kiện toàn hoạt động khen thưởng

Xác định công tác khen thưởng nhằm kịp thời động viên, khích lệ và tạo động lực để thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất của địa phương. Do đó, việc đổi mới và kiện toàn bộ máy hoạt động của Hội đồng TĐKT luôn được quan tâm thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, trong những năm qua xã đã tổ chức tổng kết công tác TĐKT hàng năm, từ đó đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ TĐKT trong thời gian tiếp theo và tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa các ngành, đoàn thể và 7 thôn, đã đẩy mạnh các phong trào thi đua sôi nổi ở địa phương, các phong trào thi đua lao động, sản xuất được nhân dân hưởng ứng cao, các ngành, đoàn thể và các thôn thường xuyên đề ra chương trình công tác cụ thể, phát động các phong trào thi đua cụ thể trong từng ngành, từng địa phương và đề ra các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển KT - XH của địa phương.

Do vậy, các phong trào thi đua trong đơn vị từng bước được đẩy mạnh; việc tổ chức các phong trào thi đua được lồng ghép và gắn với việc thực hiện các cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước như: Thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14 tháng 5 năm 2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện phong trào "Chung tay xây dựng nông thôn mới"; thực hành tiết kiệm, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí...

- Nhằm tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến xã Thượng Quảng lần thứ IV năm 2020, hướng đến Hội nghị điển hình tiên tiến cấp huyện, tỉnh trong thời gian tới. Ủy ban nhân dân xã đã triển khai kế hoạch xây dựng các gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến đối với các đoàn thể và 7 thôn để bồi dưỡng, đánh giá làm cơ sở để nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong cộng đồng dân cư. Từ đó tạo khí thế thi đua sôi nổi qua các phong trào của địa phương, các phong trào thi đua lao động sản xuất.

Trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay, Hội đồng TĐKT xã đã xem xét hồ sơ, tham mưu trình Chủ tịch UBND xã Quyết định khen thưởng cho 54 tập thể, 267 cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc trong các phong trào hoạt động của địa phương, ngoài ra hàng năm Hội đồng TĐKT xã tham ưu cho UBND xã hoàn tất các thủ tục trình Chủ tịch UBND huyện, tỉnh công nhận các danh hiệu Lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác cũng như trong lao động sản xuất. Từ đó đã góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua lao động, sản xuất của xã nhà.

IV. Những tồn tại, hạn chế; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

1. Những tồn tại, hạn chế

- Việc phát động các phong trào thi đua hàng năm tuy có thực hiện, nhưng còn thiếu đồng bộ và chưa mang tính thường xuyên, liên tục.

- Một số phong trào thi đua có phát động, nhưng chưa tổng kết, đánh giá, dẫn đến các phong trào này chưa mang lại hiệu quả cao.

- Công tác tuyên truyền, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về các phong trào thi đua, công tác khen thưởng tuy có thực hiện, nhưng chưa được thường xuyên, chưa mang tính chiều sâu.

2. Nguyên nhân

- Do hiện nay ở xã không có Cán bộ chuyên trách làm công tác TĐKT, mà chỉ là kiêm nhiệm, hơn nữa trong những năm qua cán bộ phụ trách công tác TĐKT có thay đổi và tham gia nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, nên phần nào ảnh hưởng đến các phong trào ở địa phương.

- Việc phát động các phong trào thi đua đã khơi dậy tinh thần thi đua yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, tuy nhiên vẫn còn một phận xem nhẹ những nội dung, các phong trào thi đua ở các khu dân cư.

3. Bài học kinh nghiệm

Từ thực tiển của các phong trào thi đua yêu nước những năm qua của xã nhà có thể rút ra được một số kinh nghiệm sau đây:

1. Muốn phong trào đạt được kết quả tốt trước hết phải xây dựng kế hoạch tổ chức phát động thi đua có mục tiêu, trong từng giai đoạn, nội dung thi đua phải rõ ràng cụ thể, bám sát với nhiệm vụ chính trị chung, phù hợp với đặc điểm và đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, đồng thời phải có biện pháp tổ chức cụ thể, đó là yếu tố cơ bản để phong trào đạt kết quả tốt.

2. Để phát huy sức mạnh tổng hợp của phong trào thi đua phải được sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể quần chúng vận động nhân dân trên cơ sở 6 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư, lồng ghép các nhiệm vụ của địa phương vào các nội dung chuyên đề liên quan để đạt hiệu quả cao và toàn diện.

3. Trong quá trình chỉ đạo phải chú ý chỉ đạo điểm để rút ra kinh nghiệm đồng thời quan tâm hỗ trợ những địa bàn có khó khăn, và coi trọng phát huy vai trò dân chủ bàn bạc, quyết định của nhân dân.

4. Để động viên và nuôi dưỡng các phong trào phải có sơ kết, tổng kết, đánh giá đúng mức thành tích của tập thể, cá nhân điển hình để khen thưởng kịp thời, tuyên truyền phổ biến để nhân rộng cổ vũ các tập thể, cá nhân khác noi theo. Đồng thời qua sơ tổng kết có thêm bài học kinh nghiệm để vận động nhân dân tổ chức tốt hơn các phong trào thi đua yêu nước, phong trào thi đua lao động sản xuất.

 

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC CỦA ĐỊA PHƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

 

Hội nghị điển hình tiên tiến xã Thượng Quảng lần thứ IV năm 2020 được tiến hành trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn ra rất phức tạp có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta nhất là tình hình đại dịch Covid-19, nhưng chúng ta quyết tâm tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã có nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, an ninh quốc phòng được giữ vững và ổn định, nền dân chủ XHCN được mở rộng đó là cơ sở để chúng ta có thêm niềm tin xây dựng mục tiêu thi đua thiết thực, xây dựng khối đại đoàn kết thống nhất, phát huy sức mạnh nội lực để thực hiện thành công sự nghiệm CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

Để thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TW, ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; xác định đi đôi với phong trào thi đua, khen thưởng là cuộc vận động tiếp tục thực hiện việc “Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". UBND xã Thượng Quảng đề ra phương hướng, nhiệm vụ phong trào thi đua yêu nước và công tác thi đua, khen thưởng, giai đoạn 2020 - 2025 như sau:

I. Mục đích yêu cầu

1. Mục đích: Phong trào thi đua yêu nước phải có tác dụng khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, phát huy ý chí tự lực tự cường động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, sẵn sàng vượt qua khó khăn thử thách, quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu phát triển KT-XH hàng năm của địa phương đề ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị và TTATXH.

2. Yêu cầu: Phong trào thi đua phải được phát động thường xuyên liên tục với khí thế sôi nổi, đều khắp trong các tổ chức đoàn thể từ xã đến thôn, tổ, đến hộ gia đình và cá nhân.

Các phong trào phải thiết thực tránh phô trương hình thức, nhằm góp phần vào việc phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, bài trừ tệ nạn xã hội, ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, đồng thời phong trào thi đua tạo động lực tinh thần, vật chất mới hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của địa phương trong những năm tới.

 

II. Những nội dung thi đua cụ thể

Để tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước của địa phương trong giai đoạn mới, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, UBND xã đề ra những nội dung thi đua sau:

1. Tiếp tục quán triệt việc thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT-TW, ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị số 39-CT/TW, ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến. Đồng thời thực hiện Luật Thi đua khen thưởng, ngày 26 tháng 11 năm 2003 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005, 2013) và các văn bản quy định, hướng dẫn của câp trên.

2. Từng bước đổi mới phương thức tổ chức phát động các phong trào thi đua, kiện toàn tổ chức bộ máy hoạt động công tác thi đua, khen thưởng; củng cố đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước của địa phương bằng nhiều hình thức và tổ chức nhiều phong trào với nội dung phù hợp, liên tục dấy lên khí thế sôi nổi, mạnh mẽ phát huy tối đa sức mạnh tổng hợp cả hệ thống chính trị, hướng dẫn động viên nhân dân thực hiện tốt đường lối đổi mới của Đảng, ra sức phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH, QP-AN theo tinh thần Nghị quyết của Đảng ủy và Nghị quyết HĐND xã đề ra cho những năm tới.

Tiếp tục phát động phong trào "cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", phấn đấu xây dựng hoàn thành tiêu chí chưa đạt, các tiêu chí đã đạt sẻ tiếp tục xây dựng nhằm mang tính bền vững hơn. Đồng thời phát triển KT-XH gắn với cuộc vận động tiếp tục thực hiện việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

3. Tăng cường xây dựng, phát triển kinh tế vườn, tiếp tục đẩy mạnh phát triển rừng trồng kinh tế.

Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của địa phương; chú ý đến năng suất, hiệu quả và thu nhập kinh tế của các loại cây trồng để đưa vào sử dụng mang tính định hướng lâu dài.

Đối với chăn nuôi đàn đại gia súc địa phương chúng ta không có đồng cỏ nên đẩy mạnh phát triển chất lượng đàn đại gia súc; phát triển mạnh đàn lợn, nhất là lợn nái để phục vụ tốt nhu cầu con giống tại chổ; tăng cường đầu tư, đẩy mạnh phát triển đàn gia cầm, nhất là đàn gà.

Duy trì và nâng cao hiệu quả các ngành nghề hiện có ở địa phương, như: Nghề mộc, nề, nghề may mặc và buôn bán.... Tiếp tục xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo nghề ngắn ngày, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lao động ở địa phương, từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp, dịch vụ.

Những nội dung trên nhằm tạo việc làm tăng thu nhập mang tính bền vững cho địa phương sau này.

4. Tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, tham gia xây dựng, giám sát và bảo vệ chính quyền, tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch vững mạnh.

5. Phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm”. Cảm hoá giáo dục người lầm lở ở gia đình và cộng đồng dân cư, phòng chống ma tuý, phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội, vận động toàn dân tham gia trật tự an toàn giao thông, xây dựng các tổ dân cư không sinh con thứ 3 trở lên, nhiều thôn, tổ xanh, sạch, đẹp...

6. Tiếp tục vận động nhân dân giúp nhau tạo điều kiện và kinh nghiệm làm ăn, góp phần hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo và từng bước xóa hộ nghèo; quan tâm thực hiện các chính sách người có công với cách mạng, các đối tượng xã hội đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, thông qua việc xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đoàn kết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư.

7. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” 6/7 khu dân cư tiêu biểu, xuất sắc hàng năm; duy trì tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá hàng năm đạt trên 90% trở lên.

8. Phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể quần chúng để thực hiện tốt cuộc vận động, các phong trào thi đua, mặc khác quan tâm củng cố tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động nhằm đảm bảo hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới và có tính chiều sâu.

III. Biện pháp tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân xã căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ này để xây dựng kế hoạch thi đua và tổ chức thực hiện, bảo đảm thực hiện tốt các mục tiêu, nội dung thi đua, trước mắt từ nay đến hết năm 2020 sẻ phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Bên cạnh đó cần tổ chức các đợt thi đua ngắn ngày để lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của Đất nước, đặc biệt là chào mừng Đại hội Đảng bộ xã Thượng Quảng lần thứ XIII, đại hội Đảng bộ huyện, tỉnh lần thứ XVI tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Mặt trận các đoàn thể, cá nhân có uy tín, các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, phát động rộng rãi trong nhân dân.

2. Sau mỗi đợt thi đua có tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm, bình chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc, tùy theo mức độ thành tích mà biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình để có nhiều cá nhân, tập thể noi theo.

3. Để phong trào thi đua có chất lượng, Ủy ban nhân dân xã nghiên cứu phát động phong trào thi đua các thôn này với khác, giữa hộ này với hộ khác, để các cơ sở có điều kiện phấn đấu.

4. Các đoàn thể cấp xã, các thôn trên cơ sở kế hoạch chung của xã cần xây dựng kế hoạch cụ thể riêng. Nhằm tạo ra khí thế thi đua mới trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết của Đảng ủy và Nghị quyết của HĐND đề ra, góp phần xây dựng xã Thượng Quảng ngày càng giàu đẹp, văn minh trở thành xã nông thôn mới nâng cao.

Qua 5 năm phát động phong trào thi đua yêu nước, có rất nhiều lĩnh vực đã được thực hiện tốt, có nhiều gương điển hình tiên tiến của các tập thể và cá nhân. Tuy nhiên thời gian chuẩn bị chưa nhiều, Ủy ban nhân dân xã Thượng Quảng khái quát một số phong trào thi đua tiêu biểu, một số bài học kinh nghiệm và định hướng một số nội dung thi đua trong thời gian tới, làm cơ sở xây dựng kế hoạch và biện pháp phối hợp tổ chức thực hiện các phong trào thi đua. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh giai đoạn 2020 - 2025./.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.408.966
Truy cập hiện tại 403