Tìm kiếm tin tức
Chung nhan Tin Nhiem Mang
Liên kết website
Về việc cung cấp thông tin tài liệu ban hành Quyết định thanh tra
Ngày cập nhật 05/12/2022

Về việc cung cấp thông tin tài liệu ban hành Quyết định thanh tra

 

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ THƯỢNG QUẢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

     Số: 77/BC-UBND                           Thượng Quảng, ngày 12 tháng 5 năm 2022

 

BÁO CÁO

Về việc cung cấp thông tin tài liệu ban hành Quyết định thanh tra

 

 
 

 

 

 

          Kính gửi: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

 

Thực hiện Công văn số 223/TNMT ngày 05 tháng 5 năm 2022 của phòng Tài nguyên và Môi trường về việc cung cấp thông tin tài liệu ban hành Quyết định thanh tra. UBND xã Thượng quảng báo cáo một số nội dung sau:

          I. Khái quát chung

- Các văn bản pháp luật liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa: Luật đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013; Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định 94/2019/NĐ-CP hướng dẫn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; Luật trồng trọt năm 2018.

- Công tác quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn toàn xã được thực hiện nghiêm túc, UBND xã thường xuyên kiểm tra, xác minh các trường hợp tự ý chuyển mục đích trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản…để có phương án phù hợp kịp thời ngăn chặn việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất của các cá nhận, hộ gia đình.

          - Tổng diện tích đất tự nhiên 15.518,39 ha, trong đó: đất nông nghiệp 15.314,25 ha ; đất phi nông nghiệp 157,75 ha ; đất chưa sử dụng 46,39 ha.

- Tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn toàn xã tính theo số liệu kiểm kê năm 2021 là: 76,67 ha.

          II. Báo cáo kết quả thực hiện

1. Việc quản lý đất trồng lúa

1.1. Việc lập, thực hiện quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

a) Việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa: Sự thống nhất các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch của từng cấp; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới với quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất (hoặc trong quy hoạch) của cấp trên cụ thể: sự thống nhất về chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất và danh mục dự án trong kế hoạch sử dụng đất có sử dụng đất trồng lúa giữa kế hoạch sử dụng đất cấp huyện so với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và kế hoạch sử dụng đất tỉnh; giữa quy hoạch sử dụng đất cấp huyện so với quy hoạch sử dụng đất tỉnh: công tác điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa được thống nhất từ cấp xã đến huyện.

- Việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm về việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa: UBND xã thực hiện đúng theo quy định về việc thực hiện chế độ báo cáo hàng năm.

b) Việc xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa trên bản đồ địa chính và ngoài thực địa theo quy hoạch được duyệt.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai, trong đó quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã xác định cụ thể diện tích, ranh giới đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ ngoài thực địa.

UBND xã thông qua các buổi họp xã, thôn triển khai tình hình sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn xã qua đó tuyên truyền vận động nhân dân không được tự ý chuyển đổi cây trồng khi chưa có sử cho phép của cấp trên, đồng thời thường xuyên kiểm tra thực tế tình hình sử dụng đất trồng lúa nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích đối với các thửa đất được quy hoạch đất trồng lúa.

1.2. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa và chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

a) Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

- Việc xác định các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại địa phương theo quy định: UBND xã đã khảo sát, định hướng các loại cây trồng, các loại thủy sản phù hợp cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

- Việc thực hiện quy định về điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định: UBND xã thường xuyên triển khai các điều kiện cần thiết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa đến toàn thể các hộ gia đình trên địa bàn được biết.

- Việc thực hiện đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định: Các hộ gia đình, cá nhân không thực hiện đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo quy định, không đăng ký, không có đơn xin chuyển đổi cây trồng mà tự ý chuyển đổi.

- Việc thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa: UBND xã giao nhiệm vụ cho Công chức Địa chính xã thực hiện công tác kiểm tra, giám sát đối với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.

b) Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác

- Chuyển mục đích không phải xin phép nhưng phải đăng ký:

          + Số trường hợp chuyển đất lúa sang đất nông nghiệp khác: 65 trường hợp

+ Việc thực hiện đăng ký đất đai đối với các trường hợp chuyển mục đích: không có.

+ Việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm: UBND xã thường xuyên kiểm tra, giám sát nhưng chưa xử lý vi phạm.

- Việc thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích đất trồng lúa sang mục đích đất phi nông nghiệp: chưa thực hiện.

+ Số trường hợp, diện tích đã thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích đất trồng lúa sang mục đích đất phi nông nghiệp: không

+ Căn cứ thu hồi, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích đất trồng lúa;

+ Điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích khác: thực hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

1.3. Việc tính, thu nghĩa vụ tài chính về đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

- UBND xã chưa thực hiện việc tính, thu nghĩa vụ tài chính về đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa.

          1.4. Việc thực hiện quy định về đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận

- Việc tổ chức thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với diện tích đất trồng lúa chưa đăng ký, cấp giấy chứng nhận: UBND xã đã triển khai thông báo cho các hộ gia đình, cá nhân có diện tích trồng lúa thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận lần đầu đối với diện tích đất trồng lúa chưa đăng ký, cấp giấy chứng nhận.

- Việc thực hiện gia hạn đối trường hợp sử dụng đất trồng lúa đã hết thời hạn sử dụng: UBND xã đã triển khai ký gia hạn đất trồng lúa cho các hộ dân.

- Việc trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất trồng lúa được cấp Giấy chứng nhận. Số trường hợp đã cấp nhưng chưa trao Giấy chứng nhận: không

2. Việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất

2.1. Trách nhiệm của người sử dụng đất khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

-  Làm biến dạng mặt bằng

- Không thực hiện đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng với cơ quan nhà nước theo quy định.

2.2. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trồng lúa

- Việc sử dụng diện tích đất sai mục đích, tự ý chuyển nhượng, tặng cho đất lúa giữa các hộ gia đình cá nhân có xảy ra mà không xin phép, đăng ký tại chính quyền địa phương.

2.3. Việc chấp hành pháp luật đất đai của người sử dụng đất thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất trồng lúa

a) Điều kiện nhận chuyển nhượng, góp vốn, thuê quyền sử dụng đất trồng lúa để thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp theo quy định tại Điều 193 của Luật Đất đai: không.

b) Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất

- Việc nộp khoản tiền sử dụng đất để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc cải tạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa hiện có theo quy định tại khoản 3 Điều 134 của Luật Đất đai: không.

- Việc thực hiện nộp phí, lệ phí (nếu có) khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất trồng lúa: không.

c) Hiện trạng sử dụng đất

- Toàn xã có tổng diện tích đất lúa thống kê theo bản đồ địa chính mới là 76,67 ha; nhưng diện tích canh tác trồng lúa thực tế 56ha, phần diện tích chênh lệch 20,67ha. Thực tế các hộ gia đình cá nhân có đất trồng lúa tự ý chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây hàng năm và cây lâu năm là do: một phần diện tích trồng lúa bị thiếu nước, bị vùi lấp, sạt lở, một số diện tích đất trồng lúa bị thoái hóa hiệu quả kinh tế mang lại không cao...

III. Tình hình thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa trên địa phương từ ngày 01/01/2015 đến nay

- Từ ngày 01/01/2015 đến nay trên địa bàn xã chưa thực hiện thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

IV. Những đề xuất, kiến nghị

Để công tác quản lý đất đai trên địa bàn được chặt chẽ hơn, UBND xã kính đề nghị các phòng ban, các nghành cấp huyện quan tâm tổ chức các buổi tập huấn về công tác quản lý, sử dụng đất, đồng thời hướng dẫn các thủ tục về việc chuyển đổi đất trồng lúa và các loại đất khác./.

 

Nơi nhận:

- Phòng TNMT huyện;

- Đảng ủy, HĐND xã;

- CT, PCT UBND xã;

- Lưu :VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Đinh Hồng Lam

 

 

 

 

 

 

Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.467.357
Truy cập hiện tại 1.324